“Quan tài bay đêm”: Gửi mạng cho tài xế
Nếu tính mật độ xe khách trên đường, có khi xe chạy ban đêm còn nhiều hơn chạy ngày. Và thực tế cho thấy, những vụ tai nạn xe khách thảm khốc gần đây đều xảy ra vào ban đêm.
Vụ tai nạn làm 12 người chết, hơn 50 người bị thương tại Khánh Hòa mới đây xảy ra lúc nửa đêm. Vụ xe khách lao xuống sông Sêrêpôk, Đắk Lắk khiến 34 người tử nạn, 21 người bị thương cũng xảy ra lúc nửa đêm (ngày 17/5/2012)… Nhưng một thực tế dễ nhận thấy khi quan sát ở các bến xe lớn trong cả nước, rất nhiều tuyến xe khách có lịch trình chạy vào ban đêm. Vì sao?
Nhà xe, hành khách đều “khoái” đi đêm (!?)
Nhiều hãng, tuyến xe khách bây giờ chỉ đăng ký lịch trình chạy vào ban đêm. Từ Hà Nội lên Móng Cái cũng vậy, trên bảng chỉ dẫn của bến xe, chỉ những tuyến đường ngắn, hoặc xe đường trường có ghế ngồi mới xuất phát buổi sáng và trưa. Còn lại, phần đông là xe chạy vào 20h, 21h, 22h, thậm chí sau 23h đêm vẫn có xe.
“Phần lớn nhà xe có tuyến dài trên 300 km đều muốn chạy đêm. Chạy đêm đường vắng, lại ít khi bị CSGT tuýt còi. Đoạn nào đường tốt, vắng vẻ là tài xế đạp tẹt ga cũng chẳng lo bị bắn tốc độ, có thể bắt khách vô tư, thoải mái. Còn hành khách cũng thích đi xe đêm vì vừa tranh thủ được thời gian, sau đêm đêm đánh giấc trên xe, tờ mờ sáng đến nơi là có thể đi làm ngay”, một phụ xe tuyến Hà Nội – Móng Cái, lý giải về cái sự thích chạy đêm của nhà xe và đi xe đêm của hành khách.
Các hãng xe khách đăng ký lịch trình chạy đêm ngày càng nhiều (Ảnh chụp tại bến xe Móng Cái )
Trong chuyến công tác Hà Nội – Móng Cái, mỗi lượt đi về gần 8 tiếng đồng hồ nhưng trong suốt quãng thời gian đó, chúng tôi không hề nhìn thấy bóng một viên CSGT nào đứng trực đêm.
Nói đường đêm vắng nhưng cũng chỉ là vắng so với lượng người đi lại ban ngày mà thôi, bởi nếu tính tỷ lệ xe khách lưu thông trên đường thì chưa chắc. Tại những đoạn đường giao lộ của các tỉnh thành, cảnh xe khách – xe con vượt nhau trên đường, ánh đèn pha giăng như mắc cửi.
Chuyện trò với mấy người khách đi xe, chúng tôi ướm hỏi các bác đi thế này có thấy sợ không? Họ cười: “Đoạn đường lên Móng Cái mới được làm lại khoảng 3 năm nay, đi còn ngon chán. Trước đây, đường ghồ ghề khúc khuỷu, ngày nào chẳng có tai nạn. Chú ít đi chứ bọn anh quen rồi. Có gì đâu mà phải lo xa”.
Cũng có nhiều người nơm nớp lo sợ khi gửi mạng cho nhà xe nhưng đành mạo hiểm. “Có người vì công việc không thể không đi. Có người vốn hay say xe, đi xe đêm là dễ chịu nhất. Xe giường nằm kín như bưng, lại êm. Lên xe là họ ‘ngủ thẳng cẳng’ chẳng còn biết trời đất gì nữa”, tay phụ xe trong chuyến xe chúng tôi đi dí dỏm nói.
Cả một hành trình dài như thế, ai không thấy mệt mỏi thì cũng đành nằm ngủ để mong quên bớt âu lo, mong chóng đến nơi an toàn.
