Quán thanh xuân – Ký ức bầu trời: Hiểu thêm giá trị “Ta đứng bên trời tự do” (20h50, VTV1)
Với chủ đề “ Ký ức bầu trời”, khán giả của Quán thanh xuân sẽ được gợi lại miền ký ức vừa gần gũi, vừa mênh mông, đó là ký ức về bầu trời.
Quán thanh xuân – Ký ức bầu trời không chỉ thủ thỉ cùng bạn trong những lời tâm sự về kỷ niệm về bầu trời, về những chuyến bay mang theo bao ước mơ, khát khao được gửi gắm, để từ đó biết yêu hơn bầu trời quê hương. Đặc biệt trong 2 năm qua, dịch bệnh COVID-19 đã ngăn cản biết bao những chuyến bay, chia cắt nhiều số phận… chẳng khác nào thời chiến tranh… Chúng ta càng thêm hiểu giá trị của “ta đứng bên trời tự do”.
Trung tướng Phạm Tuân chia sẻ về việc nhiều người cứ “viết kịch bản” cho ông khi muốn ông phải có ước mơ bay lên bầu trời từ ngày bé, nhưng ở miền quê nghèo thì làm gì dám “mơ”. Là người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ, trung tướng Phạm Tuân đã kể về khát vọng bay của ông, từ khi còn là một thợ máy đã vượt qua rất nhiều người để sang Liên Xô học và nuôi dưỡng khát vọng trở thành phi công. Ông tập luyện 18 tháng để bay vào vũ trụ, mang theo 4 thứ sau này đặt trong những bảo tàng khác nhau: Di chúc Bác Hồ, Tuyên ngôn độc lập, Cờ Tổ quốc và ảnh Tổng bí thư Lê Duẩn, tất cả đều nhỏ xíu bằng bàn tay. Ông cảm thấy thật hạnh phúc khi được ngắm nhìn trái đất, quê hương, đất nước và vẻ đẹp của bầu trời hoà bình, và đặc biệt thấy tự hào khi là người Việt Nam cắm được cờ, đóng được con dấu trên trạm vũ trụ. Trung tướng Phạm Tuân đã khiến không khí của trường quay chương trình “Ký ức bầu trời” sôi động bởi sự hài hước của ông.
Nhà văn, nhà báo Hữu Việt chia sẻ về tiểu thuyết Vùng trời của nhà văn Hữu Mai và nguyên mẫu của những người lái máy bay chiến đấu. Nhiều nguyên mẫu trong tiểu thuyết Vùng trời. anh Việt được gặp ngoài đời, họ đều có những chiếc hộp sắt đựng quân tư trang và những bức thư, những thứ này đã được giao cho cha anh để viết nên cuốn tiểu thuyết.
Đồng thời anh cũng chia sẻ ký ức của mình về bầu trời Hà Nội tuổi thơ của mình: “Năm lên 9 tuổi, đi sơ tán ở xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, (tỉnh Hà Tây cũ). Bầu trời ấy những ngày đầy nắng, chúng tôi chạy trên đồng nhặt những sợi thiếc màu trắng về chơi, sau mới biết đó là nhiễu máy bay Mỹ thả để che mắt hệ thống phòng không của ta, khi bay vào ném bom Hà Nội. Biết tin Mỹ ngừng ném bom Hà Nội, từ Phụng Thượng, cậu bé 9 tuổi đi nhờ xe buýt về Hà Nội. Xuống bên xe Kim Mã, tôi đi qua phố Khâm Thiên về khu tập thể Nam Đồng (Quân khu Nam Đồng)”.
Vị khách mời đặc biệt của chương trình “Ký ức bầu trời” đến từ TP Hồ Chí Minh, kết nối với chương trình qua Skype – một giải pháp của những người làm chương trình Quán thanh xuân mùa COVID-19. Đó là nhà giáo dục, ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh. Câu chuyện bầu trời của bà có nhiều chi tiết thú vị, độc đáo. Đó là ký ức về những chuyến bay ngoại giao nhiều kỷ niệm và mang những nhiệm vụ ngoại giao của đất nước. Bà sẽ chia sẻ về chuyến bay đi Liên xô với rất nhiều hành khách đặc biệt, nhất là có những chị đi xuất khẩu lao động với trang phục mỏng giữa trời thu lạnh, đó là những ký ức về chuyến bay mà bà nhớ nhất trong cuộc đời nhiều màu sắc của mình. Đặc biệt, đó là câu chuyện về giành lại quyền điều hành FIR Hồ Chí Minh, khẳng định độc lập, chủ quyền, làm chủ vùng trời của Tổ quốc (1994).
