Quan tham Trung Quốc hối lộ bằng Mercedes chở vàng thỏi?
Ngoài hối lộ bằng tiền, quan Trung Quốc còn có nhiều cách khác như hối lộ 1 xe chất đầy vàng, hối lộ tình dục hay dùng sắc đẹp để tiến thân.
Trung Quốc hồi tháng ba chính thức khởi tố Trung tướng Cốc Tuấn Sơn, cựu phó chủ nhiệm tổng cục hậu cần Quân đội nhân dân Trung Quốc (PLA) với tội danh tham nhũng. Ông Cốc bị tình nghi lạm dụng quyền lực để “bán” hàng trăm chức tước trong quân đội.
Tạp chí Hong Kong Phoenix Weekly có quan hệ chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc cho biết tổng số tài sản bất chính ông Cốc thu được lên đến khoảng 30 tỷ nhân dân tệ (5 tỷ USD), trong đó có khoảng 600 triệu nhân dân tệ (97 triệu USD) là tiền hối lộ ông Cốc nhận được.
Cốc Tuấn Sơn, cựu phó chủ nhiệm tổng cục hậu cần Quân đội nhân dân Trung Quốc.
Ông Cốc là người đam mê vàng, đặc biệt là những bức tượng Phật bằng vàng. Tuy nhiên, ông thích được hối lộ vàng vụn hơn là vàng thỏi.
Khi đi đút lót, ông sẽ lấp đầy một chiếc xe Mercedes với hàng trăm thỏi vàng và chỉ cần trao chìa khóa xe cho người nhận, tạp chí cho biết.
“Ông Cốc có được chính xác những gì ông ấy muốn”, một nguồn thạo tin nói với tạp chí.
Bên cạnh đó, để được thăng quan tiến chức, những quan chức cấp dưới không chỉ dùng tiền mà còn dùng gái dâng tặng cho cấp trên.
Trước đó báo giới Hồng Kông đưa tin, Tang Can, một ca sỹ kiêm diễn viễn người Trung Quốc được cho là “quà tặng” của cựu thứ trưởng Bộ công an Lý Đông Sinh cho cấp trên của mình là Chu Vĩnh Khang, nguyên Bộ trưởng bộ công an, nguyên ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau đó, ông Chu đã giới thiệu Tang cho một đồng minh thân cận của mình là Bạc Hy Lai, cựu bí thư Trùng Khánh. Sau này, ông Bạc lại đem Tang giới thiệu cho Từ Tài Hậu.
Ông Chu (71 tuổi) còn được cho là đã quan hệ tình dục với xướng ngôn viên đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) Ye Yingchun trong xe hơi vào ngày 29/11/2013, theo China Times.
Tờ báo này cho rằng ông Chu bắt đầu có “bồ nhí” kể từ năm 1999, khi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên.
Video đang HOT
Các quan chức, thuộc cấp hoặc cấp dưới thường xuyên dâng tặng phụ nữ cho ông Chu như quà hối lộ, nhờ ông dùng quyền lực để nâng đỡ họ.
Bà Jia Xiaoye, cựu xướng ngôn viên CCTV (vợ thứ hai của ông Chu), cũng được cho là “một món quà” mà phó chủ tịch CCTV tặng cho ông Chu.
Tuy nhiên, bà Jia (43 tuổi) bác bỏ thông tin này, cho rằng bà quen biết ông Chu thông qua các cuộc phỏng vấn.
Không những thế những công ty ở các địa phương cũng dùng cách hối lộ tình dục để lấy được hợp đồng. Theo báo Tài Tân, bí thư Lôi Chính Phú, bí thư quận ở TP Trùng Khánh được Tiêu Diệp, giám đốc Hãng thời trang Hoa Luân Đạt Hong Kong, “cống nạp” những nữ nhân viên đẹp nhất của công ty này.
Đổi lại ông Lôi tạo điều kiện cho Hoa Luân Đạt Hong Kong kinh doanh thuận lợi ở Trùng Khánh. Cũng bằng thủ đoạn này, Tiêu Diệp đã câu được rất nhiều quan chức Trùng Khánh.
Chỉ trong vài năm, công ty của Tiêu Diệp trở thành một tập đoàn lớn, trị giá hàng trăm triệu USD. Khi vụ bê bối ở Trùng Khánh bị vỡ lở, 21 quan chức thành phố này bị truy tố vì nhận hối lộ tình dục từ các kiều nữ của Tiêu Diệp.
