Quần thể tâm linh Fansipan và những giá trị văn hóa bền vững
Hơn 5 năm qua, nhờ tuyến cáp treo kỷ lục mà Sun Group khánh thành tại Fansipan ( Sa Pa), hàng triệu du khách từ khắp nơi đã có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vỹ của Nóc nhà Đông Dương.
Và hơn thế nữa, đỉnh thiêng Fansipan đã trở thành chốn tìm về để chiêm bái, cầu an trước một quần thể tâm linh tựa như đã bám vào thế núi, tạc vào non cao Hoàng Liên nhiều năm về trước.
Điểm đến tâm linh nhiệm màu
Trải dài từ độ cao 2.900 mét cho đến khu vực đỉnh Fansipan, quần thể tâm linh Fansipan gồm 12 công trình kiến trúc văn hóa mang dáng dấp của những ngôi chùa Việt cổ xưa từ thế kỷ 15, 16. Tất cả các công trình đều được kiến tạo kỳ công từ các vật liệu tự nhiên như gỗ tứ thiết, đá xanh nguyên khối, đất nung phủ men…, có kích thước hạn chế, bám theo thế đất, tựa vào non cao, như thể đã “mọc” ra từ đá núi cả trăm năm trước.
Quần thể tâm linh Fansipan giữa mây ngàn
Điểm nhấn của quần thể tâm linh Fansipan là Kim Sơn Bảo Thắng Tự – công trình kiến trúc Phật giáo trên đỉnh Fansipan và cũng là một trong số ít những công trình tâm linh có cao độ trên 3.000 mét so với mặt nước biển trên thế giới. Còn đại tượng Phật A Di Đà lại là công trình đặc biệt khi được kiến tạo bởi hàng ngàn vạn tấm đồng dày 5 mm gia công tại chỗ, ốp trên một kết cấu khung sắt có thể tích gần 1000 m3, được Giáo sư – Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính đánh giá là “pho tượng Phật bằng đồng được tạo tác kỳ công bậc nhất Việt Nam”. Tháng 4-2021, trong dịp kỷ niệm 5 năm khánh thành tuyến cáp treo Fansipan và khu du lịch Sun World Fansipan Legend, đại tượng Phật A Di Đà trên đỉnh Fansipan đã được tổ chức Kỷ lục Châu Á trao kỷ lục “Tượng Phật A Di Đà bằng đồng tọa lạc ở độ cao cao nhất Châu Á”.
Sự xuất hiện của những công trình Phật giáo tại Sun World Fansipan Legend đã góp phần “định danh” lại đỉnh Fansipan, từ một ngọn núi vốn chỉ được biết đến vì cao độ và những thử thách “cực đại” khi chinh phục – trở thành điểm đến tâm linh màu nhiệm. Từ khi có cáp treo và công trình tâm linh, hằng năm, vào những dịp Phật sự lớn, người ta lại thấy từng đoàn Phật tử từ khắp nơi đổ về Fansipan để được chiêm bái, đảnh lễ, cầu an, xin lộc. Hơn cả một công trình du lịch, quần thể kiến trúc văn hóa tâm linh trên đỉnh Fansipan nay đã trở thành điểm đến văn hóa đậm đà bản sắc Việt.
Những giá trị văn hóa thiêng liêng và bền vững
Xây một công trình kiến trúc tâm linh không quá khó khăn. Nhưng để xây một quần thể lớn đặt tại độ cao 3.000 mét trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, gần như hoàn toàn bằng sức người lại là một bài toán mà nếu không phải những nhà đầu tư uy tín, có tâm và dám nghĩ, dám làm như Sun Group thì khó lòng “giải” được.
