Quan tham Trung Quốc từ Mỹ về nước đầu thú
Nghi phạm nằm trong danh sách 100 người Trung Quốc trốn ra nước ngoài bị truy nã gắt gao nhất đã ra đầu thú.
Cảnh sát tại Bắc Kinh năm 2009.
Zhang Yongguang, cựu cảnh sát ở thành phố Thâm Quyến, nam Trung Quốc, trốn sang Mỹ năm 2010 bị truy nã vì nghi ngờ nhận hối lộ, Reuters dẫn thông báo của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc ngày 28/7.
Tháng 4/2015, giới chức Trung Quốc công bố danh sách 100 nghi phạm bị truy nã gắt gao nhất được cho là đang ẩn náu ở nước ngoài. Nhiều người sống ở Mỹ, Canada và Australia. Zhang là người thứ 54 trong danh sách đã trở về Trung Quốc.Zhang “đã tự nguyện về nước và hoàn trả số tiền bất chính”, ủy ban cho biết. Gia đình hay đại diện pháp lý của Zhang chưa đưa ra bình luận.
Video đang HOT
“Chúng tôi sẽ nỗ lực liên tục trong việc chống tham nhũng và thu hồi tài sản bị đánh cắp, khiến cho những nghi phạm tham nhũng không còn chỗ để trốn”, một quan chức thuộc ủy ban nói.
Theo Phương Vũ (VNE)
Quan tỉnh bị bắt, nhiều cấp dưới "nhảy lầu, ngã sông"
Theo hãng Tin tức Trung Quốc (CNS), ngày 18/7 vừa qua, Tòa án thành phố Trùng Khánh đã kết thúc xét xử vụ án Ngu Hải Yến, Ủy viên thường vụ, Phó tỉnh trưởng Cam Túc nhận hối lộ. Ngu Hải Yến bị tuyên phạt mức án 15 năm tù, phạt 6 triệu NDT và truy thu toàn bộ số tài sản có được do nhận hối lộ để sung kho nhà nước.
Qua xét xử, Tòa án đã làm rõ, từ 1998 đến 2016, bị cáo Ngu Hải Yến đã lợi dụng tiện lợi khi giữ các chức vụ: Giám đốc nhà máy luyện thép, Phó Tổng giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch Công ty hữu hạn Tập đoàn Gang thép Tửu Tuyền; Chủ nhiệm Ủy ban quản lý tài sản công hữu tỉnh, Phó tỉnh trưởng Cam Túc, Ủy viên thường vụ tỉnh ủy, Bí thư thành ủy Lan Châu để giúp các tập thể và cá nhân trong việc tiêu thụ sản phẩm, nhận thầu công trình, khai thác nhà đất, đề bạt cán bộ, điều chỉnh chức vụ...rồi trực tiếp hoặc thông qua vợ là Lý Nham Hoa nhận hối lộ tổng cộng hơn 65,63 triệu NDT (230 tỷ VND).
Ngu Hải Yến khi còn giữ chức.
Ngu Hải Yến sinh tháng 7/1961 tại Chiết Giang, sau khi tốt nghiệp Học viện Kiến trúc Luyện kim Tây An năm 1982 đã lần lượt công tác tại Công ty Gang thép Tân Cương và Tửu Tuyền. Năm 2002, ở tuổi 41, Yến được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tập đoàn Gang thép Tửu Tuyền. Sau 22 năm làm việc trong ngành luyện kim, tháng 12/2004, Yến chuyển qua chính trường với chức vụ Bí thư đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban giám sát quản lý tài sản công hữu tỉnh Cam Túc, 2 năm sau được giao chức Bí thư thành ủy Thiên Thủy, rồi Phó tỉnh trưởng Cam Túc (2011); tháng 4/2012 được bầu làm Ủy viên thường vụ tỉnh ủy, 6 tháng sau là Bí thư thành ủy Lan Châu, từ tháng 11/2016 là Phó tỉnh trưởng thường trực Cam Túc.
Tháng 1/2017, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương (UBKTKLTW) thông báo Ngu Hải Yến bị tổ chức điều tra vì vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, trở thành cán bộ lãnh đạo tỉnh Cam Túc thứ 2 và cũng là Bí thư thành ủy Lan Châu thứ 2 bị "ngã ngựa" sau Đại hội 18 sau Lục Vũ Thành. Tháng 6/2017, Yến bị khai trừ đảng và công chức, chuyển sang cơ quan tư pháp xử lý. Sau khi kết thúc điều tra, Yến bị Viện Kiểm sát tối cao Trung Quốc chỉ định Viện Kiểm sát Trùng Khánh truy tố, đưa ra xét xử từ ngày 24/5/2018 theo phương châm "phạm tội nơi này, xét xử nơi khác". Việc xét xử kéo dài tới ngày 18/7 vừa qua mới công bố mức án phạt
Tháng 9/2017, trong bộ phim "Kiếm sắc tuần thị" được phát trên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), Ngu Hải Yến là một nhân vật được xuất hiện nhiều. Theo đó, từ tháng 11/2016 đến tháng 1/2017, Tổ tuần thị thứ 3 của trung ương về Cam Túc tái thanh tra kiểu "Hồi mã thương", 5 ngày sau khi kết thúc cuộc thanh tra thì Yến bị UBKTKLTW đưa đi thẩm tra. Trong thời gian Tổ tuần thị về đây, Yến đã bố trí thân tín ở các ban ngành tìm mọi cách nghe ngóng, dò xét tình hình; đồng thời bắt đầu di chuyển các món đồ quý trong nhà, liên hệ với các "ông chủ" (quan chức cấp cao đang o bế y), những thành viên trong nhóm lợi ích để bàn bạc đối sách, thống nhất lời khai.
