Quan tâm, chăm lo trẻ em nhiều hơn
Thời gian qua, công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em luôn được các cấp, ngành, toàn xã hội đặc biệt quan tâm thực hiện.
Qua đó, chung tay xây dựng môi trường bình đẳng, an toàn, lành mạnh, thân thiện, thực hiện quyền trẻ em để trẻ em được phát triển toàn diện và ngăn chặn, đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em.
Mô hình “Kết nối, chuyển gửi, tìm gia đình chăm sóc thay thế cho các đối tượng trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt” đã được tiếp tục duy trì thực hiện tại 2 xã Vĩnh Xương và Tân An (TX. Tân Châu, An Giang).
Sau khi tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ của các ban, ngành, đoàn thể và công tác viên làm công tác trẻ em, 2 xã đã tiến hành khảo sát, rà soát đối tượng trẻ em và hộ gia đình thực hiện mô hình chăm sóc thay thế. Năm qua, có 21 trẻ thuộc đối tượng mồ côi, bị bỏ rơi, cha mẹ ly hôn, cha hoặc mẹ bị tâm thần, người còn lại bỏ đi…
Trong đó có 20 em đang được chăm sóc thay thế bởi người thân, họ hàng và trong 20 hộ đó có 2 hộ gia đình có mong muốn cha, mẹ nhận nuôi lại con vì quá tuổi lao động, không còn khả năng chăm sóc cháu; 1 trẻ em mồ côi mẹ, đang sống với cha bị tâm thần có nhu cầu được chăm sóc thay thế đang được địa phương vận động 1 hộ gia đình có nhu cầu tìm con nuôi ngoài tỉnh có thể nhận về chăm sóc.
Video đang HOT
Lãnh đạo tỉnh và huyện An Phú trao quà cho học sinh nghèo vượt khó
Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, toàn tỉnh tiếp tục duy trì các mô hình trợ giúp trẻ em tại cộng đồng, như: “Trợ giúp trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em khuyết tật” (tại 3 xã thuộc huyện Phú Tân); “Phòng ngừa, trợ giúp trẻ em lang thang, trẻ em phải làm việc nặng nhọc nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại” (tại 10 xã thuộc 3 huyện Châu Thành, TP. Châu Đốc và Chợ Mới); “Phòng ngừa, trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực” (tại 5 xã thuộc 2 huyện Chợ Mới, Phú Tân và TP. Châu Đốc).
Nhằm nâng cao nhận thức cho đối tượng trẻ em, cha mẹ và người chăm sóc trẻ trong việc phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội còn tổ chức tuyên truyền nhóm kiến thức, kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em. 11 huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác truyền thông các nội dung như: phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em; phòng, chống tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông cho trẻ em; phòng, chống mua bán, bắt cóc… trong năm có khoảng 200.000 lượt người được truyền thông bằng nhiều hình thức.
Đặc biệt, tại 9 xã triển khai thực hiện dự án ENHANCE cũng đã tổ chức 40 buổi truyền thông SCREAM về kiến thức phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em cho hơn 2.000 người tham dự là trẻ em có nguy cơ lao động sớm, cha mẹ, người chăm sóc trẻ và chủ các cơ sở lao động. Cộng tác viên khóm, ấp tổ chức vãng gia, thăm hộ gia đình.
Năm 2019, có 1.872 cộng tác viên đến vãng gia, thăm trên 50.000 lượt hộ gia đình, có trên 180.000 lượt cha mẹ, người chăm sóc trẻ và trẻ em được nghe tuyên truyền trực tiếp về kiến thức bảo vệ trẻ em.
Đồng thời, Trung tâm Công tác xã hội bảo vệ trẻ em đã tư vấn trực tiếp cho 214 trường hợp liên quan đến các vấn đề như: chuyện tình cảm lứa tuổi, khó khăn trong học tập, về giới tính, mâu thuẫn gia đình, tham vấn trường hợp trẻ bị dâm ô cho gia đình đến các cơ quan có chức năng giải quyết… thông qua các hình thức trực tiếp và gián tiếp.