Đại diện đoàn bay 919, ông Phạm Huy Vận đã chia sẻ câu chuyện về những chuyến bay dân dụng đầu tiên của Việt Nam. Với việc thành lập Đoàn bay dân dụng 919, những chuyến bay dân dụng đầu tiên, tất cả nhân sự đều được chuyển từ đội lái máy bay chiến đấu sang. Không có tiếp viên chuyên nghiệp mà là mấy cô bộ đội, trang phục cũng là quân phục chở khách rồi đến quần xanh áo trắng, cũng chỉ có 2 tiếp viên chứ không phải 8 như bây giờ, hành khách đầu tiên là những người làm nhiệm vụ cho Chính phủ chứ không bán vé.
Qua lời kể của ông Phạm Huy Vận, khán giả của Quán thanh xuân biết thêm những câu chuyện như: nước Nga đã giúp chúng ta có những chiếc máy bay đầu tiên; dịch vụ trên máy bay đơn giản: đồ ăn đựng trong thùng tôn tự gò, thức ăn chỉ có bánh gói trong nilon và quít, nước chè thì đựng trong can, khách còn tưởng nước mắm. Rồi cả chi tiết thiếu tiếp viên, cơ trưởng phải tự ra phục vụ, khách hàng sợ quá đuổi lên và tự phục vụ.
NSND Lê Khanh chia sẻ ước mơ “được bay” từ khi còn là một cô bé. Với nghề nghiệp của mình, những chuyến bay là một phần đời không thể thiếu với chị. Chúng ta hãy bật tivi và nghe câu chuyện được kể rất hóm hỉnh và “đưa đẩy” từ nghệ sĩ tài năng vào bậc nhất của sân khấu Việt Nam này.
Tiếp viên trưởng Phạm Minh Hiền với ký ức về những chuyến bay năm 1993, hàng không phục vụ rất nhiều suất ăn khiến các cô tiếp viên suýt thì không kịp thu lại trước khi hạ cánh, khiến các cô “nước mắt ngắn nước mắt dài”. MC Anh Tuấn lần đầu tiết lộ về “ước mơ” làm phi công của mình, nhân thử thách của Trung tướng Phạm Tuân, và chia sẻ về lần đi máy bay nhớ đời khi phải dùng cả mặt nạ dưỡng khí.
Video đang HOT
Chương trình Quán thanh xuân tháng 8 – Ký ức bầu trời, phát sóng 20h50 ngày 7/8 trên kênh VTV1.
Ký ức bầu trời đầu tiên của dàn khách Quán thanh xuân: Ôn lại quá khứ để yêu hơn hiện tại
Ôn lại quá khứ trong Quán thanh xuân, khán giả thấy yêu hơn hiện tại và cùng cầu chúc cho dịch COVID-19 sớm lui để những chuyến bay lại rộn ràng.
Với chủ đề "Ký ức bầu trời", khán giả của Quán thanh xuân tháng 8 được gặp gỡ nhiều nhân vật "đình đám" của nghề bay như: Trung tướng Phạm Tuân, đại diện đoàn bay 919 - ông Phạm Huy Vận, tiếp viên trưởng Phạm Minh Hiền; nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh, NSND Lê Khanh, nhà báo Hữu Việt... Mỗi nhân vật mang đến chương trình một câu chuyện riêng của mình về bầu trời. Đó có thể là ký ức lần đầu ngồi lên chiếc máy bay của người phi công, là khoảnh khắc nhớ lại về những chuyến bay dân dụng đầu tiên của Việt Nam, hay ước mơ gắn bó với một bầu trời tự do đầy tự hào lần đầu được tiết lộ...
