“Quản trị nguồn tin và nhà cung cấp thông tin trong kỷ nguyên kỹ thuật số”
Đó là chủ đề của Hội thảo do Khoa Báo chí và Truyền thông (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội) phối hợp với Viện Konrad Adenauer Stiftung (Đức) tổ chức ngày 20/3.
Quang cảnh buổi hội thảo
Hội thảo được tổ chức nhằm tạo diễn đàn phân tích về chủ đề thực tiễn phát triển của nguồn thông tin, các nhà cung cấp thông tin với các nhiệm vụ như: Xác định vai trò của tài nguyên thông tin, nguồn tin và các nhà cung cấp thông tin tại Việt Nam trong bối cảnh phát triển của thời đại kỹ thuật số với các mô hình lan tỏa thông tin mới; tìm hiểu những thành công và hạn chế của nguồn tin đang được các các phương tiện truyền thông và các nhà cung cấp dịch vụ thông tin sử dụng, khi nhu cầu thông tin đang phát triển nhiều thay đổi trong những năm gần đây; giới thiệu về mô hình dịch vụ mới, quy trình sản xuất, công nghệ thông tin trong phù hợp với định hướng phát triển báo chí – truyền thông tại Việt Nam…
Tại hội thảo, các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực truyền thông đại chúng trình đã trình bày những các tham luận như: “Con dao hai lưỡi” khi nhà báo tiếp cận thông tin từ mạng xã hội; quản trị nguồn thông tin chính trị trên báo chí ở Việt Nam hiện nay: Thách thức từ người làm báo và độc giả; xu hướng đa phương tiện của báo chí truyền thông và bài toán đặt ra cho nhà báo hiện nay; nguồn tin và việc sử dụng nguồn tin của báo chí Việt Nam… đặc biệt, các đại biểu dự hội thảo đã được nghe và xem phần thuyết trình của ông Martin Petty – Trưởng đại diện Hãng thông tấn Routers tại Việt Nam về những thay đổi lớn trong việc cung cấp thông tin trên nhiều hạ tầng/định dạng.
Cũng tại hội thảo nhiều vấn đề đã được trao đổi và làm rõ như: Các nghiên cứu mới trong lĩnh vực truyền thông đại chúng đề cập về sự phát triển của thông tin, nguồn tin, nhà cung cấp thông tin trong bối cảnh số; kinh nghiệm quản trị dữ liệu thông tin, nguồn tin, các mô hình cung cấp thông tin của các cơ quan thông tin đại chúng hiện nay; video giới thiệu về mô hình dịch vụ thông tin mới, quy trình sản xuất, công nghệ thông tin trong phù hợp với định hướng phát triển báo chí – truyền thông tại Việt Nam.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Đỗ Quý Doãn chia sẻ, nội dung hội thảo đặt ra rất có tính khoa học và thời sự, phù hợp hướng hiện nay. Việc nhà báo tiếp nhận thông tin từ mạng xã hội nhiều, do đó cần phải thẩm tra và xác định tính xác thực của thông tin. “Do thách thức của nguồn thông tin từ mạng xã hội do đó, hiện nay báo chí nói chung, đặc biệt là báo chính thống cần đổi mới phương thức cung cấp thông tin làm sao đảm bảo nhanh nhạy hơn, kịp thời, chính xác và chuyên nghiệp” – ông Doãn cho biết.
Nguyễn Dương
Video đang HOT
Theo Dantri
Cách cung cấp thông tin cho báo chí: Ông Đỗ Quý Doãn "giật mình"!
"Tôi giật mình vì chỉ có 25% cơ quan, tổ chức thực hiện việc trả lời cho báo chí" - ông Đỗ Quý Doãn, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT), đã nói như vậy khi vào Đà Nẵng thực hiện khóa bồi dưỡng kiến thức về "Những vấn đề pháp lý liên quan đến cung cấp thông tin cho báo chí".
Được mời giảng dạy cho các phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí TƯ và địa phương tham dự khóa học, nhà báo Đỗ Quý Doãn, nguyên Thứ trưởng Bộ TT-TT, đã trả lời phỏng vấn báo điện tử Inhonet về rất nhiều vấn đề liên quan đến việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí:
Nhà báo Đỗ Quý Doãn, nguyên Thứ trưởng Bộ TT-TT (Ảnh: HC)
Thưa ông, ngày 4/5/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 25/TTg về việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí (thay thế Quyết định 77 ban hành năm 2007). Là người lâu năm làm công tác quản lý báo chí, ông nhận định như thế nào về việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thời gian qua?
