Quần thể Hương cổ thụ Kbang tiếp tục bị “xẻ thịt”
Được đánh giá là quần thể rừng Hương “độc nhất vô nhị” còn lại của Tây Nguyên, hàng trăm cây Hương có tuổi đời hàng trăm năm quần tụ tại khu vực xã Krong ( H. Kbang, Gia Lai).
Thế nhưng, từ bất cập trong công tác quản lý, bảo vệ đến giá trị gỗ Hương ngày càng cao khiến việc giữ những cây gỗ quý này nan giải hơn bao giờ hết.
Hiện trường 1 cây Hương bị lâm tặc “xẻ thịt”, xung quanh chỉ còn bìa, cành, nhánh và mùn cưa.
Số phận éo le những cây Hương cổ thụ
Cơ quan Cảng sát Điều tra (CSĐT) CAH Kbang vừa tạm giữ hình sự đối với Triệu Văn Thực (1994, trú thôn 4, xã Sơ Pai, H. Kbang), Chu Thanh Hùng (1985, trú thôn 4, xã Đông, H. Kbang) và Đặng Trung Hiếu (1992, trú thôn Thống Nhất, xã Sơn Lang, H. Kbang) để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”. Đây là 3 đối tượng trong vụ phá rừng Hương cổ thụ tại lâm phần thuộc Cty TNHH MTV lâm nghiệp Krông Pa (xã Krong, H. Kbang).
Theo báo cáo sơ bộ của CAH Kbang, ngày 18-11 CAH Kbang tiếp nhận tin báo về vụ khai thác gỗ trái phép xảy ra tại Tiểu khu 90 do Cty TNHH MTV lâm nghiệp Krông Pa quản lý. Qua khám nghiệm hiện trường xác định có 5 cây gỗ bị cắt hạ, khai thác trái phép. Trong đó, có 4 cây gỗ Hương và 1 cây gỗ Bằng lăng với tổng khối lượng gỗ tròn thiệt hại là trên 19,4m3 và 0,38 ster củi. Bằng các biện pháp nghiệp vụ tổng hợp, đến ngày 20-11, cơ quan CSĐT CAH Kbang đã xác định Thực, Hùng và Hiếu đã tham gia vào việc khai thác trái phép và đã tiến hành vận động 3 đối tượng trên ra đầu thú.
Men theo con đường mòn qua nương rẫy của người dân, dọc theo suối Nia chảy từ đỉnh núi xuống trung tâm xã, chúng tôi tiếp cận hiện trường chính vừa có 4 cây gỗ Hương bị đốn hạ. Lợi dụng thời điểm mưa bão vừa qua, nước từ dòng suối Nia dâng cao, các đối tượng lâm tặc đã cưa hạ cây Hương rồi xẻ hộp, lóng thả trôi theo dòng suối nhằm vận chuyển đi nơi khác.
Video đang HOT
Cách trụ sở UBND xã Krong khoảng chừng 5km đi bộ, băng qua nhiều con suối và dốc núi, chúng tôi tiếp cận nơi 1 cây Hương vừa bị đốn hạ. Với đường kính trên 1m, gần như toàn bộ thân gỗ Hương đã bị đưa khỏi hiện trường. Theo báo cáo sơ bộ, đây là cây gỗ Hương đã bị khô từ trước, trong đợt mưa bão vừa qua đã khiến cây ngã, đổ. Lợi dụng thời điểm này, các đối tượng đã đưa người, cưa máy vào xẻ thành từng lóng, hộp. Từ đó, các đối tượng dùng dây thừng kéo từ sườn núi xuống dưới suối để vận chuyển đi.
Từ cây Hương này, men theo sườn núi gần khu vực suối Nia, là 3 cây Hương và 1 cây Bằng lăng khác đã bị các đối tượng cưa hạ, phần lớn gỗ được xẻ thành hộp, lóng đã bị vận chuyển khỏi hiện trường hoặc còn sót lại nằm mắc kẹt ở dòng suối. Ngay bên bờ vực, 1 cây Hương khác có đường kính khoảng 40cm bị các đối tượng cưa hạ, toàn bộ phần thân cây vẫn nằm chắn ngang giữa dòng suối. Với hiện trường này, việc các đối tượng “xẻ thịt” 4 cây Hương không thể chỉ diễn ra trong 1-2 ngày.
Điều đáng nói, vào tháng 4- 2020, cơ quan CSĐT CAH Kbang cũng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 2 nhóm với 13 đối tượng. Đây là các đối tượng đã có hành vi khai thác trái phép 4 cây gỗ Hương, 1 cây gỗ Nhọc, 1 cây SP5 với tổng khối lượng thiệt hại là trên 25,6m3 . Vụ phá rừng này cũng xảy ra tại khoảnh 7, Tiểu khu 90 thuộc lâm phần quản lý của Cty TNHH MTV lâm nghiệp Krông Pa.
Các đối tượng: Đặng Trung Hiếu, Chu Thanh Hùng và Triệu Văn Thực tại cơ quan CA.
Giải pháp nào để giữ rừng?
