Quan tâm đầu tư hồ Mang Mang thành điểm du lịch hấp dẫn
Hồ Mang Mang nằm trên địa bàn xã Vĩnh Phúc ( Vĩnh Lộc). Khung cảnh nơi đây non nước hữu tình, không gian yên tĩnh, mát lành, có đầy đủ các yếu tố để khơi dậy, đánh thức tiềm năng phát triển du lịch sinh thái trong tương lai.
Hồ Mang Mang ẩn chứa vẻ đẹp nguyên sơ chưa được khai phá.
Từ trung tâm huyện Vĩnh Lộc đi đến hồ Mang Mang chừng 4 km. Không khó để có thể tìm thấy bởi hồ Mang Mang nằm ngay trên đường đi nối liền với xã lân cận Vĩnh Hưng. Xung quanh hồ nhìn ra bốn hướng phần lớn là nước và núi, chỉ một phần giáp với khu dân cư.
Trước kia, toàn bộ khu vực này là đồng cỏ rộng mênh mông. Giữa hai dãy núi Vần và núi Pheo là tên người dân địa phương thường gọi, có một khe nước cứ âm ỉ chảy xuống. Vào mỗi mùa mưa, nước trong khe lại chảy xuống tràn trề, lấp hết ruộng đồng, cỏ cây. Thấy địa thế có thể trữ nước và đáp ứng nhu cầu đường dân sinh, nên năm 1977, huyện Vĩnh Lộc đã cho đắp đập chắn nước bằng đất dài khoảng 700m, tạo thành hồ Mang Mang, đập này cũng được gọi là đập Mang Mang. Hơn 10 năm trở lại đây, đập Mang Mang được bê tông để tạo thành đường giao thông đi lại cho bà con trong vùng.
Hiện nay, hồ Mang Mang có tổng diện tích 60 ha, trong đó diện tích mặt nước 37,5 ha. Hồ có độ sâu trung bình 5m, chỗ sâu nhất có thể lên tới 10m. Hồ cao 12m, từ mặt nước tới bờ đập cao 7m. Toàn bộ dung tích nước trữ trong hồ được dùng để tưới cho hơn 100 ha ruộng lúa, hoa màu của bà con nhân dân ở phía bên kia đập là thôn Tân Phúc, xã Vĩnh Phúc. Đặc biệt, nước ở đây trong mát và chưa bao giờ vơi cạn. Hồ có 1 đập tràn, 1 đập chính và 2 cống dẫn, rất đảm bảo điều tiết nước khi cần tiêu thoát.
Bên cạnh chức năng là hồ thủy lợi, hồ Mang Mang còn có nhiều lợi thế có thể phát triển du lịch sinh thái. Đứng trên đập nhìn ra xung quanh hồ là núi đồi thoai thoải, với những dải đất mịn, phẳng, rất thích hợp cho việc xây dựng các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, resort… Bên cạnh đó là khu vực trồng cây lâm nghiệp và cây ăn quả của người dân là nơi cư trú của một số loài chim tự nhiên hiện được bảo tồn như: Bìm bịp, le le… Mặt hồ rộng, nước sạch, có nhiều loại cá.
Video đang HOT
Ngay giữa hồ có một hòn đảo nổi là nơi cho cá ăn và sinh hoạt của các hộ dân trông coi hồ. Trên lòng hồ có thể xây các khu vui chơi, giải trí, tổ chức các cuộc thi đua thuyền, các trò chơi dưới nước… Vào mùa hè, hồ Mang Mang đem theo từng cơn gió lồng lộng, nước sóng sánh vỗ vào con đập nghe mênh mang như khúc hát tự tình của đồng quê dội vào lòng người. Một không gian thoáng đãng tràn ngập, hòa vào trời xanh, cây xanh, làn nước cũng trong xanh, khiến cho ai đến đây tâm hồn cũng trở nên thư thái vô cùng.
Ông Trương Văn Thạo, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phúc, cho biết: Năm 2015, UBND xã đã cho một doanh nghiệp nhận thầu với thời gian 5 năm để khai thác cá dưới lòng hồ. Đến nay, đã hết thời gian nhận thầu, hiện hồ Mang Mang đang được UBND xã quản lý.
Vĩnh Phúc là xã thuần nông, nên kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp là chính. Với lợi thế của hồ Mang Mang, xã rất mong muốn các nhà đầu tư quan tâm, đầu tư để phát triển dịch vụ, cơ sở hạ tầng du lịch, nhằm thúc đẩy kinh tế – xã hội của xã, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân. Địa phương cũng sẽ tạo điều kiện tối đa về hành lang pháp lý, ưu tiên thuận lợi trong thủ tục hành chính để các nhà đầu tư có môi trường làm việc tốt nhất.