MC Anh Tuấn lần đầu tiết lộ về "ước mơ" làm phi công và bị loại từ "vòng gửi xe" vì chiếc răng sâu
Chia sẻ trong chương trình, MC Anh Tuấn lần đầu kể về ước mơ làm phi công và cái kết nhanh tới bất ngờ. Vào năm 1993 hãng hàng không Vietnam Airlines ra đời, có nhiều đợt tuyển tiếp viên. Khi ấy anh đang học nhạc cổ điển, thỉnh thoảng nghĩ về tương lai của mình thì rất lo lắng, sợ ra trường khó kiếm việc, mà có kiếm được thì cũng khó "đủ ăn".
Lúc ấy nhiều bạn bè cùng khóa có người nhà làm trong ngành hàng không bảo nhau hay là đi tuyển tiếp viên. Anh Tuấn nghĩ mình không giỏi phục vụ, nên quyết tâm thi phi công. Rất tiếc, vì một chiếc răng sâu, anh bị loại từ vòng sơ loại.
Nghe chia sẻ của MC Anh Tuấn, Trung tướng Phạm Tuân cho biết, khi chọn phi công sẽ "loại thẳng tay" những người có khiếm khuyết về sức khỏe để chọn những người có sức khỏe toàn diện. Bản thân ông ban đầu cũng không được tuyển vào phi công mà chỉ đủ tiêu chuẩn đi học thợ máy. Sau vì số lượng phi công Việt Nam thiếu, ông được điều chuyển lên và vượt qua tất cả các kỳ thi nên mới chính thức trở thành phi công vũ trụ.
Để kiểm tra khả năng làm phi công của mình, MC Anh Tuấn cũng không ngần ngại tập động tác quay vòng tròn để hai phi công kỳ cựu chấm điểm. Kết quả anh vượt qua 20 vòng quay và được công nhận "cũng tạm".
Bên cạnh đó, MC Anh Tuấn còn chia sẻ riêng một kỷ niệm suýt chết của anh trên máy bay: "Tôi là một trong số ít những người được ngồi trên chiếc máy bay gặp sự cố khẩn cấp. Máy bay phải hạ cánh khẩn cấp, tôi cũng theo mọi người lấy mặt nạ ôxy úp lên mặt. Nhưng khi về đến nhà, tôi có tâm sự với bạn bè tiếp viên rằng đeo mặt nạ mà thấy khó thở hơn. Hóa ra, mặt nạ của tôi chưa giật đúng kỹ thuật, tức là chưa có tí ôxy nào được bơm ra".
NSND Lê Khanh: Lần đầu đi máy bay năm 15 tuổi và phạm đạo làm nghề cũng liên quan tới một chuyến bay
NSND Lê Khanh chia sẻ ước mơ "được bay" từ khi còn là một cô bé. Với nghề nghiệp của mình, những chuyến bay là một phần đời không thể thiếu với chị.
"Tôi vẫn nhớ khi máy bay cất cánh, ngồi trên ghế còn không biết thắt dây an toàn, cứ thế mà reo lên: nghiêng kìa, nghiêng kìa, ô bay rồi à đến nỗi mọi người phải giữ tôi ngồi yên trên ghế và thắt hộ dây an toàn. Món ăn trên máy bay thì ngon kinh khủng. Rồi đến lúc máy bay hạ cánh, binh một cái, cả người xóc nảy lên như củ khoai, khi tất cả mọi người vỗ tay hoan hô an toàn rồi thì mới biết máy bay đã hạ cánh".
"Có lần tôi phạm phải đạo làm nghề vô cùng lớn" - NSND Lê Khanh kể lại - "Tôi diễn ở rạp Hồng Hà, tức là chợ Hàng Da bây giờ, nhưng không tập trung nổi vì cứ nghe tiếng máy bay. Tôi biết máy bay của Nhà hát kịch trung ương Việt Nam sẽ từ Liên Xô về Việt Nam hôm ấy, bố tôi sẽ mang về những trái táo rất thơm từ Liên Xô. Đến tối, hết lớp diễn đầu tiên, tôi dám mạnh bạo đến mức lấy xe đạp vừa chạy thật nhanh về nhà vừa lạy Trời lạy Phật là xe không bị tuột xích. Về đến nhà, lấy được quả táo là tôi cất ngay vào tủ rồi lại trở về nhà hát vừa đúng diễn tiếp. Trái táo nó thơm đến bây giờ".
