Quần thể đền cổ bí ẩn bên dưới pháo đài nổi tiếng ở Bắc Ireland
Pháo đài Navan ở Bắc Ireland lâu nay được xem là một địa điểm linh thiêng trong hàng ngàn năm.
Trong một nghiên cứu mới, phần còn lại của những ngôi đền hoành tráng có niên đại từ thời đồ sắt và các tòa nhà thời trung cổ có thể đã được giấu dưới lòng đất tại pháo đài Navan.
Khu vực pháo đài cổ Navan ở Bắc Ireland.
Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra các cấu trúc bị chôn vùi bằng cách sử dụng các kỹ thuật viễn thám cho phép họ lập bản đồ cảnh quan ẩn và phát hiện sự bất thường như các đặc điểm kiến trúc do con người tạo ra.
“Các tòa nhà thời trung cổ cho thấy pháo đài Navan là một trung tâm tôn giáo cực kỳ quan trọng và là nơi có quyền lực, văn hóa tối cao. Pháo đài Navan nằm bên ngoài thành phố Armagh, thủ phủ của tỉnh Ulster cổ đại ở Ireland thời tiền Kitô giáo”, nhà nghiên cứu Patrick Gleeson, giảng viên cao cấp về khảo cổ học tại đại học Queen’s Belfast, Bắc Ireland, cho biết,
Từ những năm 1960, các nhà khảo cổ học đã công nhận pháo đài Navan là một địa điểm tôn giáo phức tạp đã được giới thượng lưu sử dụng từ lâu từ thời kỳ đồ đồng muộn và thời đại đồ sắt, hoặc khoảng năm 1000 trước Công Nguyên đến năm 400 sau Công Nguyên.
Video đang HOT
Trước đó, các nhà sử học đã tranh luận rất nhiều về vai trò của nó ở Ireland thời tiền sử và trung cổ. Cho đến mới đây, những ngôi đền và kiến trúc thời trung cổ mới được phát hiện hỗ trợ thêm cho ý tưởng rằng pháo đài Navan là một địa điểm nghi lễ quan trọng.
Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra các cấu trúc nhờ sự kết hợp của các kỹ thuật viễn thám lidar sử dụng hàng triệu tia laser bắn từ máy bay trên không để lập bản đồ mặt đất, chụp ảnh, sử dụng ảnh chụp từ trên không để làm nổi bật độ sâu và phối cảnh các cấu trúc mặt đất bên dưới. Phép đo trọng lượng từ tính có thể theo dõi những thay đổi từ tính tinh tế trong đất và điện trở giúp đo các mô hình trong đất.
Sau khi xây dựng cấu trúc 40 mét bằng gỗ vào khoảng năm 95 trước Công Nguyên, người cổ đại đã lấp đầy nó bằng đá và đốt nó tạo ra một ụ khổng lồ vẫn còn nhìn thấy cho đến ngày nay.
Trong những năm qua, các học giả cũng tranh luận liệu loạt tòa nhà này phục vụ mục đích dân cư hay tôn giáo. Các bằng chứng từ thời trung cổ lưu ý rằng các vị vua cổ đại của Ulster (người trị vì từ khoảng thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ XIII sau Công nguyên) đã sống ở đó, biến nó thành một không gian dân cư. Nhưng Gleeson và các đồng nghiệp tại Đại học Aberdeen ở Scotland và Viện Khảo cổ Đức, Frankfurt đã phát hiện ra hai cặp tòa nhà được biết đến trước đây là một phần của một địa điểm lớn hơn nhiều .
“Những khám phá mà chúng tôi đã thực hiện cho thấy rằng những tòa nhà được khai quật chỉ là một phần nhỏ của các khu phức hợp lớn hơn, ấn tượng hơn”, Gleeson nói.
Phần ngọn của các tòa nhà hình số 8 này có đường kính khoảng 25 m có đáy nhỏ hơn, đường kính khoảng 10 m. Mỗi tòa nhà này đều nằm trong một vòng tròn thậm chí lớn hơn, có đường kính khoảng 140 m.