Video đang HOT
“Vẫn biết lâu nay, đã có không ít lần lái xe ngủ gật, nhưng chạy đêm dễ lách luật, khách lại tranh thủ được giờ giấc, ai chẳng muốn đi. Nhất là xe khách chạy Bắc – Nam, hay đường trường, xe nào chẳng phải chạy đêm. Xuất phát từ sáng sớm, hay trưa chiều thì vẫn phải đi qua đêm. Quãng đường 1.700 cây số từ Hà Nội vào TP.HCM, kiểu gì chẳng phải có một đêm trọn vẹn trên đường. Mọi chuyện đều có thể xảy ra. Tất cả lái xe bọn tôi cũng như hành khách đều nghĩ “chắc không đến lượt mình” để rồi vẫn bám tay lái để mưu sinh”, anh Nam, một tài xế có thâm niên hơn chục năm tuyến Hà Nội – TP.HCM, chia sẻ.
Phần lớn tài xế xe khách thích chạy đêm vì dễ lách luật
“Đại bàng” đánh đu với tử thần
“Đặc sản” của những chuyến xe đêm là tốc độ. Hành khách nào khó ngủ, sẽ nghe tiếng gió vù vù, tiếng còi inh ỏi, lấp loáng ánh đèn pha rọi xin đường.
Trong chuyến xe “bão táp” từ Hà Nội đi TP.Vinh, Nghệ An, khi xe tới đoạn đường Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, anh tái xế tên Vinh vừa ngáp vừa rồ ga, luồn lách vượt các xe tải, xe container đi cùng chiều. Nhiều đoạn đường hẹp, xe container không chịu nhường đường, đã có sự tranh chấp giữa lái xe khách và xe container. Xe chao đảo khiến nhiều hành khách trên xe choàng tỉnh và không khỏi rùng mình.
Ông Nguyễn Đức Hồng, quê ở Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An đi cùng chuyến xe kinh hãi khi thấy những tình huống vượt xe container đi cùng chiều của lái xe Vinh. Ông than: “Sợ quá không dám ngủ tiếp, chỉ lo tai nạn ập đến. Mệt mà không ngủ nổi”.
Đặc biệt, ở những đoạn đường ghồ ghề, Vinh vẫn cho xe chạy tốc độ cao làm chiếc xe ngả nghiêng nhiều lần. Thật không khác gì đại bàng đang lao vun vút giữa trời xanh, chỉ khác là ai trên xe cũng giật mình thon thót “không biết khi nào đại bàng gãy cánh” (?!)
Gần 2h sáng, khi xe đi đến đoạn đường qua xã Quảng Bình, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa thì “đại bàng” Vinh tỏ vẻ mệt mỏi không che giấu. Vinh cho xe tấp vào một quán ăn đêm ven đường để hành khách giải lao đồng thời nhà xe cũng đổi luôn lái xe mới.
Sau 20 phút giải lao, lái xe thay Vinh tên Hưng, dáng người đậm, tầm 35 tuổi bắt đầu cho xe chuyển bánh. Trời về gần sáng, những phương tiện lưu thông qua đoạn đường cũng thưa dần, Hưng bắt đầu cho xe chạy với tốc độ cao hướng về bến xe Vinh.
Hy vọng lái xe mới sẽ đảm bảo an toàn hơn của hành khách phút chốc tiêu tan khi nhận ra Hưng cũng đang muốn chứng tỏ mình là “tay lái lụa”.. Nhưng “lụa” đâu chưa thấy, mới đến đoạn đường Trần Phú, phường Ba Đình, TP. Thanh Hóa, khi khách có yêu cầu xuống xe, Hưng lập tức đánh tay lái sang phải, khiến hành khách trên xe như bị giật ngang người. Khi xe chưa dừng hẳn, phụ xe đã luôn miệng giục hành khách xuống nhanh trong khi xe vẫn còn đang chuyển bánh trên đường. Đáng nói, tài xế Hưng còn cho dừng trả khách ngay gần đèn báo tín hiệu giao thông, bất chấp các phương tiện bám theo sau lao vun vút.