"Giờ tôi đi làm bằng máy bay vì mọi dự án đều ở TP. Hồ Chí Minh. Sáng đi chuyến đầu tiên lúc 6h, tối về trên chuyến cuối cùng, cứ như thế một tuần có khi vài lần" - nữ nghệ sĩ tâm sự - "Cái thời xưa ấy làm sao nghĩ tới việc Việt Nam từ 5 máy do Trung Quốc viện trợ, đến 11 mấy bay do Nga tài trợ và đến lúc này, những nghệ sĩ Việt, công dân Việt được đi làm bằng máy bay. Đó là niềm hạnh phúc".
Trung tướng Phạm Tuân: Trở thành phi công là ngẫu nhiên, máy bay đầu tiên ngồi lên bay còn chậm hơn ô tô
Là người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ, trung tướng Phạm Tuân đã kể về khát vọng bay của ông, từ khi còn là một thợ máy đã vượt qua rất nhiều người để sang Liên Xô học và nuôi dưỡng khát vọng trở thành phi công. Trung tướng Phạm Tuân cho hay nhiều người cứ "viết kịch bản" cho ông khi muốn ông phải có ước mơ bay lên bầu trời từ ngày bé, nhưng ở miền quê nghèo thì làm gì dám "mơ". Con đường trở thành một phi công được ông nhận định là sự ngẫu nhiên.
"Tôi cũng đi khám phi công nhưng không trúng tuyển vì đau mắt hột, loạn nhịp tim. Tôi đi học thợ máy. Tháng 11/1965 tôi sang Liên Xô, thi thoảng đi đường thấy mấy anh phi công Việt Nam mặc bộ quần áo nhiều túi, xúng xính cặp da đẹp, mình thấy ngưỡng mộ ghê gớm. Lúc ấy chỉ ước mình được ngồi trên máy bay một lần thôi", Trung ướng Phạm Tuân kể.
"Sau đó đội ngũ phi công gửi sang Liên Xô bị trượt nhiều quá, thiếu phi công nên họ "khảo cổ" lại anh thợ máy lên bay. Điều may là người Nga quý tôi nên tôi được bay. Lúc ấy tôi bay loại máy bay phọt phẹt nhất, tốc độ lớn nhất chỉ 120km/h, không bằng tốc độ ô tô bây giờ".
"Hồi thi tuyển bay vào vũ trụ, Việt Nam chỉ tuyển được có 3 người trong khi yêu cầu là 4 người, tôi lại được đưa vào. Cuối cùng, bác sĩ Liên Xô lại chọn tôi chứ không phải người khác. Thế nên, tôi nói mình trở thành phi công là ngẫu nhiên, mình muốn lắm nhưng không đủ tiêu chuẩn nên không dám mơ. Nhưng không dám mơ mà nó cứ đến và mình cứ làm rồi lại được", Trung tướng Phạm Tuân cho biết.
Trung tướng Phạm Tuân tập luyện 18 tháng để bay vào vũ trụ, mang theo 4 thứ sau này đặt trong những bảo tàng khác nhau: Di chúc Bác Hồ, Tuyên ngôn độc lập, Cờ Tổ quốc và ảnh Tổng bí thư Lê Duẩn, tất cả đều nhỏ xíu bằng bàn tay. Ông cảm thấy thật hạnh phúc khi được ngắm nhìn trái đất, quê hương, đất nước và vẻ đẹp của bầu trời hoà bình, và đặc biệt thấy tự hào khi là người Việt Nam cắm được cờ, đóng được con dấu trên trạm vũ trụ.
Hồi ức về những chuyến bay hàng không dân dụng đầu tiên
Ngày nay, Việt Nam có 4 hãng hàng không nội địa, cùng với nhiều hãng hàng không giá rẻ. Chỉ trong vòng nửa thế kỷ, mọi chuyện đã thay đổi rất nhiều, nhiều câu chuyện được kể lại nghe cứ như "cổ tích". Hàng không dân dụng ngày càng phát triển và ngay cả một người dân bình thường cũng có thể chạm tới ước mơ được... bay lên trời.