Cùng với đó, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Tư pháp… ngoài kinh phí hỗ trợ thực hiện công tác tuyên truyền các đơn vị đã tổ chức nhiều hoạt động truyền thông khác như hái hoa dân chủ, tư vấn, tham vấn về pháp luật…
Đến nay, toàn tỉnh có 110 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phù hợp với trẻ em, chiếm tỷ lệ 70,5%. Tiếp tục duy trì 56/156 xã, phường, thị trấn được lồng ghép triển khai thí điểm mô hình “Ngôi nhà an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em”.
Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất số trẻ bị tai nạn thương tích đuối nước có thể xảy ra trong mùa lũ; chủ động tổ chức tốt các điểm giữ trẻ mùa lũ (mỗi điểm từ 15 – 40 trẻ). Phát huy năng lực của Trung tâm Công tác xã hội bảo vệ trẻ em cấp tỉnh thuộc sở; 11/11 huyện, thị xã, thành phố và 61/156 xã, phường, thị trấn được triển khai mô hình hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng; 76 câu lạc bộ trẻ em. Phối hợp triển khai 10 điểm tư vấn tại trường học, củng cố 156 cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã, 1.872 cộng tác viên khóm, ấp…
Từ đầu năm đến nay, quỹ Bảo trợ trẻ em đã vận động hơn 1,3 tỷ đồng, hỗ trợ 1.539 lượt trẻ em thông qua các chương trình cụ thể, như: thăm, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, ngày Quốc tế thiếu nhi (1-6); khám lọc, phẫu thuật cho trẻ bệnh tim bẩm sinh, dị tật, trẻ bị xâm hại tình dục; trao học bổng cho trẻ hiếu học, hỗ trợ cặp phao cứu sinh…
Trung tâm Công tác xã hội Bảo vệ trẻ em đã hỗ trợ tư vấn, tham vấn cho 120 trường hợp liên quan đến các vấn đề như: trẻ bị xâm hại, trẻ quan hệ tình dục trong độ tuổi vị thành niên, trẻ bị dâm ô, giao cấu trẻ em, hướng dẫn trẻ cách sinh hoạt ác nhân cho trẻ khuyết tật “chậm phát triển trí tuệ”, trẻ bị bại não, tự kỹ, tư vấn ổn định tâm lý cho trẻ… thông qua các hình thức trực tiếp và gián tiếp.
Quan tâm chăm lo, bảo vệ trẻ em
Các cấp ủy đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể quận Ô Môn đặc biệt quan tâm công tác chăm sóc trẻ em, từ sức khỏe đến học tập, vui chơi giải trí.
Qua đó, tạo cho các em có môi trường phát triển toàn diện, được hưởng các quyền cơ bản; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được giúp đỡ hòa nhập cộng đồng theo xu hướng tích cực.
Học sinh có hoàn cảnh khó khăn của Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (phường Phước Thới) nhận quà đầu năm học mới.
Từ năm 2018 đến nay, UBND phường Phước Thới đã triển khai xây dựng thí điểm mô hình "Ngôi nhà an toàn" và "Trường học văn minh" ở các khu vực Thới Thuận, Bình Phước; các trường THCS, tiểu học và mầm non. Các hộ gia đình tham gia mô hình sẽ thực hiện các biện pháp bảo vệ trẻ em trong nhà, như: làm hàng rào không cho trẻ ra đường; đảm bảo an toàn nơi nấu nướng; nâng cấp, sửa hệ thống điện; không để các vật dụng như bình nước nóng hay các vật dễ cháy nổ cho trẻ tiếp xúc... Đến nay, toàn phường có gần 400 hộ tham gia mô hình "Ngôi nhà an toàn". Trên địa bàn phường không xảy ra tai nạn thương tích trẻ em. Bên cạnh đó, UBND phường thành lập nhóm thường trực bảo vệ trẻ em cấp phường, với các nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn.