Ông Đỗ Quý Doãn: Quyết định 25/TTg là một văn bản quy phạm pháp luật mà để thúc đẩy thực hiện tốt thì trước hết là từ phía các nhà báo và cơ quan báo chí, còn về phía các cơ quan hành chính nhà nước cũng là một góc độ, một khía cạnh thôi. Vì sao tôi nói như vậy?
Tôi rất chú ý nghiên cứu, xem xét những vấn đề liên quan đến báo chí. Thời gian gần đây cũng có rất nhiều cuộc hội thảo, trong đó có thông tin làm cho tôi hết sức quan tâm. Đó là những vấn đề đã được quy định trong luật, ngay cả luật báo chí là luật chuyên ngành, hay nói cách khác là "cây gậy" rất quan trọng cho chúng ta nhưng việc thúc đẩy xã hội, thúc đẩy các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định này để phục vụ cho hoạt động báo chí và cho cả báo chí của chúng ta đôi khi rất hạn chế.
Tôi ví dụ trong luật có quy định "cơ quan báo chí có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân thông tin về những việc mà báo chí nêu". Rõ ràng khi một vấn đề báo chí nêu hoặc báo chí nhận được một nội dung gì đấy liên quan đến các hoạt động của tổ chức, cá nhân thì Ban biên tập, Tổng biên tập có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức phải trả lời, làm rõ. Cái này không phải trả lời báo mà là trả lời cho công chúng. Nhưng xin thưa, theo số liệu mới nhất thì chỉ 25% các cơ quan, tổ chức thực hiện việc phản hồi lại, hay nói cách khác là trả lời cho các cơ quan báo chí.
Thưa ông, ông nghĩ gì về con số 25% đó?
Ông Đỗ Quý Doãn: Tôi hơi giật mình về con số đó. Mà 25% đó không phải là nói một cách đầy đủ tất cả những vấn đề mà báo chí nêu. Không có nghĩa là nêu chúng tôi nhận được thông tin, hoặc là vừa qua báo chí có thông tin về vụ việc, chẳng hạn quy hoạch đất đai ở chỗ nọ, chỗ kia có những vấn đề không bảo đảm đúng quyền lợi của người dân, vi phạm pháp luật... Đôi khi không phải người ta phản hồi, nói thẳng về vấn đề báo chí nêu như vậy mà chỉ bảo chúng tôi có nhận được đơn thư hoặc phản ảnh của báo này, báo khác. Vấn đề này chúng tôi đang nghiên cứu, xem xét chứ chẳng trả lời!
25% là cộng cả những kiểu "trả lời" như vậy thì xem thử trong một xã hội thông tin, nhu cầu thông tin và các phương tiện thông tin phát triển như hiện nay mà việc thực hiện luật báo chí như thế thì rõ ràng đây là một việc hết sức đáng quan tâm.
Chính vì vậy mà chúng ta thấy việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí là một vấn đề đang đặt ra và đây cũng là một nét hết sức cơ bản, quan trọng hay nói một cách văn vẻ thì đây là văn minh trong thời đại thông tin.
Trong thời đại ngày nay, khi các phương tiện thông tin phát triển một cách kinh khủng thì rõ ràng các phương tiện thông tin truyền thống của chúng ta như báo chí, phát thanh, truyền hình, kể cả các phương tiện thông tin khác như truyền miệng, sách vở, phim tài liệu... không còn độc quyền như trước nữa. Nếu báo chí chúng ta không thông tin thì chắc chắn sẽ có phương tiện khác thông tin. Ông thấy ý kiến đó có chính xác không?
Ông Đỗ Quý Doãn: Đúng vậy, bây giờ một sự kiện xảy ra, nếu các báo của chúng ta im lặng hết, không ai nói thì chắc chắn các phương tiện truyền thông xã hội sẽ nói. Mà các phương tiện truyền thông xã hội thì nói theo kiểu của họ, và khi nó đã định hình về mặt dư luận, định hình về mặt nhận thức thì báo chí của chúng ta có nói một nghìn lần chắc cũng khó để mà thay đổi lại cái nhận thức và dư luận đó.
Đây là vấn đề hết sức lớn. Trong hội nghị tuyên giáo toàn quốc năm ngoái, lúc đó tôi với tư cách là lãnh đạo Bộ TT-TT được đề nghị tham luận và phát biểu báo cáo của cơ quan quản lý nhà nước về thông tin. Tôi nói, có lẽ hội nghị tuyên giáo thì tôi là người dự lâu nhất và liên tục nhất, 24 năm liền, và đã có ít nhất 12 - 13 lần phát biểu nên văn hay, chữ tốt, lời đẹp, ý hay gì đó tôi đã nói hết rồi, chả còn cái gì hay ho nữa. Lần này tôi chỉ đề cập một vấn đề: Đó là cung cấp thông tin.