Nếu đặt lợi nhuận lên hàng đầu thì có lẽ công trình thế kỷ này đã dở dang ở bậc đá thứ 100 nào đó. Nhưng với người Sun Group, động lực của họ là khát vọng về một công trình mang dấu ấn vượt thời gian, gìn giữ và tôn vinh văn hóa Việt. Chính vì vậy, vật liệu chủ yếu để xây dựng quần thể tâm linh Fansipan là những phiến đá, những cột gỗ tứ thiết cùng hàng trăm tấn đồng, vừa để đảm bảo sự trường tồn với thời gian nhưng cũng để tái hiện “nguyên bản” hết mức có thể những tinh hoa của kiến trúc Chùa Việt từ cả trăm năm trước. Hàng trăm công nhân, kỹ sư và chuyên gia Sun Group cùng các nhà thầu trong vài trăm ngày đêm đã bền bỉ vượt bao gian khó để hoàn thành khát vọng này.
Video đang HOT
Hằng năm, nhiều Phật sự lớn được tổ chức tại đây
Tạc vào thế núi những công trình kiến trúc “vượt thời gian”, tạo nên một điểm đến văn hóa được thế giới công nhận tại đỉnh thiêng Fansipan, nơi phên giậu nước nhà, đó cũng là một cách để Sun Group góp phần gia tăng sức hút cho du lịch Sa Pa, Lào Cai. Và rõ ràng, những kiến tạo này đã đem đến thay đổi rõ rệt cho ngành du lịch của tỉnh miền núi phía Bắc này.
Theo số liệu từ đầu năm 2018 (thời điểm khánh thành quần thể tâm linh Fansipan) đến hết 2019, lượng du khách đến Lào Cai tăng từ 3,5 đến 5,1 triệu. Sun World Fansipan Legend cũng đã được cộng đồng du lịch quốc tế ghi nhận với giải thưởng “Điểm du lịch văn hóa hàng đầu thế giới” (2019, 2020) và “Điểm du lịch có thắng cảnh thiên nhiên hấp dẫn hàng đầu thế giới” (2020) tại lễ trao giải thưởng du lịch thế giới World Travel Awards.
Hơn một điểm đến văn hóa, quần thể tâm linh Fansipan, ngay dưới chân cột cờ tổ quốc Việt Nam, nói như Thượng tọa Thích Nhật Từ, Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, còn ” như một lời nhắc nhở tới các thế hệ người Việt phải tự hào về văn hóa truyền thống, độc lập chủ quyền, có trách nhiệm gìn giữ và phát triển những giá trị của người Việt Nam mà tổ tiên đã dày công xây dựng “. Có lẽ cũng vì thế, mà du khách, Phật tử tìm về đây nhiều hơn, mỗi dịp Phật lịch, hay đầu xuân, cuối năm… như một cách để chạm vào cõi thiêng, để cảm tạ trời đất, để tìm thấy bình an, tự tại với thật nhiều may mắn cho cuộc sống vốn còn nhiều bộn bề lo toan.
Cáp treo Fansipan và những đóng góp cho du lịch Sa Pa
Sau 5 năm vận hành, tuyến cáp treo Fansipan đã không chỉ mang đến trải nghiệm mới cho hàng triệu du khách khi chinh phục nóc nhà Đông Dương mà còn góp phần không nhỏ vào sự lột xác của du lịch Sa Pa.
Du lịch Sa Pa thức giấc
Năm 2010, tức là sau gần nửa thế kỷ nhà văn Nguyễn Thành Long sáng tác Lặng lẽ Sa Pa (1970), thị trấn trong sương vẫn chưa thôi lặng lẽ. Ông Phạm Cao Vỹ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Sa Pa hồi tưởng, khi đó, dù thị trấn đã có khách sạn, homestay, nhà hàng... nhưng lượng du khách vẫn chưa tới 500.000 lượt /năm - con số quá khiêm tốn với tiềm năng của Sa Pa.
