Quận Tân Bình: Lệnh phong tỏa từ “trên trời rơi xuống”
Hàng chục hộ dân ở đường Phan Huy Ích, tổ 35, P15, Q.Tân Bình mua đất, xây nhà sinh sống ổn định suốt 15 năm nay. Mới đây lúc đi làm thủ tục cấp chủ quyền (sổ hồng) mọi người mới té ngửa khi biết căn nhà của mình vừa bị cơ quan chức năng phong tỏa để đảm bảo thi hành án (!). Dù đơn kêu cứu đã gửi khắp nơi, chính quyền địa phương cũng xác nhận việc mua bán hợp pháp, nhưng lệnh “cấm vận” đến nay vẫn chưa hủy.
HAI LẦN “LÂM NẠN”
Dự án (DA) khu nhà ở tại P15Q.Tân Bình do Công ty TNHH thương mại kinh doanh phát triển nhà và xây dựng Bảo Ngọc Tú làm chủ đầu tư, khởi công từ năm 1999. Ngày 12-1-2001, Kiến trúc sư trưởng thành phố phê duyệt quy hoạch điều chỉnh DA. Theo đó, các tuyến đường trong DA phải có vỉa hè từ 1,5 – 2m, nhưng từ năm 1999-2000 ông Nguyễn Lương Tú – Giám đốc Công ty Bảo Ngọc Tú – đã ký hợp đồng (HĐ) bán luôn phần đất vỉa hè cho các hộ.
Hàng chục nhà dân bị phong tỏa vô lý
Bà Nguyễn Thị Khánh (SN 1934, ngụ 118/127B/24 Phan Huy Ích) ký HĐ mua mảnh đất 52m2 của ông Tú ngày 12-8-1999, được Chủ tịch UBND P15Q.Tân Bình – Trần Hữu Long xác nhận và đã xây nhà ở ổn định từ đó đến nay. Đầu năm 2005 bà Khánh làm thủ tục, hồ sơ xin cấp sổ hồng, nhưng khi đưa lên Phòng Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) Q.Tân Bình kiểm tra thì phát hiện chủ đầu tư bán lấn phần đất lộ giới làm vỉa hè nên tắc lại. Đây cũng là tình cảnh chung của hàng chục hộ khác khi mua đất DA của Công ty Bảo Ngọc Tú.
Video đang HOT
Cuối năm 2013, sau nhiều cuộc họp và chỉ đạo của thành phố, vướng mắc mới được khơi thông. Theo đó, phương án đưa ra là phần đất vi phạm lộ giới sẽ được ghi trên sổ hồng, khi Nhà nước thu hồi để mở đường, người dân phải tự tháo dỡ mà không được nhận bồi thường. Đầu năm 2014 địa phương thông báo các hộ chuẩn bị hồ sơ. Nhưng niềm vui vẫn chưa trọn sau 15 năm chờ đợi, khi làm thủ tục cấp sổ hồng, người dân càng bất ngờ khi biết nhà mình đang bị phong tỏa nên hồ sơ tiếp tục tắc! Tìm hiểu, họ mới vỡ lẽ năm 2009 chủ đất cũ Nguyễn Lương Tú mượn của người khác gần 2 tỷ đồng nhưng không trả nên bị kiện ra tòa. Ngày 19-3-2012, Chi cục Thi hành án (THA) Q.Tân Bình ra công văn (CV) 389/CV-THA ngăn chặn sổ đỏ đứng tên ông Tú để đảm bảo THA. Do phần đất này ông Tú đã bán cho các hộ, chưa tách thửa nên đều liên lụy. Ngay sau đó, các hộ đồng loạt làm đơn gửi cơ quan chức năng cung cấp thêm bằng chứng và yêu cầu mở “phong tỏa”, nhưng không được giải quyết.
CẦN ĐẢM BẢO LỢI ÍCH NGƯỜI DÂN
Ông Du Thủ Ái (SN 1943, ngụ 118/127B/4 Phan Huy Ích) bức xúc, CV 833/UBND-NĐ của UBND P15Q.Tân Bình do bà Lâm Thị Lam Phương – Phó chủ tịch – ký ngày 30-7-2014 xác nhận rõ phần đất của ông “có nguồn gốc thuộc một phần thửa 404 do ông Nguyễn Lương Tú đứng tên, được UBND Q.Tân Bình cấp sổ đỏ ngày 25-8-1999. Ông Tú chuyển nhượng cho ông Phạm Ngọc Nhứt theo giấy tay ngày 11-1-2000. Ông Nhứt chuyển nhượng cho ông Ái theo giấy tay ngày 8-2-2004, nhà xây dựng năm 2000. Như vậy, chính quyền địa phương biết rõ tài sản trên đã được ông Tú bán từ năm 2000, không còn liên quan đến ông này nữa, nhưng Chi cục THA Q.Tân Bình vẫn không chịu mở “phong tỏa” cho người dân?
