Quan tham Trung Quốc thoát thân thế nào?
Khi Yang Xiuzhu đoán được chiều hướng vào năm 2003 là các nhà điều tra chống tham nhũng đang định &’soi’ vào công chuyện của mình, bà đã bắt chuyến bay sang Singapore. Vài ngày sau đó, bà đổi tên và bay tới New York, Mỹ.
Bà Yang Xiuzhu trong một cuộc họp tại tỉnh Chiết Giang, ngày 29/12/2011. Ảnh: Reuters
Hãng tin Reuters có bài viết về trường hợp bà Yang bị Trung Quốc truy nã qua Interpol. Yang vốn là quan chức cấp cao chịu trách nhiệm các dự án xây dựng tại tỉnh miền đông là Chiết Giang. Cuối cùng, bà bị bắt ở Amsterdam, Hà Lan, vào năm 2005. Nhưng phải gần một thập kỷ sau, Trung Quốc vẫn chưa thể đưa bà trở lại đại lục, bất kể tốn không ít thời gian thương lượng với phía Hà Lan.
Vụ việc của bà Yang và những vụ khác tương tự đã làm nổi rõ thách thức của Chủ tịch Tập Cận Bình khi ông mở rộng chiến dịch chống tham nhũng để lần theo dấu vết những người tình nghi đã lẩn trốn ở nước ngoài, thường mang theo cả khối tài sản bất chính của mình.
Truyền thông trong nước đã sử dụng mũi nhọn mới đất nhất trong chiến dịch thanh trừng của ông Tập Cận Bình – mà Bộ Công an nước này gọi là &’săn cáo’ – để cảnh báo các quan chức về việc bỏ trốn.
Nhưng trong khi Trung Quốc có các thỏa thuận về dẫn độ với 38 quốc gia, họ lại không đạt được điều này với Hà Lan, hay là Mỹ, Canada và Australia – ba điểm đến phổ biến nhất cho những nghi phạm kinh tế.
Các chuyên gia về luật của Trung Quốc cho biết, ngoài những yếu tố như chất lượng sống, cơ sở giáo dục tầm quốc tế và cộng đồng người Hoa đông đảo hấp dẫn các quan chức này, thì ba quốc gia trên còn được lựa chọn vì tại đây, lực lượng hành pháp Trung Quốc thường bị nghi ngờ.
Thêm vào đó, các chính quyền phương Tây từ lâu đã rất miễn cưỡng khi giao nộp những nghi phạm người Hoa vì các lo ngại về hành xử của cơ quan hành pháp Trung Quốc đại lục.
“Có những khác biệt trong hệ thống chính trị của chúng tôi, cũng như cả về mặt ý thức hệ” – Lin Xin, một nhà nghiên cứu chuyên về luật quốc tế tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết.
“Những khác biệt này sẽ tác động tới việc dẫn độ”.
Hồi đầu tháng này, Trung Quốc cho biết hơn 150 &’người bỏ trốn trong lĩnh vực kinh tế’, nhiều người trong số đó là quan chức tham nhũng, đã ở Mỹ. Con số lưu vong trên toàn cầu là chưa thống kê được.
Theo dữ liệu của Reuters, Interpol ban hành lệnh truy nã với 69 nhân vật Trung Quốc vì tội tham nhũng, tham ô, hối lộ.
Video đang HOT
Bắc Kinh còn gọi những người này là “các quan chức lộ liễu” – những người đưa cả gia đình ra hải ngoại, và sử dụng các mối quan hệ đó để tuồn tài sản bất hợp pháp ra khỏi Trung Quốc.
Tổ chức phi lợi nhuận mang tên nhóm Liêm chính Tài chính Toàn cầu cho biết, ước tính có khoảng 2,83 nghìn tỉ USD đã &’chảy’ ra khỏi Trung Quốc một cách bất hợp pháp, từ năm 2005-2011.
Tân Hoa Xã hồi tháng Bảy vừa qua thống kê, Trung Quốc đã dẫn độ 730 nghi phạm tội phạm kinh tế lớn từ hàng chục quốc gia kể từ năm 2008. Trong một dấu hiệu cho thấy khả năng Bắc Kinh đang tăng tốc chiến dịch &’săn cáo’, 18 nghi phạm đã bị dẫn độ trong tháng vừa rồi từ những nước như Campuchia, Indonesia, Uganda.