Sa Pa quyến rũ trong màn sương
Với mong muốn huy động các nguồn lực để phát triển tỉnh nhà, lãnh đạo tỉnh Lào Cai khi ấy đã trân trọng mời các doanh nghiệp lớn, trong đó có tập đoàn Sun Group về đầu tư tại Sa Pa. Tháng 2/2016, sau 7 tháng khảo sát và 800 ngày thi công, công trình cáp treo Fansipan do Sun Group đầu tư xây dựng đã chính thức khánh thành. Đến cuối năm 2016, du lịch Sa Pa lần đầu tiên cán mốc 1,2 triệu lượt khách. Giai đoạn 2016-2019, lượng khách tới tỉnh Lào Cai tăng 144%. Cuối năm 2019, doanh thu từ du lịch của tỉnh là 19.200 tỷ đồng, gấp 4 lần so với năm 2016. Du lịch Sa Pa tựa như được đánh thức sau một giấc ngủ dài.
Theo ông Vương Trinh Quốc, Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa, sự hình thành của tuyến cáp treo Fansipan nói riêng và tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng của Sun Group nói chung đã đóng góp lớn cho du lịch Sa Pa: " Từ sau năm 2016, du lịch Sa Pa tăng trưởng bình quân 20-30% mỗi năm. Cứ 10 người, khoảng 7 người đi cáp treo Fansipan ", ông Quốc nói.
Cáp treo Fansipan được coi là một bước đột phá của du lịch Sa Pa
Bà Trần Thị Thanh, trưởng bộ phận kinh doanh Sa Pa Green, một doanh nghiệp địa phương cũng nhận định, cao tốc Nội Bài - Lào Cai cùng tuyến cáp treo đi vào vận hành có thể coi là một bước đột phá của ngành du lịch Sa Pa. "Khu du lịch cùng cáp treo đã tạo tiếng vang lớn khi liên tục ghi danh vào các giải thưởng, kỷ lục thế giới, thu hút du khách và mang đến nguồn lợi trực tiếp cho các doanh nghiệp tại địa phương như Sa Pa Green chúng tôi. Năm 2008, chúng tôi chỉ có 20 phòng homestay và một phòng massage, đến nay đã mở động 60 phòng nghỉ, 40 phòng massage, một nhà hàng công suất 200 khách" - bà Thanh chia sẻ.
Sinh kế cho người dân bản địa
Sinh ra và lớn lên trong bản nghèo thuộc phường Sa Pả, thị trấn Sa Pa, Má A Tông cũng như bao người dân bản sống nhờ nghề bám nương làm rẫy, nhưng thu nhập chưa bao giờ đủ để anh chăm lo cho vợ và 2 con nhỏ độ tuổi ăn học.
Gia đình Má A Tông trong căn nhà mới khang trang được tập đoàn Sun Group hỗ trợ xây sửa
Năm 2014, khi nghe tin công ty cáp treo cần tìm người làm an ninh với mức thu nhập cao, A Tông nộp đơn và trúng tuyển. Trong 2 năm bám trụ trên đỉnh Fansipan, A Tông được chứng kiến sự vươn mình mạnh mẽ của vùng đất, khi điện lưới được kéo lên, cáp treo được hình thành. Cũng giống như sự thay đổi của cuộc đời anh, từ người chỉ biết lo từng bữa ăn, nay có việc làm ổn định để chăm lo cho gia đình, lại còn được công ty hỗ trợ xe máy để đi làm, xây cho nhà mới.
Cũng giống như A Tông, Chảo Láo Ú, sinh năm 1996, lớn lên cùng cái nghèo khó ở bản Kim, xã Thanh Bình, Sa Pa. Năm 2015, Ú xin được làm tạp vụ trong bếp của nhà hàng thuộc KDL Sun World Fansipan Legend khi đó đang hoàn thiện. Tháng lương đầu tiên được hơn 2,9 triệu đồng, Ú vỡ òa trong hạnh phúc. Đến nay, Ú đã không còn bị ám ảnh bởi việc "làm sao để thoát nghèo".