Ai không mệt mỏi cũng đành nằm ngủ để quên bớt âu lo
Việc cờ bạc cũng diễn ra ngay trên xe, đi cùng tuyến có một số tay chơi máu mê cờ bạc đã cùng với một số phụ xe tổ chức chơi lá bài đỏ đen, sát phạt nhau ngay trên xe khách. Ban đầu là chơi bài ba lá với số tiền 50.000 đồng/1 ván, sau dần số này tăng lên 100, 200 nghìn đồng/1 lần. Thậm chí nhiều ván cuối độ “máu mê cờ bạc” tăng lên, những con bạc còn sát phạt nhau bằng những con số 1 triệu đồng/ 1 lần.
Sòng bài diễn ra ngay trên xe làm nhiều vị khách đi cùng tuyến không khỏi bức xúc. Bà Hoa, 46 tuổi, quê ở Thái Nguyên xuống Nghệ An thăm con gái rất tức giận khi giấc ngủ bị phá ngang bởi việc xe lạng lách và tiếng cãi vã ầm ĩ từ sòng bài di động trên xe.
Tỉnh dậy với khuôn mặt thất thần, bà Hoa chán nản nói: “Mục đích đi tuyến đêm là để được yên tĩnh, ngủ một giấc cho đỡ mệt. Nào ngờ hết phanh gấp lại đến trò đỏ đen làm tôi chóng mặt quá. Đi xe mà cứ như tra tấn nhau vậy, đến là khổ!”.
4h sáng chuyến xe tấp vào bến Vinh, cũng đúng là lúc cuộc hành trình của chúng tôi kết thúc. Hành khách xuống xe trong trạng thái mệt tột cùng vì chuyến hành xác trong đêm bên cạnh con đại bàng thi nhau đua tốc độ…
Theo 24h
Hãi hùng những "cỗ quan tài" bay đêm
Không những bị ám ảnh bởi những vụ tai nạn xe khách thương tâm trong thời gian gần đây, hành khách còn đối mặt với nỗi lo thường trực khi ngồi trên những chiếc xe khách được mệnh danh là những "cỗ quan tài" bay đêm.
Một ngày sau thảm nạn giao thông hai xe khách chất lượng cao đấu đầu làm 12 chết, hơn 50 người bị thương, xảy ra rạng sáng 8/3 trên quốc lộ 1A, đoạn qua phường Cam Nghĩa, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, phóng viên đã "liều mình" ngồi trên những chuyến xe đêm chạy theo đúng lộ trình mà hai chiếc xe khách gặp nạn tại Khánh Hòa. Rong ruổi trên những "cung đường đen", chúng tôi đã hiểu tại sao những chiếc xe khách chạy đêm này lại được ví như những "cỗ quan tài bay".
Những màn đua tốc độ xé màn đêm
Khoảng 21h30 đêm 9/3, chúng tôi bắt xe khách chất lượng cao của hãng xe L. mang biển số 79N-00... chạy tuyến TP.HCM đi tỉnh Khánh Hòa. Trên xe lúc này có hơn 20 hành khách giường nằm, xe khởi hành từ bến xe Miền Đông, TP.HCM xuôi tuyến quốc lộ 1A ra thành phố Nha Trang.
Từ TP.HCM đến địa phận Biên Hòa, Đồng Nai, tài xế xe khách tên T. có màn "đề pa" với tốc độ vừa phải, vì có "ti dô" mấy trạm CSGT đang làm nhiệm vụ. Song, vừa qua ngã ba Dầu Giây (tỉnh Đồng Nai), chiếc xe khách hai tầng, giường nằm cao lều khều bắt đầu tăng tốc với tốc độ cao. Lúc này, phần lớn hành khách đã thiêm thiếp ngủ, một số hành khách có tuổi vốn khó ngủ, lại thấy bác tài bắt đầu "đua" liền đánh tiếng nhắc nhà xe đừng chạy nhanh quá. Có vẻ ai cũng ớn khi tin tức về vụ tai nạn thảm khốc ở Cam Ranh, Khánh Hòa, cách đây chưa đầy 24 giờ đã cướp đi sinh mạng hơn chục người, bị thương hơn 50 người vẫn còn nóng hổi. Nhưng bác tài tên T. tỏ vẻ khó chịu, vẫn ung dung nhấn ga lao đi với tốc độ ghê người, như muốn xé toang màn đêm...