Ông Trịnh Văn Quy, Phó trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Vĩnh Lộc khẳng định: Với bề dày của một vùng đất giàu tài nguyên văn hóa, lịch sử, với gần 70 di tích đã được xếp hạng từ di tích cấp tỉnh đến thế giới, huyện Vĩnh Lộc có đầy đủ tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch.
Huyện Vĩnh Lộc phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đến năm 2030. Hiện nay, huyện đang phát huy lợi thế của các khu, điểm du lịch nổi tiếng như là: Di sản thế giới Thành Nhà Hồ, Danh thắng quốc gia núi Kim Sơn, Khu Di tích lịch sử Phủ Trịnh. Nắm bắt được xu hướng khách du lịch rất thích có những nơi nghỉ dưỡng cao cấp, có môi trường sinh thái đảm bảo, huyện Vĩnh Lộc đã đưa vào khai thác các tour du lịch nội huyện là: Thành Nhà Hồ – Chùa Giáng – Phủ Trịnh – Kim Sơn; tour ngoại huyện là: Thành Nhà Hồ – Suối cá Cẩm Lương; và tour liên tỉnh là: Tràng An – Thành Nhà Hồ – Phủ Trịnh. Trong đó, hồ Mang Mang là một cái tên mới xuất hiện trên bản đồ du lịch của huyện, có thể đáp ứng được các nhu cầu của một khu du lịch, bởi tiềm năng sẵn có, xung quanh là đồi núi, rừng, ở giữa có đảo và hồ…
Hiện nay, hồ Mang Mang đang còn ở dạng tự nhiên, chỉ thiếu bàn tay sắp đặt của con người. Nếu được đầu tư đưa vào khai thác, hồ Mang Mang cũng sẽ kết nối với các tour du lịch nội huyện, ngoại huyện Vĩnh Lộc, cũng như tour du lịch liên tỉnh.
Được biết, hồ Mang Mang được huyện Vĩnh Lộc đưa vào chương trình phát triển trong giai đoạn tới trở thành khu đô thị dịch vụ du lịch của huyện. Khu đô thị du lịch này sẽ nằm trong phạm vi, ranh giới lập điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng thị trấn Vĩnh Lộc đến năm 2030. Vì vậy, huyện rất cần kêu gọi các nhà đầu tư vào khai thác, để từng bước biến nơi đây trở thành điểm du lịch sinh thái lý tưởng hấp dẫn trong tương lai gần.
Bài và ảnh: Ngọc Anh
Chợ phiên vùng cao - nơi lưu giữ văn hóa truyền thống
Từ ngàn xưa, Cao Bằng được mệnh danh là kho tàng của các giá trị văn hóa đặc sắc độc đáo, trong đó có giá trị chợ phiên của các dân tộc anh em với 55 phiên chợ huyện, chợ liên xã của 9 dân tộc, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa riêng biệt của non nước Cao Bằng.
Chợ phiên vùng cao. Ảnh: Minh Tuyền
Cứ 5 ngày một phiên chợ, một tháng có 6 phiên chợ. Bà con đi chợ với nhiều mục đích khác nhau như: mua bán, trao đổi hàng hóa, gặp gỡ bạn bè, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, chung vui bên chén rượu để chia sẻ chuyện làm ăn, kinh nghiệm trồng cấy, tỏ tình, giao duyên...
Điểm chung của các chợ phiên là hàng hóa hầu hết là nông sản địa phương hay nông cụ sản xuất do chính bàn tay người dân làm ra. Họ đến chợ với hành lý đơn sơ, người Mông, người Dao địu trên lưng những chiếc gùi; người Tày, Nùng gánh những đôi dậu, đôi lồ; người Lô Lô, Sán Chỉ mang những đôi sọt, bên trong đựng các sản vật từ lâm thổ sản do thiên nhiên ban tặng cho đến các sản vật do người dân tạo ra đều được bà con các dân tộc mang đến chợ để trao đổi, mua bán.
Họ mang đặc sản của núi rừng, làng bản, gia đình đến chợ bán, tất cả đều là sản phẩm sạch như: rau rừng, măng rừng, rau vườn nhà, gà vịt thả vườn, lúa, ngô, khoai, sắn, nông cụ sản xuất...