Triệu Hồng Hà – ngươi tình tre cua Lôi Chinh Phu
Theo Nhật Báo Nam Phương, nhiều nữ quan chức Trung Quốc cũng dùng sắc đẹp để tiến thân.
Cô Mao Đông Húc ở Bắc Kinh đã chấp nhận làm vợ bé của “đệ nhất tham quan Bắc Kinh” Diêm Vĩnh Hỉ, phó chủ tịch quận Môn Đầu Câu.
Chỉ trong vài năm, từ một công chức quèn Mao trở thành giám đốc hai công ty thuộc chính quyền quận Môn Đầu Câu.
Cũng không thể không nhắc đến bà Tưởng Diễm Bình, phó tổng giám đốc Tập đoàn xây dựng Kiến Công Hồ Nam.
Từ một quản lý kho trình độ trung học cơ sở, bà Tưởng liên tục được thăng chức khi hiến thân cho 40 quan chức lớn nhỏ.
Vụ án cựu bộ trưởng đường sắt Lưu Chí Quân bị sa thải và khai trừ khỏi Đảng năm 2011 cũng rất đáng chú ý.
Điều tra cho thấy nữ doanh nhân Đinh Thư Miêu, 57 tuổi, kẻ được mệnh danh là “chị hai ngành đường sắt Trung Quốc”, đã nhiều lần hối lộ bộ trưởng Lưu bằng tình dục để được nhận hàng chục gói thầu khủng của Bộ Đường sắt.
Nhờ đó bà Đinh, người tỉnh Sơn Tây, trở thành đại gia lũng đoạn ngành đường sắt Trung Quốc.
Báo chí Trung Quốc dẫn nguồn tin cơ quan điều tra khẳng định có lần bà Đinh “cống nạp” hàng loạt nữ diễn viên trẻ đẹp của loạt phim truyền hình Tân Hồng lâu mộng (2010) cho ông Lưu để được hưởng khoản phí 800 triệu NDT (130 triệu USD) của một dự án đường sắt cao tốc.
Theo NTD
Sợ liên lụy, đồng minh "đoạn tuyệt" với Chu Vĩnh Khang
Ngay sau khi Chu Vĩnh Khang chính thức bị bắt, các đồng minh chính trị cũ cũng như những "căn cứ quyền lực" trước đây của cựu Bộ trưởng Công an quyền lực một thời đồng loạt tuyên bố đoạn tuyệt quan hệ với ông này và nhấn mạnh quyết tâm chống lại việc hình thành bè phái chính trị làm suy yếu quyền lực của đảng Cộng sản Trung Quốc.
"Chúng ta cần phải tự ý thức giữ gìn sự đoàn kết trong đảng. Chúng ta phải mạnh mẽ chống lại chủ nghĩa bè phái và việc hình thành những liên minh chính trị", đảng ủy tỉnh Tứ Xuyên - nơi từng được xem là căn cứ quyền lực của cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang thông báo trong cuộc họp nội bộ cuối tuần vừa qua.
Cuộc họp trên diễn ra chỉ ít giờ trước khi hãng thông tấn của Trung Quốc Tân Hoa Xã công bố tin ông Chu đã bị bắt và bị khai trừ đảng vì vi phạm kỷ luật, nhận hối lộ và rò rỉ bí mật quốc gia. Cuộc họp được tổ chức để truyền đạt quyết định của trung ương đảng về ông Chu trong đảng ủy tỉnh này, tờ Sichuan Daily cho hay.
Chân dung cựu Bộ trưởng Công an Trung Quốc, Chu Vĩnh Khang.
Tại cuộc họp này, đảng ủy tỉnh Tứ Xuyên cam kết sẽ chấn chỉnh những việc làm sai trái mà ông Chu gây ra trong đời sống kinh tế và chính trị tại tỉnh này đồng thời rút ra những bài học sâu sắc từ vụ việc này.
Bên cạnh đó, các đơn vị trong quân đội Trung Quốc, đặc biệt là từ Bộ chỉ huy quân khu Thành Đô và Tế Nam, cũng như lực lượng cảnh sát bán quân sự cũng tuyên bố ủng hộ quyết định của đảng về ông Chu.
Cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang, người gốc Giang Tô, từng công tác tại Tứ Xuyên trong giai đoạn 1999-2002. Trong thời gian công tác tại đây, ông Chu đứng đầu cơ quan an ninh và lãnh đạo lực lượng cảnh sát bán quân sự. Ông này cũng có mối quan hệ mật thiết với quân khu Tế Nam, bởi đây là căn cứ quyền lực của đồng minh cũ của ông, Tướng Từ Tài Hậu.
Chuyên gia chống tham nhũng Zhuang Deshui, thuộc đại học Bắc Kinh nhận định, những tuyên bố từ các căn cứ quyền lực cũ của ông Chu Vĩnh Khang đặc biệt thu hút sự quan tâm và chú ý trong đời sống chính trị Trung Quốc. Nó phản ánh thực tế, những đồng minh của cựu Bộ trưởng Công an Trung Quốc còn đang nắm giữ quyền lực, để tránh liên lụy, sẵn sàng chấm dứt mọi quan hệ với ông.
"Những tuyên bố này chỉ ra rằng, các quan chức hiện tại đã phủi sạch những sai phạm họ có thể phạm phải trong quá khứ đồng thời, khẳng định sự sự ủng hộ cho sự lãnh đạo của đương kim Chủ tịch Tập Cận Bình", ông Zhuang Deshui tuyên bố.
Ông Zhuang mô tả trường hợp của ông Chu là dạng tham nhũng nguy hiểm nhất, bởi nó liên quan tới một mạng lưới bao gồm các nhóm quan chức mang tính bè phái hoặc phe phái chứ không phải riêng một cá nhân.
"Những dạng bè phái, phe phái này thường thường nắm chắc một số quyền lực chính trị và ảnh hưởng xã hội. Họ có thể hoàn toàn tranh thủ các nguồn lực kinh tế và chính trị để chi phối, đặt chính quyền trung ương dưới sự kiểm soát của họ, từ đó, tác động tới quá trình hoạch định chính sách. Một khi các bè phái phát triển, chúng sẽ đe dọa tới chế độ", chuyên gia này nhận định.
Kể từ khi chính quyền Bắc Kinh bắt đầu điều tra ông Chu hồi tháng 7, một số nhóm ủng hộ ông Chu Vĩnh Khang cũng bị phát hiện.
Khi còn đương chức, cựu Bộ trưởng Công an từng đưa nhiều thuộc hạ của mình vào các vị trí quyền lực trong ngành dầu khí, trong lĩnh vực an ninh, ngay cả khi ông ta sắp nghỉ hưu. Do đó, ông Chu có ảnh hưởng mạnh mẽ trong những lĩnh vực trên.
Theo giới phân tích, phải mất hơn một năm để điều tra Chu Vĩnh Khang, cho thấy chính quyền hiểu rõ về sự nhạy cảm khi động đến ông này.
Trong 2 năm qua, hơn 50 quan chức cấp cao thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, hệ thống an ninh quốc gia và một số cơ quan, tổ chức khác có liên hệ với cựu Bộ trưởng An ninh họ Chu đã bị điều tra, bắt giữ.
Đáng chú ý, các cựu đồng minh lớn và mạnh mẽ trên sân khấu chính trị, quân sự của Chu Vĩnh Khang như Bạc Hy Lai hay Tướng Từ Tài Hậu đều đã bị tống giam. Ngoài ra, Li Dongsheng, Thứ trưởng an ninh, Ji Wenlin, Phó Thống đốc tỉnh Hải Nam, đều đang bị điều tra.
Trên lĩnh vực dầu khí, những người chịu ảnh hưởng của Chu Vĩnh Khang là Zhou Bin - một cựu giám đốc điều hành ngành này đã bị bắt giữ. Hai người khác đang bị điều tra là Li Hualin và Jiang Jemin, đều là những quan chức cấp cao ngành dầu khí.
Ngoài ra, Liu Han, một trùm sò khai mỏ, cũng được xem là tay chân của Chu Vĩnh Khang, đã bị kết án tử hình.
Theo Phương Đăng (Dân Việt/SCMP)
Chu Vĩnh Khang thời trai trẻ Sinh ra trong gia đình nông dân nghèo, Chu Vĩnh Khang từng được đánh giá là một học sinh gương mẫu, một cán bộ dầu khí trẻ mẫn cán, liêm khiết. Chu Vĩnh Khang sinh năm 1942, tại thôn Tây Tiền Đầu, thị trấn Hậu Kiều, huyện Vô Tích, tỉnh Giang Tô. Tên khai sinh của Chu là Chu Nguyên Căn, là anh...