Yến xé vụn những bức ảnh chụp chung với các "ông chủ" rồi cho vào bồn cầu xả nước khiến bồn cầu tắc nghẽn. Bà vợ Lý Nham Hoa khai: khi Tổ tuần thị ở Cam Túc, trên bàn trong nhà luôn đặt cả dãy điện thoại di động, mỗi "ông chủ" được cho một số riêng để liên lạc với Yến; sau khi thống nhất cách đối phó và lời khai với các "ông chủ", Yến đã ngâm nước rồi ném tất cả số điện thoại này xuống dòng Hoàng Hà. Thời gian này Yến rất hay đi dạo dọc Hoàng Hà; ngoài điện thoại, ông ta còn ném xuống sông đồng hồ đắt tiền đã bị đập hỏng và nhiều thứ khác; thế nhưng ông ta không thể xóa bỏ được mọi dấu tích vi phạm kỷ luật và pháp luật. Sau khi tổ Tuần thị về nằm vùng, các vấn đề nghiêm trọng của Yến lần lượt bị phanh phui.
Lúc này, Ngu Hải Yến biết thời của mình đã chấm dứt, nhưng ông ta không từ bỏ việc đối kháng. Yến tìm được một cán bộ cảnh sát về hưu được cho là đã từng công tác tại UBKTKLTW rồi cùng vợ đến gặp để "tập huấn", luyện tập cách đối phó tổ chức điều tra. Yến khai, về sau khi cán bộ điều tra cho biết người này chỉ là một cán bộ Cục Công an Lan Châu nghỉ hưu mạo nhận là cựu cán bộ UBKTKLTW, Yến cảm thấy rất mất mặt vì mắc lừa.
Sau khi Ngu Hải Yến được đưa lên làm lãnh đạo tỉnh, ông ta đã điều động hơn 100 cán bộ là thuộc cấp từ Tập đoàn Gang thép Tửu Tuyền đi theo để tạo dựng một thế lực riêng; trong số đó có Kim Tấn Triết, thư ký riêng. Khi Yến làm Bí thư thành ủy Lan Châu thì Triết là Phó Tổng thư ký thành ủy. Tờ "Tuần san Kinh tế Trung Quốc" cho biết: sau khi Ngu Hải Yến bị bắt, Kim Tấn Triết và nhiều quan chức cấp ty, sở cũng bị điều tra do vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, nhiều người đã chết do "ngã lầu hoặc ngã xuống sông". Trong số này có Trương Kỷ Huân - Cục phó Tài nguyên đất đai Lan Châu; Lưu Hồng Quân - Cục trưởng Chấp pháp quản lý tổng hợp; Dư Kính Đông, Chủ tịch Chính Hiệp Lan Châu chết do "ngã lầu" hoặc "ngã sông"; một người khác là Chu Cường, Chủ nhiệm Ủy ban cải cách phát triển kinh tế tỉnh Cam Túc cũng "ngã sông và mất tích".
Kim Tấn Triết bị bắt cùng ngày 11/1/2017 với Ngu Hải Yến. "Tuần san kinh tế Trung Quốc" cho biết: Kim Nhân Triết thậm chí khống chế quyền dùng người của Lan Châu, thành ủy muốn khảo sát cán bộ nào đều phải trao đổi trước với ông ta; thậm chí Triết dám chỉ mặt thành viên lãnh đạo tỉnh chửi mắng do cậy là thư ký của Ngu Hải Yến và Yến lại được Bí thư tỉnh ủy Vương Tam Vận ưu ái.
Sau khi Ngu Hải Yến bị đưa đi điều tra, ngày 11/7/2017 đến lượt Vương Tam Vận, Ủy viên Trung ương, Bí thư tỉnh ủy Cam Túc bị UBKTKLTW thông báo điều tra vì "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng"; ngày 22/9 Vận bị khai trừ đảng và công chức rồi chuyển giao cơ quan tư pháp xử lý; ngày 30/9/2017, Viện Kiểm sát tối cao Trung Quốc thông báo lập án điều tra và áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với Vương Tam Vận, đến nay việc điều tra vẫn đang tiến hành.
Theo Thu Thủy
Tiền phong
Cựu ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc nhận hối lộ 27 triệu USD Cựu bí thư Trùng Khánh, cựu ủy Bộ Chính trị Trung Quốc Tôn Chính Tài đã thừa nhận ăn hối lộ 27 triệu USD trong phiên tòa diễn ra ngày hôm nay, 12/4. Cựu bí thư Trùng Khánh Tôn Chính Tài (Ảnh: Reuters) SCMP hôm nay đưa tin, tại tòa án Nhân dân Trung cấp số 1 Thiên Tân, cựu ủy viên Bộ...