Nhưng, số nghi phạm trở về từ các nước phương Tây rất ít.
Vụ việc nổi bật nhất gần đây là vụ của Lai Changxing, từng là kẻ bỏ trốn bị truy nã gắt gao nhất, ẩn náu ở Canada cùng gia đình năm 1999. Ông này nhận được chế độ tị nạn sau khi tuyên bố rằng các cáo buộc ông đã thực hiện một đợt buôn lậu trị giá hàng tỉ USD ở thành phố miền đông nam là Xiamen xuất phát từ động cơ chính trị.
Sau khi một phiên tòa bác bỏ đơn xin tị nạn của Lai, ông này bị trục xuất vào năm 2011, nhưng không bị dẫn độ. Ông bị kết án tù chung thân vào năm sau đó.
Theo Vietnamnet
Vương Kỳ Sơn xử quan tham Trung Quốc Kỳ 1: Chiêu thức 'đánh phủ đầu' đối tượng điều tra
Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) đang mở chiến dịch chống tham nhũng lớn nhất từ khi mở cửa nền kinh tế với thế giới hồi năm 1978, một cuộc đổi đời của hàng triệu dân thoát nghèo, nhưng cũng khiến một bộ phận không nhỏ cán bộ suy thoái đạo đức, tranh thủ các mối quan hệ chính trị để tư lợi bất chính.
Ông Vương Kỳ Sơn chỉ đạo CCDI
Nhiệm vụ chỉ huy cuộc "đập ruồi, đả cọp" này được giao cho ông Vương Kỳ Sơn, ủy viên Bộ chính trị CPC và là cánh tay phải của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Chẳng cần "hóa" của công thành "của ông"
Trên các trang mạng xã hội, người hâm mộ gọi ông Vương là "Bao Công" sẵn sàng trừng trị bọn tội phạm. Họ cũng thường đề cập việc ông có vợ nhưng không có con, để khẳng định rằng ông chẳng cần "hóa của công thành của ông" và của gia đình.
Năm ngoái, khi ông Vương-chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương (CCDI) cử "lính" tới Nanchang hồi mùa hè, chỉ đạo của ông rất rõ ràng: các nhân viên điều tra phải "phủ đầu" cán bộ chính quyền địa phương, theo một chuyện kể đăng trên trang web của chính phủ.
"Lính" ông Vương cho giới truyền thông biết: họ lưu trú ở nhà khách chính phủ. Chỉ vài ngày sau, hàng trăm cư dân xếp hàng cung cấp chứng cứ sai phạm của các "quan tham". Đơn tố cáo cũng tràn ngập trên internet.
Yang Peng, một chủ nhà hàng, đã kể với nhân viên điều tra rằng ông bị bỏ tù, bị tra tấn, chỉ vì bạn ông là "đối thủ" của một "quan lớn" ở tỉnh Giang Tây: cựu bí thư Su Rong bị tố cáo "dàn xếp" vụ bán một xí nghiệp luyện cán thép để được "xơi lại quả".
Yang thuật lại với báo Wall Street Journal: "Đó là những tháng địa ngục của đời tôi".
Năm 2009, vụ bán 60 % công ty Nanchang Steel Co cho một tỷ phú địa phương được giới truyền thông địa phương "ca" là một thành quả công cuộc cải tổ, vì công ty quốc doanh mở của đón nhận dòng vốn tư nhân.
Nhưng một số công nhân nghi ngờ có sự bất thường trong thương vụ này. Họ xếp hàng chờ gặp "lính" ông Vương để chia sẻ chứng cứ bí thư Su cùng "chiến hữu" dàn xếp kết quả đấu thầu nghiêng phần thắng cho vị tỷ phú, đổi lại là Su cùng "cạ" hưởng lại quả.
Cựu bí thư Su Rong
Cuối cùng, CCDI có đủ chứng cứ để mở cuộc điều tra Su hồi tháng 6.2014 vì "vi phạm kỷ luật đảng và nhà nước", một thuật ngữ để chỉ tội tham nhũng. Su cũng mất chức phó chủ tịch Mặt trận nhân dân Ủy ban toàn quốc hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân TQ (CPPCC). Tay tỷ phú thì bị bãi nhiệm khỏi ghế đại biểu quốc hội TQ.
