Quần thể sưa đỏ trên ‘núi triệu đô’ ở Hà Nội
Núi Nùng trong công viên Bách Thảo được mệnh danh là “núi triệu đô” vì trên gò đất nhân tạo này có hàng chục cây sưa đỏ cổ thụ rất quý.
Vườn Bách Thảo được thành lập năm 1890 với hơn 200 loài cây. Trong đó đặc biệt hơn cả là 40 cây sưa đỏ trên 100 tuổi được trồng trên một gò đất nhân tạo, gọi là núi Nùng hay núi Sưa.
Sưa hay còn gọi trắc thối (danh pháp khoa học Dalbergia tonkinensis Prain) là loài cây thân gỗ thuộc họ đậu. Đây là cây gỗ nhỡ, rụng lá theo mùa, cao 6-12 m. Thân cây dạng hợp trục, dáng phân tán.
Vỏ cây màu vàng nâu hay xám, nứt dọc. Gỗ sưa cho mùi thơm thoảng nhẹ kiểu hương trầm. Khi đốt tàn có màu trắng đục, mùi khó chịu nên được gọi là trắc thối.
Video đang HOT
Gỗ sưa thớ mịn, vân đẹp. Thời phong kiến, vua chúa dùng gỗ sưa để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì vừa là hương liệu vừa là dược liệu. Thời nay, gỗ sưa đỏ rất quý hiếm, giá trị trường có lúc tới 20 tỷ đồng/m3 nên là đối tượng săn lùng của kẻ trộm.
Cành sưa non màu xanh, có lông mịn thưa. Lá mọc cách, cấu tạo lá dạng kép lông chim lẻ. Là cây ưa sáng, ưa đất sâu, dày, độ ẩm cao. Sưa chủ yếu phân bổ ở Việt Nam và được tìm thấy rải rác tại Hải Nam, Trung Quốc (tại đây gọi nó là hoàng (huỳnh) đàn Việt Nam).
Hoa mọc ra từ nách lá, thường xuất hiện trước khi lá mọc đầy đủ. Hoa tự tán gồm nhiều bông màu trắng, có kích thước 7-9 mm, mùi thơm nhẹ. Mùa hoa vào tháng 2-3.
Theo bà Nguyễn Thị Thạch, Giám đốc vườn Bách Thảo, những cây sưa đỏ trong vườn là nguồn gen thực vật quý hiếm không chỉ cho Hà Nội mà cho cả nước cũng như Hội Bảo vệ thiên nhiên thế giới. Bên cạnh việc bảo vệ sưa đỏ tại vườn, hiện Ban quản lý vườn Bách Thảo còn đưa các hạt giống sưa đỏ về trồng tại các vùng Hợp Châu (Tam Đảo), Tam Điệp (Ninh Bình) tiến tới xây dựng một bảo tàng gen, bảo tồn ngoại vi cho loài thực vật quý hiếm này. Trong ảnh, một số thân sưa cổ thụ bị các loài ký sinh.
Hiện nay, sưa bị đe dọa do mất môi trường sống và được chính phủ Việt Nam xếp vào nhóm cây cần bảo vệ nghiêm ngặt, cho phép trồng khoanh nuôi. Tại vườn Bách Thảo, tất cả cây sưa từ nhỏ đến lớn đều được quấn dây thép gai xung quanh để tránh “sưa tặc” trèo cây hái quả, trộm cành. Các cây đều được đánh số theo dõi.
Hà Thành
Theo VNE
Điều ít biết về loại sứa đỏ đang gây sốt ở Hà Nội
Không chỉ độc lạ về màu sắc sứa đỏ còn là nguyên liệu làm nên nhiều món ăn gây sốt giới trẻ Hà Nội. Cùng tìm hiểu về loại nguyên liệu quý hiếm này.
Món sứa đỏ
mắm tôm có nguồn gốc từ vùng biển Hải Phòng, Nam Định. Mặc dù vừa mới du nhập đến Hà Nội nhưng đã tạo nên một cơn sốt ẩm thực trong những ngày hè nóng bức.
Mùa sứa bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5 âm lịch. Sứa có 2 loại trắng và đỏ. Sứa đỏ là loại hải sản mang giá trị kinh tế cao. Một con sứa tươi thường được bán với giá 25.000 đồng/con. Sứa đỏ chỉ mới xuất hiện tại vùng biển Nam Định, Hải Phòng từ vài năm nay.
Sứa đỏ của làng biển Thủy Nguyên - Hải Phòng được rất nhiều người biết đến không chỉ do ưu đãi thủy thổ của vùng nguyên liệu dồi dào mà còn bởi những bí quyết gia truyền chế biến sứa biển nối đời độc đáo của những lò sứa bản địa.
Thân sứa chứa 96-97 % nước nên chỉ vài giờ sau khi thu hoạch là hư hỏng. Cũng do có nhiều nước, nên sau khi sứa đỏ được đánh bắt lên sẽ được ngâm với nước vỏ cây sú vẹt để giúp sứa không tan, giòn và màu càng đỏ tươi hơn.
Sứa đỏ có giá trị dinh dưỡng rất cao, thơm ngon, mát bổ mang mùi vị của biển và vị ngọt mát. Sứa đỏ sau khi đánh bắt được không cần chế biến có thể xuất bán ngay.
Món sứa đỏ xuất hiện tại Hà Nội. Vẻ lạ lẫm của nó khiến nhiều người đổ xô đi ăn thử món ăn đặc biệt này. Ở Hà Nội, mỗi suất sứa đỏ mắm tôm được bán với giá dao động từ 25.000 - 30.000 đồng.
Theo_Kiến Thức
Những gốc bàng cổ thụ cứu người tù Côn Đảo Mỗi lần đi lao động những người tù Côn Đảo hái lá bàng non mang về buồng giam ăn, còn hốc của nó là nơi cất giấu thư từ hoạt động cách mạng. Ngoài những di tích lịch sử đặc biệt gắn với quá trình đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc như nghĩa trang Hàng Dương, nhà tù Phú Hải... huyện...