Quan tham Trung Quốc: Giết người tình bịt miệng
Cặp bồ, vung tiền Nhà nước nuôi bồ nhí, đánh bạc v.v. rất nhiều quan tham Trung Quốc (TQ) đã dính vòng lao lý từ đó. Trong số những kẻ ấy, nổi tiếng nhất là Đoàn Nghĩa Hòa với vụ án Tế Nam 7.9 gây chấn động TQ năm 2007.
Giết người tình bịt miệng
5h30 chiều ngày 9/7/2007, một góc phố Tế Nam rung chuyển bởi tiếng nổ lớn. Xen lẫn tiếng hô hoán, kêu la là những tiếng rên rỉ của những người bị thương. Giữa đường, một chiếc xe ô tô bốc cháy mù mịt. Cảnh sát nhanh chóng phong tỏa hiện trường, và họ không mất nhiều thời gian để khẳng định: đây là vụ ám sát bằng bom cài vào xe hơi với thiết bị điều khiển nổ từ xa.
Hiện trường vụ nổ
Nạn nhân được xác định là Liễu Hải Bình, một phụ nữ mới ly dị chồng và có một con nhỏ, đang công tác tại Cục Tài chính TP. Tế Nam. Người chồng cũ của Liễu được triệu tập tới cơ quan điều tra, nhưng anh này có đầy đủ chứng cớ ngoại phạm.
Mặt khác, Liễu là người sống khá cởi mở, chan hòa, nên giả thiết đây là vụ trả thù nhanh chóng bị bác bỏ. Khám xét nhà riêng của Liễu, cảnh sát phát hiện một tấm ảnh cô chụp chung với Đoàn Nghĩa Hòa, quyền Chủ tịch HĐND TP. Tế Nam.
Vụ nổ xảy ra ngay gần khu nhà mà Liễu đang ở, một nhân chứng tại hiện trường khai báo: Trước vụ nổ 5 phút có một người đàn ông tới hỏi về khu nhà Liễu ở, sau đó người này rút điện thoại ra gọi cho ai đó.
Video đang HOT
Khi xe ô tô của Liễu về tới nơi thì vụ nổ xảy ra, người đàn ông nhanh chóng chạy ra chiếc xe ô tô chuyên dụng của cảnh sát đỗ cách đó một quãng rồi xe nổ máy đi mất. Nhân chứng cảm thấy khá lạ lùng vì cảnh sát không tới giúp người bị nạn mà lại phóng xe đi nên đã chú ý biển số xe.
48 tiếng đồng hồ phá án
Theo dấu biển số xe cảnh sát, cơ quan điều tra lần ra người lái chiếc xe hôm đó là Trần Chí, đang công tác tại Sở Cảnh sát Tế Nam. Sáng 11/7, hai ngày sau vụ nổ kinh hoàng, Trần Chí lên cơ quan và nghe phong thanh việc đã điều tra ra mối liên hệ giữa chiếc xe cảnh sát tại hiện trường hôm đó. Quá hoảng sợ, Trần vội vã cáo ốm rồi chuồn một mạch ra TP. Thanh Đảo, đặt mua vé máy bay đi Hồng Kông. Tuy nhiên ngay chiều hôm đó Trần bị bắt giữ tại sân bay Thanh Đảo.
Một ngày sau khi bị bắt, Trần đã khai báo toàn bộ sự việc, thừa nhận người bấm nút điều khiển kích hoạt quả bom là mình, nhưng “chỉ làm theo lệnh của chú Đoàn” – tức Đoàn Nghĩa Hòa. Trần lấy con gái của anh ruột Đoàn nên gọi Đoàn bằng chú, nhờ ông chú quyền lực nên Trần thăng tiến khá nhanh trong ngành công an, được điều chuyển về công tác tại Sở cảnh sát Tế Nam.