Do chưa được cấp chủ quyền nên muốn xây dựng hay sửa chữa nhà đều không được cấp phép khiến quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng. Ông Nguyễn Thành Tâm (SN 1966, ngụ 118/127B/2 Phan Huy Ích) cho biết mua căn nhà trên đã gần 15 năm, đang xuống cấp nghiêm trọng, chỉ mong sớm được cấp chủ quyền để sửa lại nhà cho con cháu đỡ khổ.
Xem xét vụ việc, luật sư Tạ Minh Trình (Đoàn luật sư TPHCM) cho biết, biện pháp ngăn chặn được áp dụng nhằm tránh việc đương sự tẩu tán tài sản để trốn tránh trách nhiệm THA. Nhưng trong vụ việc này các hộ đã mua đất của ông Tú trước khi phát sinh tranh chấp gần 10 năm, chính quyền địa phương cũng xác nhận giao dịch hợp pháp nên ở đây không có hành vi tẩu tán tài sản. Do đó, cơ quan chức năng cần tạo điều kiện, chấm dứt việc ngăn chặn để giải quyết cấp chủ quyền cho người dân.
Theo Công An TP HCM
Quảng Ngãi: Tái định cư trên đất nghĩa địa, 200 nhà khát nước
"Chúng tôi phải uống nước nghĩa địa dù biết là rất độc, vì đi chở nước miết, cực quá" - ông Đoàn Văn Minh (57 tuổi, khu tái định cư Bến Sứ, Cây Sến, xã Tịnh Long, TP.Quảng Ngãi) - đã thốt lên như vậy khi nói về công trình nước sạch ở khu tái định cư nà
ảnh minh họa
Là một trong những người đầu tiên chuyển đến đây để nhường đất cho dự án đường Sa Huỳnh - Dung Quất vào năm 2012, ông Minh cho biết: " Mặc dù ổn định nơi ở mới, nhưng tôi phải chạy đi chạy lại về chỗ ở cũ để xin nước giếng của bà con, xin hoài cũng thấy ngại nên đành "đóng" giếng mới, có độc cũng phải chịu".
Gia đình ông Tô Minh Diệt (60 tuổi) có 7 người, mỗi ngày ông Diệt phải chạy xe máy đi xin nước 2 lần, mỗi lần 30 lít để dùng cho cả nhà. Ông Diệt nói: "Tôi không thể dùng nước giếng nghĩa địa được, đời tôi thì không sao nhưng còn con cháu tôi nữa".
Ông Đỗ Văn Ba - Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Long - cho biết, để thực hiện dự án đường Sa Huỳnh - Dung Quất, hơn 200 hộ dân của xã phải di dời đến khu tái định cư mới, phần lớn là đất nghĩa địa cũ. Do vậy, chủ đầu tư có xây dựng công trình nước sạch, nhưng từ khi bàn giao cho xã vào cuối năm 2013, công trình thường xuyên gặp sự cố, trục trặc, đường ống nước, van trong các khu dân cư thường xuyên bị vỡ.
Công trình bị hư hỏng nặng, nên nước sạch trở thành chuyện "đau đầu" với hàng trăm người dân. Phần lớn, mọi người đi xin nước như ông Diệt, thì đành đào giếng lấy nước... nghĩa địa như ông Minh. Một sự lãng phí khác đó là, chỉ có 22 hộ dân sử dụng công trình nhưng một ngày đài nước mất đến 80m3 nước.
Trong khi, để vận hành công trình, xã phải ký hợp đồng với 2 nhân viên với mức lương tối thiểu, cộng với tiền điện, theo ông Đỗ Văn Ba, mỗi tháng xã phải tạm ứng gần 5 triệu đồng để chi trả. "Tiền của người dân chưa thu được nên xã rất khó khăn", ông Ba bày tỏ.
Các van nước ở khu tái định cư đã được đóng lại lâu nay, nhưng khi 2 nhân viên của xã đến mở van, nước lập tức bắn ra từ lòng đất, tràn ra đường như đang mùa lụt. Bà Trần Thị Trắng vừa mở vòi nước thì một dòng nước đục ngầu chảy ra, có mùi hôi, tanh...
Ông Đỗ Văn Ba cho biết: Xã rất nhiều lần đề nghị chủ đầu tư, chủ đầu tư có kiểm tra nhưng việc khắc phục rất chậm, tình trạng này còn kéo dài. "UBND xã sẽ làm báo cáo và kiến nghị trả lại Sở GTVT để khắc phục", ông Ba khẳng định.
Theo LDO
Nghệ An: Tộc người ngủ ngồi vẫn sống giữa rừng Sau 8 năm đề án di dời người Đan Lai ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An ra khỏi rừng sâu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hiện phần lớn tộc người này vẫn chưa có nơi an cư. Theo đề án di chuyển tộc người Đan Lai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hàng trăm hộ của tộc người này...