Những sản phẩm ấy là kết tinh của sự lao động cần cù, sáng tạo của người dân trên những vùng đất còn nhiều khó khăn. Hàng hóa chỉ đơn giản và cách bày bán cũng mộc mạc, không cầu kỳ. Dừng chân tại chợ, ai nấy chọn cho mình một góc, trải hàng ra bán. Cứ như thế, mua và bán diễn ra nhẹ nhàng, không cò kè giá cả, thuận mua vừa bán vui vẻ. Rồi họ mua sắm vải vóc, quần áo, mắm muối và các nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ cuộc sống, chuẩn bị đủ mọi thứ cho đến phiên chợ sau.
Người dân vùng cao đến chợ không chỉ mang theo hàng hóa mà còn mang nét đẹp, đặc sắc riêng của dân tộc mình để tô thêm sắc màu cho phiên chợ, điều đó có thể thấy rõ qua các trang phục truyền thống mà phụ nữ mặc khi xuống chợ.
Đến hẹn lại lên, ai cũng chọn cho mình bộ váy đẹp nhất xúng xính xuống chợ, góp thêm nhiều gam màu tạo nên bức tranh phiên chợ vùng cao sinh động, vui tươi. Đặc biệt, những bộ trang phục của dân tộc Lô Lô, Sán Chỉ ở chợ phiên huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm lung linh, sặc sỡ sắc màu; hay những bộ trang phục của đồng bào Dao Đỏ, Dao Tiền, Mông ở chợ phiên các huyện: Nguyên Bình, Hà Quảng, Thạch An, Hòa An... hòa cùng sắc áo chàm của người Tày, Nùng hoặc trang phục tân tiến của người Kinh và khách du lịch.
Những sắc màu ấy còn được tạo nên từ các mặt hàng thổ cẩm được bày bán, đó là chiếc áo, váy được cắt may, thêu tay tinh xảo và những cuộn chỉ nhiều màu sắc được các cô, các chị say mê chọn lựa. Và còn một gam màu đặc biệt là màu nhuộm chàm in hằn lên đôi bàn tay khéo léo, chăm chỉ của người phụ nữ. Những đôi bàn tay của người phụ nữ Mông bao năm se lanh, nhuộm vải ấy đến ngày chợ vẫn không nghỉ ngơi, tất cả tạo nên một thảm hoa văn đẹp mắt.
Người dân ở vùng cao đã dệt nên những chợ phiên đa sắc màu, nhưng người ta đến chợ không chỉ để trao đổi, mua bán mà còn dạo chơi, gặp gỡ, tâm tình sau những ngày làm việc vất vả. Người đến chợ đầy đủ mọi lứa tuổi, từ già đến trẻ, đặc biệt là nam nữ thanh niên đến chợ tìm bạn giao duyên, chọn bạn tình, bạn đời...
Còn chị em phụ nữ, con gái họ mời nhau quả mơ, quả mận của vườn nhà, chia nhau lát cơm nắm, khúc cơm lam mang theo đến chợ; đàn ông, con trai mời nhau chén rượu gắn kết tình thân khi gặp lại. Những người trung niên, người già hỏi han sức khỏe, hâm nóng tình thân hoặc trao đổi kinh nghiệm sản xuất, phát triển kinh tế. Nam thanh, nữ tú trao nhau câu sli, lượn, Páo dung để tỏ tình. Tất cả những điều ấy đã hun đúc cho những phiên chợ vùng cao thêm sức cuốn hút, cứ đến ngày chợ phiên thì không hẹn mà gặp.
Cũng như các dân tộc khác, ở nhiều vùng đất khác, chợ là hoạt động thương mại, là nơi sinh kế của người dân, còn với người dân ở vùng cao xuống chợ không đơn thuần chỉ để mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi giao lưu, gặp gỡ, trao đổi, tâm tình. Mỗi người xuống chợ đều trong tâm thế hân hoan, thăng hoa "vui như được đi chợ". Hiện nay, tất cả các chợ phiên được bảo tồn và phát triển, các chợ phiên đều đã, đang và sẽ trở thành điểm đến của du khách muốn tìm hiểu về văn hóa, đời sống, phong tục truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
Thiên Phước
Mở tour tránh dịch Covid-19 trên đảo nổi giữa biển Khi đại dịch Covid-19 đang bùng phát, du khách có thể cách ly, tránh tiếp xúc người khác bằng cách đến khách sạn phong cách thùng gỗ trên một hòn đảo. Khách sạn có tên Dubbed The Salty Seashorse nằm ở Key Largo, bang Florida, Mỹ có giá 209 bảng Anh (tương đương khoảng 5.6 triệu đồng) một người/ đêm. Đây là địa...