Những ngôi đền khổng lồ được cho là một trong những cấu trúc phục vụ nghi lễ lớn nhất và phức tạp nhất có từ thời tiền sử và tiền La Mã sau này ở Bắc Âu. Việc sử dụng lặp đi lặp lại mô-típ hình số 8 còn có thể có ý nghĩa về vũ trụ. Điều này cho thấy rằng trên thực tế đây là những cấu trúc liên quan đến tôn giáo.
Gleeson giải thích thêm: “Trước đây, người ta đã nghĩ rằng đó là một nơi ở của hoàng gia thời tiền sử và không thực sự có yếu tố tôn giáo ở đó. Vì vậy, phát hiện mới thực sự thay đổi cách chúng ta nhìn về pháo đài Navan”.
Dùng tia laser lập bản đồ thành phố La Mã cổ đại bị chôn vùi cách đây 2.300 năm
Các nhà khoa học tìm cách tạo bản đồ thành phố Falerii Novi đã bị bỏ hoang vào năm 700 sau Công nguyên bằng phương pháp dùng radar xuyên đất.
Dùng radar xuyên đất bằng tia laser lập bản đồ Thành phố La Mã cổ đại bị chôn vùi cách đây 2.300 năm
Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà nghiên cứu đã lập ra bản đồ toàn bộ thành phố bị chôn vùi hàng ngàn năm bằng radar xuyên đất mà không cần đào bới.
Thành phố La Mã cổ đại Falerii Novi rộng khoảng 30,5 ha, cách Rome 50 km về phía Bắc, đã bị bỏ hoang vào năm 700 sau Công nguyên.
Bằng cách sử dụng radar xuyên đất, các nhà khoa học lập bản đồ thành phố trong đó có khu đô thị, nhà hát lớn, một số đền thờ, cửa hàng, tượng đài công cộng độc đáo, nhà tắm công cộng.
Họ thậm chí có thể nhìn lịch sử phát triển của thành phố này từ khi nó được xây dựng vào năm 241 trước Công nguyên cho đến khi nó bị bỏ hoang.
Các nhà nghiên cứu tin rằng công nghệ này sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong việc nghiên cứu các khu dân cư La Mã cổ đại, một cách tiếp cận mới có thể thay đổi lĩnh vực khảo cổ học.
Đây chỉ là bước khởi đầu trong một chuỗi bản đồ các thành phố cổ đại. Tác giả nghiên cứu, ông Martin Millett, người giảng dạy khảo cổ học tại Đại học Cambridge, Anh cho biết: "Chúng tôi vô cùng ngạc nhiên với kết quả có được về bản đồ thành phố La Mã cổ đại. Hình thức khảo sát này có thể làm thay đổi cách các nhà khảo cổ điều tra khu đô thị".
Thành phố Falerii Novi nhỏ hơn một nửa so với Pompeii cổ đại. Trước đây, các nhà khảo cổ đã khai quật một phần nhưng phần lớn diện tích thành phố vẫn còn bị chôn vùi.
Với dân số khoảng 3.000 người, thành phố Falerii Novi tự hào có một khu nhà tắm công cộng và tòa nhà phức tạp, ít nhất 60 ngôi nhà lớn, một ngôi đền hình chữ nhật có nhiều cột gần cổng phía Nam của thành phố.
Gần cổng phía Bắc là một di tích công cộng không giống như bất kỳ nơi nào khác, với một cổng vòm kết nối ở ba mặt và một quảng trường rộng mở rộng 40 x 90 mét.
Falerii Novi có một mạng lưới đường nước chạy bên dưới thành phố, dọc theo các đường phố, cho thấy quy hoạch thành phố khá có tổ chức, quy chuẩn.
Mexico phát hiện công trình của người Maya lớn hơn kim tự tháp Giza Sử dụng công nghệ phóng tia laser từ trên cao, các nhà khảo cổ đã phát hiện một công trình cổ xưa của người Maya tại bang Tabasco ở Mexico, với kích cỡ lớn hơn kim tự tháp Ai Cập. Theo Guardian, sử dụng phương pháp viễn thám trên không bằng tia laser, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra công...