Từ lúc mưu tính tới lúc thực hiện vụ cài bom, Trần đã mất 6 tháng trời nghiên cứu các phương án. Sau nhiều tháng bí mật quan sát lịch sinh hoạt của Liễu, cộng thêm các thông tin cá nhân do “chú Đoàn” cung cấp, Trần quyết định ra tay. 5h chiều ngày 9/7/2007, lợi dụng bãi đỗ xe đông người, Trần Chí dùng chìa khóa do “chú Đoàn” đưa, mở cửa vào xe của Liễu, bí mật đặt quả bom chứa 2kg thuốc nổ xuống ghế ngồi của người lái. Toàn bộ quá trình chỉ mất 1 phút.
Hiện trường vụ nổ nhìn từ trên cao
Sau đó, hai gã họ Trần ra xe đợi bám theo. Nhận điện thoại của Trần Thường Binh xác nhận Liễu Hải Bình đang trên xe, Trần Chí kích hoạt quả bom bằng điều khiển từ xa rồi phóng xe đi thẳng. Hắn gọi điện cho Đoàn Nghĩa Hòa: “Đã cho nổ bom. Yên tâm cảnh sát không thể truy ra”.
13 năm làm vợ bé ông Chủ tịch
Ngày 13/9/2007, Đoàn Nghĩa Hòa bị bắt ngay tại trụ sở HĐND TP. Tế Nam. Từ đây, nguyên nhân của vụ ám sát chấn động được biết tới dưới cái tên Vụ án 7.9 Tế Nam được hé lộ.
Kể từ lúc Đoàn Nghĩa Hòa và Liễu Hải Bình quen biết tới khi vụ án xảy ra, quãng thời gian là 13 năm. Tháng 2/1994, Đoàn khi đó là Phó Cục trưởng Cục công nghiệp điện tử tỉnh Sơn Đông, được điều chuyển về làm Phó bí thư khu ủy Liễu Thành trong hai năm. Đoàn khi đó tới công tác chỉ một mình, không đưa vợ theo nên được bố trí ở tại khách sạn. Khu ủy Liễu Thành còn điều riêng người tới chăm sóc Đoàn.
Người đó chính là Liễu Hải Bình, khi ấy 18 tuổi, kém Đoàn đúng 30 tuổi! Hai người dần phát sinh tình cảm, và chuyện vỡ lở khi người ta biết Liễu không chỉ chăm sóc, mà còn phục vụ Đoàn…trên giường! Nhưng không hiểu sao Đoàn không bị kỷ luật, chỉ bị gọi về Tế Nam khi chưa hết thời gian hai năm điều chuyển công tác. Liễu được Đoàn “giúp đỡ” cho về công tác tại một Cty dưới quyền Cục công nghiệp điện tử, đồng thời mua cho một căn hộ tại TP. Tế Nam để hai người tiếp tục qua lại.
Quan tham Đoàn Nghĩa Hòa và người tình
Một người quen của Liễu nói: “Cô ta đúng là một bước lên tiên. Xuất thân từ nông thôn, nhờ “vốn tự có” mà được lên thành phố, có nhà, có xe ô tô, lại có vị trí công tác tốt. Bố mẹ và em gái cũng được lên thành phố làm”. Theo cáo trạng của Viện kiểm sát, trong 13 năm, Đoàn đã mua cho Liễu 4 căn nhà, 2 xe ô tô, và đưa thêm 1 triệu NDT để… tiêu vặt!
Ban đầu, mối quan hệ giữa Đoàn và Liễu khá tốt đẹp. Mặc dù sau đó Liễu cưới một bác sỹ, nhưng vẫn tiếp tục đi lại với Đoàn. Người chồng phát hiện rồi nhất quyết đòi ly hôn. Liễu luôn nói đứa con nhỏ là của Đoàn, nhưng Đoàn lại bảo đó là con của Liễu với chồng. Hai người rất nhiều lần cãi nhau vì chuyện này.