Năm học 2019-2020, UBND phường Phước Thới xây dựng kế hoạch vận động chăm lo "3 đủ" (ăn mặc, sách vở và dụng cụ học tập) cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Trong đó, UBND phường, Hội Khuyến học phường đã phối hợp cùng các ban, ngành, đoàn thể tổ chức vận động doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, mạnh thường quân trong và ngoài phường hỗ trợ, tạo điều kiện cho học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn an tâm đến trường. Đến nay, phường đã vận động hơn 105 triệu đồng để tặng cặp, sách vở và học bổng cho học sinh. Ngoài ra, dịp Tết Nguyên đán năm 2020, UBND phường vận động xã hội hóa, hỗ trợ cho 3 em thuộc diện mồ côi (mỗi em 500.000 đồng và 1 phần quà trị giá 300.000 đồng); tặng quà cho 25 em khuyết tật nặng và đặc biệt nặng với tổng số tiền 7,5 triệu đồng. Chị Nguyễn Thị Thúy Diễm, Công chức Văn hóa - Xã hội phường Phước Thới, cho biết: "Sắp tới, chúng tôi sẽ tham mưu UBND phường tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, sinh hoạt văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao nhằm thu hút sự tham gia của trẻ em. Tăng cường thực hiện các chính sách an sinh xã hội đối với trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn phường. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền pháp luật về bảo vệ trẻ em trong các đoàn thể, người dân địa phương".
Hiện nay, quận Ô Môn có 22.926 trẻ em, chiếm 17,81% trên tổng dân số. Toàn quận có 197 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có 44 trẻ mồ côi, 149 trẻ khuyết tật, 4 trẻ nhiễm HIV đang được hưởng bảo trợ xã hội thường xuyên. Các cấp ủy đảng, chính quyền và đoàn thể quận đã thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Đầu năm 2020, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) quận tham mưu UBND quận ban hành các kế hoạch bảo vệ, chăm sóc trẻ em; củng cố nâng chất phường phù hợp với trẻ em; phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; phòng, ngừa giảm thiểu lao động trẻ em... Đồng thời, tổ chức cập nhật, thống kê đối tượng quản lý, theo dõi, đánh giá việc thực hiện các quyền trẻ em theo quy định của pháp luật; các chế độ, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; rà soát, cập nhật số liệu trẻ em vào phầm mềm quản lý; tổng hợp báo cáo thường xuyên và đột xuất về lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn quận theo quy định.
Theo bà Phạm Thị Bích Vân, Phó Trưởng Phòng LĐ-TB&XH quận, 6 tháng qua, công tác chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần cho trẻ em luôn được Phòng quan tâm. Trong đó, Phòng LĐ-TB&XH quận đã phối hợp Quận đoàn, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận hướng dẫn các trường học tổ chức hoạt động vui chơi, tặng quà và học bổng cho học sinh với tổng số tiền 243,3 triệu đồng. Bên cạnh đó, Phòng còn rà soát số thẻ Bảo hiểm y tế trẻ em còn hiệu lực; đảm bảo 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo được trợ giúp pháp lý; 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo Luật Trẻ em được trợ cấp thường xuyên...
Phòng LĐ-TB&XH quận sẽ tiếp tục tăng cường các hoạt động tuyên truyền Luật Trẻ em, các luật có liên quan đến trẻ em, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; tăng cường công tác thu thập thông tin về tình hình trẻ em nhằm chủ động phòng ngừa, giảm thiểu, loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em. Qua đó, góp phần tạo dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ. Phòng LĐ-TB&XH quận phấn đấu trong năm 2020 giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống dưới 1% trên tổng số trẻ em; tất cả các phường được tái công nhận "Phường phù hợp với trẻ em"; tất cả trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ theo quy định; tất cả trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được chăm sóc... Đồng thời, nhân rộng mô hình Câu lạc bộ Tuổi Hồng ở Trường THCS Thới Hòa, phường Thới Hòa, để nâng cao hiệu quả chăm sóc trẻ em ở các phường.
Xử lý người đứng đầu nơi có nhiều vụ trẻ bị xâm hại Chiều 19-6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. Nghị quyết đánh giá hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung và phòng, chống xâm hại trẻ em nói...