Việc rừng Hương cổ bị “xẻ thịt” không chỉ mới diễn ra mà tình trạng này cứ kéo dài năm này sang năm khác. Trước thực trạng đáng lo ngại đó, vào năm 2019, Đoàn liên ngành tỉnh Gia Lai ròng rã gần 1 tháng trời để kiểm kê lại số cây Hương còn lại, xác định cánh rừng thuộc lâm phần Cty TNHH MTV lâm nghiệp Krông Pa quản lý còn 410 cây gỗ Hương với đường kính từ 25-160cm. Số cây gỗ Hương này phân bố tại 27 khoảnh thuộc 7 Tiểu khu trên tổng diện tích trên 7.700ha rừng.
Từ những cơ sở kiểm tra, đánh giá thực tế, Đoàn liên ngành của tỉnh Gia Lai đã đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn H. Kbang nhằm quản lý và bảo vệ tốt số cây gỗ Hương còn lại. Oái oăm, chưa tròn 1 năm sau, đã có hàng loạt cây gỗ Hương với đường kính lớn đã bị cưa hạ trước sự bất lực của đơn vị chủ rừng.
Ông Nguyễn Thành Vinh- Phó Giám đốc phụ trách Cty TNHH MTV lâm nghiệp Krông Pa thừa nhận: “Để xảy ra các vụ việc phá rừng, trong đó có các cây gỗ Hương, là đơn vị chủ rừng tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn. Đặc biệt, vụ việc xảy ra mới đây, do trời mưa to, gió lớn anh em ngại đi kiểm tra nên đã để các đối tượng lâm tặc lợi dụng để cưa hạ và xẻ gỗ rồi đưa xuống suối vận chuyển”.
Trong khi đó, trao đổi với P.V, ông Nguyễn Văn Dũng- Chủ tịch UBND H. Kbang chỉ rõ: “Ngoài thời tiết mưa gió, lâm tặc lợi dụng thì có thể thấy, lãnh đạo và cán bộ, nhân viên Cty quản lý thiếu trách nhiệm. Chúng tôi đã đề nghị cơ quan CA điều tra, làm rõ vấn đề này”.
Sập bằng đá quý vàng óng, nặng tới 7 tấn, đại gia Hà Nội "hét" hơn tỷ đồng
Chiếc sập đá này có màu vàng óng được đánh giá là một trong những khối ngọc tự nhiên có kích thước lớn, đường vân đẹp hiếm có ở Việt Nam.
Bên cạnh những chiếc giường, sập bằng gỗ quý, nhiều người cũng thích sưu tầm những chiếc phản, sập bằng đá tự nhiên. Mới đây, trên mạng xã hội, chiếc sập đá canxit màu vàng được một tài khoản đăng lên đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Liên hệ với người đăng bài, anh Nguyễn Thế Hiếu (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết anh là đại diện chủ sở hữu của chiếc sập quý này.
Sập đá canxit nặng 7 tấn của anh Nguyễn Thế Hiếu ở Hà Nội.
Theo anh Hiếu, sập đá canxit này có xuất xứ từ Lục Yên, Yên Bái. Trọng lượng của nó là hơn 7 tấn, dài 2,5m, rộng 1,8m và có độ dày 55cm. Được chế tác từ đá quý, sản phẩm lại rất hiếm nên giá trị cao, vì thế anh định giá chiếc sập là 1,3 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu, đá canxit được biết đến như một loại đá tâm linh và trí tuệ. Nói về phong thủy, loại đá này có liên quan đến tất cả các yếu tố: lửa, đất, gió và nước. Không chỉ thế, một số người còn cho rằng đá canxit có thể chữa bệnh. Người nào nằm lên đá có thể giảm bớt đau lưng và tăng sức mạnh thể chất.
Chiếc sập này rất hiếm nên được anh Hiếu rất nâng niu.
Sập đá canxit vàng óng này có nguồn gốc ở Lục Yên, Yên Bái - Đây là một trong những nơi có nhiều mỏ đá quý ở nước ta.
Theo nhiều người, đá canxit có thể chữa bệnh đau lưng, tăng cường thể chất.
Từ xưa đến nay, việc sở hữu trong nhà sập gụ, tủ chè thể hiện sự giàu sang của gia chủ. Các sản phẩm sập được làm từ gỗ đặc biệt là từ những cây gỗ quý, có giá khá cao. Vì thế, nhiều người chuyển sang chơi sập đá.
Sở dĩ sập đá được ưa chuộng bởi chúng có nhiều công dụng khác nhau: Sập thường không dành để nằm ngủ, nó thường dùng để ngồi uống nước và đón tiếp khách đến nhà chơi. Sập đá có thể bày trong sân, trong sảnh. Hơn nữa, chúng dễ dàng làm vệ sinh và có tuổi thọ cao hơn so với sập gỗ.
Không chỉ vậy, những chiếc sập đá được chạm trổ tinh tế, công phu mang vẻ đẹp sang trọng, quý phái còn là món đồ nội thất ấn tượng, làm gia tăng vẻ đẹp, sự sang trọng cho ngôi nhà.
Bộ bàn ghế gỗ đinh hương giá hơn nửa tỉ đồng, chỉ đại gia mới dám chi tiền Bộ bàn ghế gồm 12 món được làm từ gỗ đinh hương quý hiếm. Với những chi tiết chạm khắc tinh xảo, "siêu phẩm" này hiện đang được rao bán với giá hơn 500 triệu đồng Thời gian gần đây, những bộ bàn ghế khủng, độc lạ là một trong những thú chơi mới, đắt đỏ của các đại gia. Phần lớn đều...