Năm 2006, Liễu ly hôn và muốn Đoàn cưới mình, vì cô “không thể chịu đựng cuộc sống lén lút này thêm nữa”, nhưng Đoàn không đồng ý. Ông ta bảo, vợ mình là bạn thuở ấu thơ, lớn lên lại gắn bó với ông ta suốt những năm tháng nghèo khó, gian nan. Liễu lại đòi Đoàn mua cho mình căn hộ rộng 130m2, và 1 triệu NDT “phí bồi thường”. Không những thế, Liễu dọa nếu Đoàn không bỏ vợ cưới mình, cô ta sẽ tố Đoàn với cấp trên.
Đoàn dần cảm thấy mình rơi vào hố sâu không đáy, ông ta than thở với một người bạn: “Người đàn bà đó biết quá nhiều chuyện, lại chẳng biết thế nào là hay dở”. Những trận cãi vã lớn tiếng của Đoàn và Liễu càng khiến Đoàn nảy sinh ý định giết người bịt miệng. Nhưng Liễu cũng khá khôn ngoan, cô nhắn tin cho cha mẹ: “Nếu con có mệnh hệ gì, ắt là do họ Đoàn kia ra tay”.
Ở quê nhà tại huyện Tế Hà, tỉnh Sơn Đông, người ông của Đoàn khi biết tin đã khóc lớn: “Tôi biết nó từ lúc còn là học sinh nghèo, lên Tây An học đại học cũng chỉ mang theo 1 cái chăn rách và 1 bao khoai lang. Có ngờ đâu tóc đã bạc rồi còn rước họa vào thân, đã bao lần bảo nó “Hồng nhan họa thủy” mà nó nào chịu nghe”.
Theo VTC
Symantec phủ nhận "bịt miệng" tin tặc bằng tiền
Theo Reuters, hãng bảo mật nổi tiếng Symantec đã lên tiếng phủ nhận việc họ đề nghị trả 50.000 USD cho giới tin tặc đang nắm giữ mã nguồn của một số sản phẩm Symantec để "bịt miệng."
Symantec bác bỏ. (Nguồn: Internet)
Tháng trước, Symantec từng lên tiếng cảnh báo rằng vụ để mất mã nguồn của phần mềm pcAnywhere phiên bản 2006 có thể gây hại cho người dùng, do vậy họ khuyến cáo người dùng ngừng sử dụng pcAnywhere tới khi nào có bản vá.
Sở dĩ hãng bảo mật của Mỹ phải lên tiếng "trần tình" như trên là vì tin tặc tự xưng YamaTough đã tiết lộ qua Twitter rằng: "Bạn không tin được đâu, nhưng một tuần trước khi chúng tôi công bố mã nguồn của pcAnywhere, Symantec đã đề nghị trả tiền để chúng tôi giữ im lặng."
Một loạt email cũng được trưng ra làm bằng chứng, cho thấy một người đàn ông tự xưng là nhân viên Symantec đã đàm phán với tin tặc, và đề nghị trả 50.000 USD để ngăn chặn việc công bố mã nguồn.
YamaTough nói với Reuters rằng họ không có ý định lấy tiền của Symantec, và thậm chí còn dự tính sẽ đưa số tiền lấy được vào các quỹ từ thiện.
Reuters dẫn lời tin tặc này cho biết: "Chúng tôi giả vờ quan tâm và đàm phán chuyện tiền nong với Symantec qua email là để có bằng chứng làm bẽ mặt họ mà thôi."
Trong khi đó, như đã nói ở trên, hãng bảo mật của Mỹ vừa lên tiếng phủ nhận hoàn toàn chuyện "dùng tiền bịt miệng," và nói rằng đó là một phần trong kế hoạch của các nhân viên điều tra, và chưa có đồng tiền nào được trả cho tin tặc cả./.
Theo TTXVN
Bồ cũ Ryan Giggs bị tòa án 'bịt miệng' Tòa án Tối cao Anh đã từ chối yêu cầu tiết lộ câu chuyện về Ryan Giggs của Imogen Thomas. Vậy là ông thẩm phán David Eady đã lắc đầu, Imogen Thomas bị bịt miệng và lão tướng Man Utd có thể kê cao gối ngủ... Cái lắc đầu của pháp luật Ngày 11/11/2011 vừa qua, Imogen Thomas cùng luật sư đến Tòa...