Ông Phạm Huy Vận
Đại diện đoàn bay 919, ông Phạm Huy Vận đã chia sẻ câu chuyện về những chuyến bay dân dụng đầu tiên của Việt Nam. Với việc thành lập Đoàn bay dân dụng 919, những chuyến bay dân dụng đầu tiên, tất cả nhân sự đều được chuyển từ đội lái máy bay chiến đấu sang. Không có tiếp viên chuyên nghiệp mà là mấy cô bộ đội, trang phục cũng là quân phục chở khách rồi đến quần xanh áo trắng, cũng chỉ có 2 tiếp viên chứ không phải 8 như bây giờ, hành khách đầu tiên là những người làm nhiệm vụ cho Chính phủ chứ không bán vé.
Qua lời kể của ông Phạm Huy Vận, khán giả của Quán thanh xuân biết thêm những câu chuyện như: nước Nga đã giúp chúng ta có những chiếc máy bay đầu tiên; dịch vụ trên máy bay đơn giản: đồ ăn đựng trong thùng tôn tự gò, thức ăn chỉ có bánh gói trong nilon và quít, nước chè thì đựng trong can, khách còn tưởng nước mắm. Rồi cả chi tiết thiếu tiếp viên, cơ trưởng phải tự ra phục vụ, khách hàng sợ quá đuổi lên và tự phục vụ.
Kết nối từ TP. Hồ Chí Minh, vị khách quen của chương trình Quán thanh xuân - nhà giáo dục, ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh đã chia sẻ về chuyến bay đầu tiên từ Hồ Chính Minh ra Hà Nội vào năm tháng 10/1975, bà không quên được những hố tròn lớn nhìn từ máy bay xuống mặt đất. Bà Tôn Nữ Thị Ninh vốn tưởng đó là những ao hồ tự nhiên nhưng sau này, bà mới biết đó lại là những hố bom chưa san lấp, dấu ấn chiến tranh còn sót lại.
Đặc biệt, bà Tôn Nữ Thị Ninh còn kể câu chuyện giành lại quyền điều hành FIR Hồ Chí Minh, khẳng định độc lập, chủ quyền, làm chủ vùng trời của Tổ quốc (1994). Ông Phạm Huy Vận cũng không thể quên những ký ức thời khó khăn khi còn chưa được quyền điều hành FIR Hồ Chí Minh, đồng thời khẳng định ý nghĩa lịch sử quan trọng của sự kiện này.
Tiếp viên trưởng kỳ cựu Phạm Minh Hiền
Trong khi đó, với tiếp viên trưởng kỳ cựu Phạm Minh Hiền, ký ức khó quên của cô là những chuyến bay vào năm 1993 khi mới bắt đầu công việc gắn bó với bầu trời, hàng không phục vụ rất nhiều suất ăn khiến các cô tiếp viên suýt thì không kịp thu lại trước khi hạ cánh, khiến các cô "nước mắt ngắn nước mắt dài" vì bị mắng.
Những hồi ức về bầu trời, về những chuyến bay được các khách mời Quán thanh xuân chia sẻ cũng khiến nhiều khán giả thấy mình trong đó, có thể đó là kỷ niệm về lần đầu ngồi máy bay mà không biết thắt dây an toàn ở đâu, hay dư vị của những món ăn được phục vụ trên các chuyến bay. Đặc biệt trong 2 năm qua, khi dịch bệnh COVID-19 đã ngăn cản biết bao những chuyến bay, chia cắt nhiều số phận, có lẽ nhiều người sẽ càng nhớ những chuyến bay nhiều hơn. Và với Quán thanh xuân, cơ hội ôn lại ký ức cũng là để yêu hơn hiện tại, mong những chuyến bay có thể tiếp tục rộn ràng trên bầu trời, như nhịp cầu nối những bờ vui.
Quán thanh xuân: Thành phố những cánh buồm Với chủ đề Thành phố những cánh buồm, thành phố mà chương trình Quán thanh xuân tháng 7 tìm về chính là Hải Phòng. Không chỉ riêng người Hải Phòng, mà những ai đã một lần gắn bó với đất Cảng, khi nghe giai điệu câu hát "Tháng năm rợp trời hoa phượng đỏ..." lòng không khỏi rưng rưng. Nhớ về một thành...