Chảo Láo Ú tự tay làm những chiếc bánh ngọt phục vụ thực khách
A Tông và Cháo Láo Ú chỉ là 2 trong số gần 200 cán bộ, nhân viên người Tây Bắc đang làm việc tại Sun World Fansipan Legend. Trước đây, phần lớn họ sống dựa vào nông nghiệp, nghề rừng, nghề thủ công hoặc không có công việc ổn định. Từ ngày "đầu quân" cho công ty cáp treo, điều họ nhận được không chỉ là sự thay đổi về kinh tế, mà còn cả tác phong làm việc chuyên nghiệp, nhận thức về tầm quan trọng của học tập, đào tạo để đầu tư cho thế hệ con em.
Theo ông Vương Trinh Quốc, Chủ tịch UBND thị trấn Sa Pa, sự ra đời và phát triển của các công ty dịch vụ du lịch như Sun World Fansipan Legend không chỉ tạo việc làm trực tiếp, mà còn góp phần phát triển mạnh các dịch vụ phụ trợ như vận chuyển, hàng hóa, lưu trú và vành đai thực phẩm vùng nông thôn. Đặc biệt, lực lượng lao động được đào tạo chuyên nghiệp, làm việc trong môi trường cao cấp đã góp phần nâng cao trình độ, nhận thức của chính người dân tham gia hoạt động du lịch, qua đó góp phần tích cực việc thay đổi bộ mặt của ngành du lịch địa phương.
Phát triển du lịch văn hóa bền vững
Ở độ cao 2.900 m trên đường lên đỉnh Fansipan, trong mây trắng ngợp ngời, giữa trùng điệp núi non, một tiếng khèn vang lên réo rắt, kéo theo âm điệu dồn dập của trống Dao, của đàn môi, của tre, nứa... Du khách lập tức bị cuốn vào màn nhảy sạp sôi động, những vũ điệu độc đáo của show nghệ thuật mang tên "Vũ điệu trên mây".
Show diễn nghệ thuật Vũ điệu trên mây mang đậm màu sắc văn hóa Tây Bắc
Ra mắt lần đầu năm 2019 tại Sun World Fansipan Legend, "Vũ điệu trên mây" do đạo diễn Phạm Hoàng Nam dàn dựng đã được đón nhận nồng nhiệt. Sức hút của show diễn không chỉ nằm ở sự đầu tư công phu và bài bản từ âm nhạc, vũ đạo đến dàn dựng, trang phục... mà cả ở sự kỳ công, tỉ mỉ của ekip trong việc khai thác những chất liệu văn hóa Tây Bắc độc đáo.
"Vũ điệu trên mây" không chỉ mang lại cho Sa Pa kỷ lục "Show diễn nghệ thuật thể hiện đặc trưng văn hóa Tây Bắc độc đáo nhất Việt Nam", mà Sun World Fansipan Legend cũng được xướng tên trong giải thưởng du lịch uy tín bậc nhất của thế giới World Travel Awards với giải "Điểm du lịch văn hóa hàng đầu thế giới". Sự kỳ công và thành công của show diễn cũng là một minh chứng sống động cho thấy tâm huyết và triết lý làm du lịch của Sun Group: phát triển du lịch bền vững dựa trên những giá trị cốt lõi và tinh hoa của văn hóa truyền thống sẽ giúp nâng tầm và thăng hạng du lịch cho những vùng đất giàu tiềm năng.
Xây dựng đi đôi với bảo tồn, không ngừng phát triển nhưng cũng vẫn luôn luôn tìm về nguồn cội, những định hướng đúng đắn của chính quyền cùng sự chung tay vào cuộc của những doanh nghiệp làm du lịch như Sun Group sẽ góp phần định hình lại du lịch Sa Pa, để rồi từ đó đưa vùng đất này ngày càng khởi sắc một ngày không xa.
Chuyện chưa kể về bí mật sau những bức tượng trên đỉnh núi cao 1,5 ngàn mét Bà Nà - đỉnh núi cao gần 1,5 ngàn mét so với mực nước biển, là ngọn núi cao nhất TP. Đà Nẵng bốn mùa mây phủ được xem là tuyệt tác du lịch ở miền Trung, nơi có những bức tượng trị giá tiền tỷ và những điều bí mật chưa được hé lộ Frilli - một gia tộc 150 năm tuổi,...