Yang kể: "Vương Bao Công làm đâu ra đó. Tôi đã đốt pháo bông ăn mừng ngày Su bị điều tra".
Giao việc đúng người "sạch"
Câu chuyện này để cho thấy ông Vương được giao đúng việc, không chỉ vì ông với ông Tập là bạn thân từ khi cả hai người phải trải qua thời kỳ "bồi dưỡng chính trị" ở một vùng nông thôn, vào thời Cách mạng văn hóa.
Mà vì ông Vương nổi tiếng là một lãnh đạo cấp cao làm việc hiệu quả, cho thấy ông Tập quyết tâm tiêu diệt nạn tham nhũng vốn đe dọa sự tồn vong của CPC.
Hiện ông Vương đã "chém vài tướng", như đã ra lệnh điều tra cựu ủy viên Bộ Chính trị CPC Chu Vĩnh Khang, cựu phó chủ nhiệm quân ủy Từ Tài Hậu và Tưởng Khiết Mẫn, một "quan lớn" của ngành dầu khí quốc doanh. Ba "con cọp" này đã bị bắt nhưng chưa bị buộc tội danh nào.
Từ khi mở cuộc bài trừ tham nhũng hồi năm 2012, khoảng 30 cán bộ hàm thứ trưởng trở lên đã bị bắt vì bị cáo buộc tham nhũng. Riêng năm 2013, có 182.000 đảng viên bị điều tra, theo giáo sư luật Jiang Ming'an của Đại học Bắc Kinh.
Con số này quá lớn, so với 10.000 tới 20.000 vụ điều tra trong một năm trước khi ông Tập nắm quyền lực hồi năm 2012.
Hiện nỗ lực chống tham nhũng rất được người dân ủng hộ: 53% xem tham nhũng là "quốc nạn", theo thăm dò năm 2013 của Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ) so với 39% nói thế năm 2008.
Huang Jing, một chuyên gia về TQ ở Đại học Quốc gia Singapore, nói: "Lãnh đạo nhận ra nếu họ không ngăn chặn tham nhũng tràn lan, chế độ sẽ sụp đổ".
Nhưng cuộc bài trừ quốc nạn này cũng bị phê phán: các nhà quan sát nói nó giúp ông Tập gạt ra rìa các nhân vật quyền lực có thể nổi lên là đối thủ hoặc hạn chế quyền của ông, đồng thời giúp ông gây uy tín với quốc dân.
Cũng có những nỗi lo ngại, rằng những quan tham bị điều tra không được liên lạc với gia đình, luật sư. Nhân viên CCDI cũng mang tiếng là sử dụng các hình thức bức cung, như hồi năm ngoái, 5 "lính"cơ quan này bị buộc tội vì "trấn nước" khiến một đảng viên bị nghi ngờ tham ô đã chết.
Để hóa giải các quan ngại này, các quan chức nói ông Vương khuyến khích "lính" phân tích dữ liệu nhiều hơn, thay vì dựa vào các lời khai.
Chắc chắn là tất cả số cán bộ đảng viên bị CDDI điều tra đều đối mặt với tội danh nghiêm trọng, và các ội phạm có thể thuộc phạm vi "thú vui trần thế": theo giáo sư Jiang, khoảng 25.000 cán bộ bị xử kỷ luật vì "sống xa hoa", như dùng công quỹ để mua xe sang, vung tiền tổ chức đám ma "hoành tráng".
Giáo sư Jiang nói đấy không phải tội hình sự, mức kỷ luật gồm cảnh cáo, khiển trách, giáng chức hoặc bãi nhiệm. Phạm tội hình sự thì bị tù, án nghiêm trọng thì phải chịu tù chung thân.
(còn tiếp)
Theo Một Thế Giới
"Tập Cận Bình muốn trở thành vĩ nhân Trung Quốc bằng chống tham nhũng" Tập Cận Bình là người rất ngưỡng mộ Đặng Tiểu Bình và mong muốn bản thân trở thành một nhà lãnh đạo tương tự. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bưu điện Hoa Nam ngày 31/7 đưa tin, một trong những mong muốn mạnh mẽ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là có thể để lại di sản tương đương...