Quan trọng là giám sát
Với Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2014 và Nghị định số 63/2014/ NĐ-CP ngày 26-6-2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu (NĐ 63) có hiệu lực thi hành vào ngày 15-8-2014, nhiều người hy vọng tình trạng chỉ định thầu sẽ được giảm thiểu. Tuy vậy, trên thực tế, tình trạng chỉ định thầu thay cho đấu thầu công khai, rộng rãi trong nước và quốc tế, vẫn còn tràn lan.
Cụ thể, theo tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), trong các năm 2010-2014, tỷ lệ gói thầu áp dụng chỉ định thầutrên tổng số gói thầu thựchiện trong năm ở mức từ 73-75%. Sang năm 2015, tứclà hơn một năm sau ngày Luật Đấu thầu và NĐ63 có hiệu lực, trong tổng số153.955 gói thầu được thựchiện theo Luật Đấu thầu 2013 trên cả nước, vẫn có tới 105.472 gói thầu là theo hình thức chỉ định thầu, chiếm 69% tổng số gói thầu thực hiện cả năm.
Mua sắm hàng hóa, vật tưy tế… là những lĩnh vực thường sử dụng phương thức chỉ định thầu.
Không phải tại luật
Cần nói ngay rằng nguyên nhân của tình trạng chỉ định thầu vẫn còn tràn lan như nói ở trên không phải là do thiếu luật hay luật yếu. Nếu so sánh các điều khoản quy định về chỉ định thầu trong Luật Đấu thầu và NĐ 63 với các điều khoản luật tương tự của các nước phát triển ở Bắc Mỹ và châu Âu thì có thể thấy các điều khoản luật lệ tương ứng ở Việt Nam hoàn toàn đầy đủ và rõ ràng.
Chẳng hạn, các trườnghợp đượcáp dụng chỉ định thầu ở Canada là các trường hợp:(1) khẩn cấp, các cơ quan chính phủ cần mua ngay được các hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe, phúc lợi hay an toàn công cộng; và (2) hàng hóa và dịch vụ cần mua từ nhà cung cấp được chỉ định thuộc chủng loại đặc thù, đáp ứng được yêu cầu của nhà nước.
Video đang HOT
Tình trạng chỉ định thầu tràn lan không phải là ngoại lệ ở Việt Nam và cũng không phải do Việt Nam thiếu luật hay luật yếu. Vấn đề rõ ràng là nằm ở việc quyết định lựa chọn hình thức gọi thầu mua sắm tại các cơ quan có nhu cầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ bằng tiền ngân sách.
Ở Việt Nam, pháp luật thậm chí còn quy định rõ ràng, chi tiết hơn các điều kiện được chỉ định thầu, gồm (1) Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng…; (2)Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệchủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia,hả đảo; (3)Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thựchiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác…; (4) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định…; (5) Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý đểp phục vụ công tác giải phóng mặt bằng…; và (6) Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức đượ cáp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội trong từng thời kỳ.
Cũng không phải riêng Việt Nam
Cần biết thêm một sự thực nữa là chuyện chỉ định thầu tràn lan không chỉ có riêng ở Việt Nam mà còn có cả ở những nước phát triển, ví dụ Mỹ.Theo báo The Washington Post”, năm 2009 Tổng thống Obama nói với các cơ quan chính phủ rằng việc phụ thuộc vào các đơn đặt hàng không qua đấu thầu “tạo ra rủi ro rằng tiền thuế sẽ bị chi cho những hợp đồng lãng phí, khônghiệu quả, dễ bị lạm dụng, hoặckhông đáp ứng được nhu cầu của chính phủ liên bang hoặc lợi ích của người nộp thuế ở Mỹ”.
Nhưng trong vòng bốn năm sau đó, chính quyền của ông Obama đã chi nhiều tiền hơn cho các hợp đồng loại này so với các chính quyền trước đó. Cụ thể, thống kê cho thấy các cơ quan chính phủ đã chi trả 115 tỉ đôla cho các hợp đồng chỉ định thầu năm 2012, tăng tới 8,9% so với năm 2009. Đáng chú ý hơn, sự gia tăng này xảy ra trong bối cảnh tổng giá trị thầu của các cơ quan chính phủ lại giảm đi 5% so với năm 2009. Điều này có nghĩa là mặc dù chiếc bánh (tổng số gọi thầu) bé lại nhưng con số về chỉ định thầu lại tăng lên – một sự kết hợp đáng lo ngại!