Đi trên những chuyến xe được mệnh danh là những "cỗ quan tài bay" trong đêm, hành khách có thể gặp nạn bất cứ lúc nào
Trong suốt chặng đường dài hơn 450 km, xe khách này liên tục "đua" tốc độ và sẵn sàng thắng gấp để dừng giữa đường bắt khách trái quy định. Nguy hiểm hơn, thời điểm đêm khuya, khi quan sát không có bóng dáng CSGT chốt chặn, tài xế xe khách này liền tăng tốc chạy "đua" với vận tốc trên 100km/h. Có nhiều đoạn đuờng hẹp, không có đèn đường, khúc cua gấp thuộc địa bàn huyện Tuy Phong, khu vực huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận)... xe liên tục lạng lách, hết đụng ổ gà lại thắng gấp khiến hàng chục người trên xe đang ngủ cũng phải giật mình chồm dậy.
Đến địa phận tỉnh Ninh Thuận, lúc này khoảng 3 giờ sáng (10/3), trên tuyến quốc lộ 1A đường khá vắng, trời tối đen. Thi thoảng những những chiếc xe khách giường nằm, xe khách loại 45 chỗ, xe container ngược xuôi Bắc - Nam với tốc độ rất cao pha đèn sáng loáng mỗi khi đối đầu ngược chiều như "dọa" nhau. Lạ là, dù đường thoáng là thế nhưng những chiếc xe khách chạy đêm vẫn "đua" nhau qua mặt. Cứ mỗi lần có xe vượt mặt, tài xế T. như phấn khích hơn, đạp ga xé gió qua mặt cho bằng được. Mỗi lần như vậy, không chỉ tôi mà nhiều hành khách ngồi phía trước xe đều giật mình thon thót, chỉ còn biết nguyện cầu...
Tài xế T. của xe khách L. khoe rằng, nếu chạy với tốc độ bình thường, từ TP.HCM ra thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa phải mất ít nhất 8 - 9 tiếng đồng hồ. "Chạy đêm và đường 'êm' như vậy, không có mấy ông giao thông (CSGT - PV), xe tui đến Nha Trang sớm hơn dự kiến 2 tiếng", tài xế T. nói. Cũng theo tài xế T., thời điểm này phải tranh thủ chạy "kiếm chút đỉnh" chứ chạy chậm, không kịp xếp tài quay đầu thì "không có cơm mà ăn".
Khi chúng tôi hỏi liệu chạy như vậy có đảm bảo an toàn tính mạng cho hành khách trên xe? Tài xế T. tỉnh queo đáp: "Chạy vậy còn chậm đó, chứ gặp mấy cánh tài xế ngoài Bắc, Nghệ An, Thanh Hóa... thì các chú còn phát khiếp". Nói rồi tài xế T. bỗng dưng giảm tốc độ sau khi nhận được một cú điện thoại, một lơ xe ngồi bên cạnh hỏi nhỏ: "Sao vậy anh?", T. đáp: "Thằng kia gọi điện báo có CSGT đang bắn tốc độ phía trước, chạy chậm chút không bị tóm phiền phức lắm". Tuy nhiên, chiếc xe khách chỉ chạy chậm rãi được chừng 10 phút, khi đi qua chốt chặn có CSGT, tiếp tục lao vun vút trong màn đêm.
Tờ mờ sáng, khi đến đoạn đường qua phường Cam Nghĩa, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, dù nơi đây mới xảy ra vụ tai nạn thảm khốc cuớp đi sinh mạng 12 hành khách và hàng chục người bị thương, nhưng tài xế vẫn "đua" với tốc độ cao làm hành khách rùng mình, thấp thỏm lo âu.
