Quần thể hang Phật giáo nghìn năm tuổi nằm trên vách đá núi
Khu quần thể với 236 hang động Phật giáo nằm trên những vách đá dọc theo bờ phía bắc của sông. Nơi đây cũng chính là quần thể hang động Phật giáo cổ xưa ở Trung Quốc.
Quần thể hang Phật Kizil với 236 hang động Phật giáo nằm trên những vách đá dọc theo bờ bắc của sông Muzat, Tân Cương, Trung Quốc.
Đây là khu phức hợp với 236 hang động được bảo tồn. Hầu hết đều mang phong cách của Quy Từ – một Vương quốc Phật giáo cổ đại nằm dọc theo “Con đường tơ lụa cổ đại”.
Đây chính là quần thể hang động Phật giáo cổ xưa ở Trung Quốc.
Hang Phật tọa lạc ở vị trí đắc địa, với lưng tựa vào vách núi, trước mặt là hồ, thung lũng và cây cối xanh tươi, tạo nên cảnh quan hữu tình.
Video đang HOT
Quần thể hang động trải dài khoảng 2 km, xây dựng từ thế kỷ thứ 3 tới thế kỷ thứ 8. Trong số đó, còn khoảng 135 hang động tương đối nguyên vẹn. Toàn bộ hang được đục đẽo công phu và làm thủ công nên cho thấy sự tỉ mỉ kỳ công của người thợ xưa kia.
Một trong số những bức bích họa Phật giáo trong hang
Khám phá sâu bên trong có thể thấy, các hang chia thành 2 loại chính, gồm một loại đơn giản không trang trí, còn loại khác chuyên để thờ cúng với các bức chạm khắc và tranh bích họa.
Hang Phật trải dài khoảng 2 km theo vách núi
Giá trị to lớn của hang Phật Kizil nằm ở những bức tranh vẽ tường theo phong cách nghệ thuật đậm màu sắc Phật giáo, với nhiều bức vẫn còn màu sắc rõ nét. Các bức tranh mô phỏng đời sống người dân, cả những lễ tế trời đất từ xa xưa theo hướng sinh động…
Quần thể hang Phật Kizil được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2014.
Pakistan : Nhiều di sản điêu khắc Phật giáo bị phá hủy
Tuần rồi, tại khu vực Gilgit-Baltistan (Pakistan), nhiều tác phẩm điêu khắc trên đá cổ xưa của Phật giáo đã bị phá hủy bởi những hình ảnh khác được vẽ chồng lên, trong đó có hình ảnh quốc kỳ của Pakistan.
Các tác phẩm điêu khắc cổ vô giá này từng bị đe dọa bởi công trình xây đập của chính phù Pakistan ở thung lũng này. Nhiều di sản nằm ở vùng Chilas, gần con sông Indus cổ xưa - nơi được xem là trung tâm của các nền văn minh cổ xưa trong khu vực, gồm Harappa và Mohenjo Daro với niên đại hàng ngàn năm.
Ngày nay, lãnh thổ này là một phần của khu vực Jammu-Kashmir, nơi xảy ra tranh chấp biên giới giữa Pakistan và Ấn Độ.
Các tác phẩm Phật giáo điêu khắc trên đá có niên đại hàng trăm năm ở Gilgit Baltistan
Theo một số nguồn tin, sau khi hoàn thành, dự án này sẽ làm ngập các di sản Phật giáo nói trên và 50 ngôi làng trong vùng.
Người dân nơi đây đã sử dụng truyền thông để phản đối việc xây đập, gửi đi nhiều thông điệp như: "Sự giàu có của nền lịch sử hàng ngàn năm sẽ sớm bị chìm ngập dưới dòng nước của con đập ở Gilgit Baltistan" hay "Nghệ thuật điêu khắc trên đá cổ xưa còn tồn tại chủ yếu ở khu vực Gilgit Baltistan, Diamir, Hunza, Nagar và Baltistan. Đặc biệt ở Baltistan, các tác phẩm này có thể được tìm thấy tại các khu vực định cư và hành trình cổ xưa dọc con sông Indus và Shyok, theo The Statesman.
Theo đó, các tác phẩm điêu khắc trên đá này có lịch sử hàng trăm năm tuổi, sau khi Phật giáo theo Con đường Tơ lụa đến Trung Quốc và sau đó đến Tây Tạng qua các dãy núi vùng Hy Mã Lạp Sơn. Các ghi nhận ban đầu cho thấy, Phật giáo được truyền đến khu vực này vào thế kỷ thứ 7, 8 và sau đó trở thành một phần quan trọng của Tây Tạng. Phật giáo tồn tại ở đây đến thế kỷ 15, sau đó đạo Hồi xuất hiện. Kể từ đó, Phật giáo dần biến mất ở Gilgit-Baltistan nhưng vẫn tiếp tục tồn tại ở khu vực lân cận Ladakh - ngày nay thuộc Ấn Độ.
Trong chuyến thăm gần đây đến Leh, thủ đô của Ladakh, Đức Dalai Lama đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các di sản Phật giáo cổ ở Ladakh và các khu vực láng giềng; đồng thời kêu gọi sự bảo tồn của cộng đồng.
Không chỉ người theo Phật giáo, người dân nơi đây cũng nhận thức được giá trị lịch sử, nghệ thuật và du lịch của các tác phẩm Phật giáo này. "Các di sản điêu khắc này thuộc về Phật giáo, có thể thu hút hàng triệu du khách khắp nơi trên thế giới. Cho dù là thuộc về tôn giáo nào, chúng ta cũng nên bảo vệ những di sản cổ xưa này" - phát biểu của một người dân địa phương.
Vào ngày 13-5 qua, Chính phủ Pakistan đã ký hợp đồng trị giá 442 tỉ rupee (tương đương 5,8 tỉ USD) để bắt đầu công trình xây dựng đập sau nhiều năm trì hoãn.
Hồ nước nằm lưng chừng giữa trời và vực biển Nằm chênh vênh tại vách đá dựng đứng trên mặt nước biển, hồ Leitisvatn trở thành điểm đáng tham quan nhất tại quần đảo Faroe. Được ví như món quà kỳ diệu của thiên nhiên, hồ nước Leitisvatn nằm lưng chừng giữa trời và vực biển, tạo nên vẻ đẹp siêu thực khó tin. Hồ nước tồn tại 2 tên cùng lúc, nằm...