Tôi bảo, đất nước chúng ta hiện nay có 845 cơ quan báo chí với 1.050 ấn phẩm báo chí; 67 đài phát thanh, truyền hình trung ương và tỉnh, thành; 650 đài cấp huyện, hàng nghìn đài truyền thanh cơ sở; một đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền miệng được cấp thẻ từ trung ương đến cơ sở lên đến 10.000 người. Toàn bộ hệ thống làm công tác tư tưởng là do Đảng, Nhà nước quản lý mà có những lúc thông tin trong xã hội không phải do hệ thống thông tin này định hướng. Phải nói một cách thẳng thắn như vậy.
Vì sao lại như thế thưa ông?
Ông Đỗ Quý Doãn: Cái đó cũng do vấn đề phát ngôn và cung cấp thông tin của chúng ta không kịp thời, không chủ động, dẫn đến các loại thông tin khác "chơi" trước, định hình trước, hướng dư luận trước, sau đó chúng ta mới nói lại thì lúc đấy vô cùng khó khăn. Tôi ví dụ trong hai vụ bạo loạn ở Tây Nguyên cách đây khoảng 10 năm, chúng ta không cho phép báo chí của chúng ta thông tin vì ngại người ta sẽ nói bạo loạn chính trị thế này khác rất phức tạp.
Như vậy là báo chí Việt Nam im lặng đúng 7 ngày, không nói năng gì. Trong lúc đó báo chí nước ngoài trong một tuần đấy người ta làm mưa làm gió... Họ cứ đưa đại lên như thế suốt một tuần.
Đến lúc chúng ta bắt đầu nói thì tất cả các phương tiện truyền thông và nhận thức của thế giới đã hiểu như vậy rồi, nên chúng ta nói chỉ là vớt vát. Cũng giống như nếu cả TP này nói anh vào siêu thị ăn cắp, một tuần sau anh mới chính thức nói lại thì ai nghe nữa? Có nghe thì cũng bán tín bán ngờ. Người ta sẽ nói chắc là ông này bị nói quá buộc phải phản ứng lại thôi!
Thông tin là như vậy, nếu ta không nắm thì lực lượng khác sẽ nắm. Nhưng làm thế nào để báo chí có thể chủ động định hướng dư luận khi không được cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác?
Ông Đỗ Quý Doãn: Tôi nhớ trong hội nghị báo chí các nước XHCN năm 1985 tại Bungari có đưa ra vấn đề thông tin trong thời đại ngày nay. Người ta phân tích thế này, trong một ngày có 24 tiếng thì 8 tiếng làm việc, 8 tiếng ngủ nghỉ, trong 8 tiếng còn lại thì có khoảng 4 tiếng dành cho những nhu cầu cá nhân, còn 4 tiếng là nhu cầu để tiếp cận các loại thông tin.
Đây là 4 tiếng đồng hồ mà tất cả các thế lực đều giành giật, ai cũng cần. Báo chí của ta chiếm được đoạn đấy thì người ta càng đọc nhiều, xem nhiều; mà ta không chiếm được thì nhất định người khác chiếm thôi. Huống gì bây giờ có điện thoại di động, facebook..., nếu không có thông tin chính thống thì người ta sẽ xem thông tin khác thôi. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải biết và nắm bắt khoảng thời gian về nhu cầu thông tin như thế nào cho hiệu quả.
Để có thông tin nhanh, kịp thời, chủ động cho khoảng thời gian đó vô cùng quan trọng, nhưng phải nói thật là chúng ta chưa tính toán và còn hết sức chậm trong vấn đề này mặc dù đã rất đổi mới, cố gắng hết mức. Trong rất nhiều hội nghị đều nói là chủ động cung cấp thông tin, bởi vì khi đã bị động thì chỉ có đối phó, mà đối phó đã mệt mỏi lắm rồi, làm sao mà đòi giành thắng lợi? Khó lắm. Cho nên việc chủ động cung cấp thông tin một cách kịp thời là rất quan trọng.
Theo Infonet
Nhiều cơ quan nhà nước thường tìm cách "né" báo chí Đó là thông tin được đưa ra tại khóa học "Những vấn đề pháp lý liên quan đến cung cấp thông tin cho báo chí" do Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng kỹ nghiệp vụ báo chí đã tổ chức tại Đà Nẵng, ngày 4/12. Theo ông Đỗ Quý Doãn, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Hội đồng...