Và cũng tương đồng về lý do chỉ định thầu
Những lý do mà các cơ quan chính phủ ở Mỹ thích chỉ định thầu, theo The Washington Post, là các cơ quan này thường chỉ xem xét đến duy nhất một công ty cung cấp hàng hóa và dịch vụ khi họ cần hành động khẩn cấp, hoặc nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ có chuyên môn đặc thù, hoặc các cơ quan chính phủ chỉ muốn làm việc với các nhà cung cấp có năng lực đã được thực tế kiểm chứng trong các hợp đồng với họ trước đây. Với các cơ quan chính phủ, những hợp đồng chỉ định thầu như thế này sẽ tiết kiệm được thời gian cần thiết để mua hàng hóa và dịch vụ, mặc dù họ biết rõ rằng các hợp đồng loại này do không phải cạnh tranh nên thường bị đội giá.
Ở Việt Nam, lý do được đưa ra để biện minh cho việc chỉ định thầu là cũng khá tương đồng như ở Mỹ, cụ thể thường là do tính “cấp bách” củadự án, hay do tính “đặc thù” của hàng hóa và dịch vụ mà các cơ quan mời thầu ở Việt Nam cần. Mặc dù thực tế thì ở Việt Nam có phần “tệ” hơn ở Mỹ. Nhiều dự án “cấp bách” nhưng sau khi đã được giải ngân thì lại được triển khai chậm chạp mà chẳngaihềhấngì; hay các dự án cung cấp sản phẩm và dịch vụ mang tính “đặc thù” nhưng có thể dễ dàng tìm được nhiều nhà cung cấp khác trong nước và quốc tế.
Vậy có cách nào để hạn chế chỉ định thầu?
Những phân tích và so sánh ở trên cho thấy tình trạng chỉ định thầu tràn lan không phải là ngoại lệ ở Việt Nam và cũng không phải do Việt Nam thiếu luậ thay luật yếu. Vấn đề rõ ràng là nằm ở việc quyết định lựa chọn hình thức gọi thầu mua sắm tại các cơ quan có nhu cầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ bằng tiền ngân sách.
Nếu cứ để cho người có trách nhiệm của những cơ quan này tùy ý quyết định (lựa chọn giữa đấu thầu công khai hay chỉ định thầu) thì khó tránh được rủi ro là quyết định của họ mang động cơ vụ lợi, và do đó họ sẽ có xu hướng chọn chỉ định thầu thay vì đấu thầu, với nhiều lý do thuyết phục.
Để hạn chế tình trạng này thì cần tăng cường thanh tra, giám sát chặt chẽ các quyết định chỉ định thầu thay cho đấu thầu rộng rãi. Đương nhiên là vẫn còn đó rủi ro là ngay cả các cán bộ thanh tra, giám sát cũng cấu kết với những người có trách nhiệm ở các cơ quan mua sắm. Bởi vậy, cần thêm một bước đi nữa là tăng cường tính công khai, minh bạch các vấn đề liên quan đến gọi thầu để người dân và các cơ quan thông tin báo chí có thể tham gia theo dõi, giám sát, kịp thời phát hiện và phản ánh các khuất tất, gian dối.
Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
Sắp có đề án thành lập cơ quan chuyên trách quản vốn nhà nước
Theo Ban Đổi mới Phát triển doanh nghiệp, trong 6 tháng cuối năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự thảo thành lập cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Bộ Nội vụ có nhiệm vụ trình Chính phủ Đề án thành lập cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
Hiện trên thế giới và khu vực có một số mô hình thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước như mô hình bộ hoặc cơ quan cấp bộ thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với tài sản nhà nước tại doanh nghiệp (điển hình là Indonesia, Trung Quốc); mô hình đơn vị thuộc bộ Bộ Tài chính hoặc thuộc các bộ quản lý ngành được thành lập để thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu, hình thức này được áp dụng tại một số nước Bắc Âu (Thụy Điển, Na Uy, Đức, Nam Phi...); mô hình tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp kinh doanh vốn đầu tư nhà nước (điển hình là Temasek - Singapore; Khazanah - Malaysia...).
Tuy nhiên, qua quá trình phát triển và từ kinh nghiệm thực tiễn, mô hình thực hiện tập trung chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước vào một tổ chức đầu tư kinh doanh vốn nhà nước hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp đang dần trở thành xu thế, ngày càng được nhiều các quốc gia lựa chọn do có nhiều ưu điểm và phù hợp hơn về quản trị doanh nghiệp hiện đại so với các mô hình khác.
Đơn cử, Tại Trung Quốc, dù đã có Ủy ban Giám sát, quản lý tài sản nhà nước Trung Quốc (SASAC), nhưng nước này dự kiến thành lập hai công ty theo mô hình Temasek: một công ty sẽ quản lý vốn tại các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công ích, an ninh quốc phòng và trọng yếu của nền kinh tế; một công ty sẽ quản lý vốn tại các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại thuần túy.
Hồng Hạnh (SCIC)
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Phải xác định ngưỡng an toàn trong vay ODA Bộ Tài chính được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, xác định ngưỡng an toàn trong vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi vừa có chỉ đạo yêu cầu các bộ ngành liên quan phải...