Ra đến thành phố Nha Trang, nhiều hành khách xuống xe nhưng vẫn không giấu được sự bất an, lo lắng khi vừa trải qua một đêm dài không thể chợp mắt bởi những màn đua tốc độ trong đêm của những chiếc xe khách.
Anh Hà Văn Hiệp rất bức xúc vì tài xế T. chạy nhanh, vuợt ẩu trong chuyến xe chất lượng cao đêm 9/3
Quá bất an!
Tài xế T.N (32 tuổi, quê Nghệ An), tài xế chạy xe đường dài từ Nghệ An vào TP.HCM cho biết, tầm 0h đến 5h sáng, cánh tài xế thường cho xe tăng tốc vì thời điểm này ít có CSGT chốt trực, thậm chí nếu có lỡ bị bắn tốc độ cũng "dễ xin hơn". Trong khi đó, theo phụ xe M.Tr (38 tuổi, chuyên chạy tuyến Bắc - Nam) khi phát hiện CSGT, cánh tài xế thường pha đèn, ra hiệu cho đồng nghiệp né tránh, đây cũng là lý do khiến nhiều tài xế thoải mái khi đua tốc độ trong đêm khuya.
Đi trên những chuyển xe khách trong đêm, hầu hết hành khách đều cảm thấy rất bất an vì tài xế chạy nhanh, vượt ẩu, bất chấp tính mạng của hàng chục nguời ngồi trên xe. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những vụ tai nạn xe khách gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng tựu chung vẫn là ý thức chấp hành luật giao thông, lái xe trong tình trạng ngủ gật, uống rượu... do những tài xế thiếu trách nhiệm gây ra.
Trên chuyến xe đi từ TP.HCM ra tỉnh Khánh Hòa, anh Hà Văn Hiệp (28 tuổi, ngụ tỉnh Khánh Hòa) trong tâm trạng lo lắng vì chứng kiến sự thiếu trách nhiệm và vô tâm của một số tài xế xe đường dài, đặc biệt là tài xế xe khách, nói: "Có biết bao nhiêu lần tôi đi xe khách từ TP.HCM ra Khánh Hòa và chiều ngược lại, khi nào tôi cũng nơm nớp lo sợ vì sợ gặp nạn. Xe khách ngày càng nhiều, nhưng đạo đức tài xế ngày càng kém, lái xe liều lĩnh khiến cho hành khách trên xe luôn trong tình trạng bất an, sợ hãi. Thử hỏi, những xe khách chất luợng cao, uy tín như hãng xe Chín Nghĩa mà vẫn gây ra vụ tai nạn thảm khốc vừa mới xảy ra ở tỉnh Khánh Hòa thì chúng tôi còn biết đặt niềm tin vào hãng xe khách nào nữa đây?".
Bà Nguyễn Thị Vinh (60 tuổi, ngụ Ninh Thuận) cho hay, hơn 10 năm đi xe khách ngược xuôi từ Ninh Thuận vào TP.HCM nhưng chưa có khi nào bà cảm thấy yên tâm vì sự thiếu trách nhiệm của những người làm tài xế. "Khi có CSGT thì họ chạy chậm, nhưng đêm về khuya, vắng người thì nhiều tài xế lại chạy đua tốc độ, tranh giành khách khiến chúng tôi rất hoang mang. Thời gian gần đây, khi đọc báo viết về những vụ tai nạn thương tâm do xe khách gây nên, tôi rất lo lắng. Con tôi bảo phải mua vé xe chất lượng cao đi cho đảm bảo, nhưng khi lên xe tôi mới biết những chiếc xe bên ngoài thì quảng cáo có thương hiệu, thế mà khi ngồi lên thì cũng chạy ầm ầm như những chiếc xe khách khác", bà Vinh bức xúc.
Theo 24h
"Quan tài bay": Thót tim những vòng cua Hàng loạt cú phanh gấp muốn xé toang màn đêm yên tĩnh, từng vòng cua lấn làn kinh hoàng trên những cung đường đèo... Những tài xế xe khách chạy đêm như đang chạy đua cùng bóng tối và cả... tử thần. Càng khuya, càng "đóng" tẹt ga Tối 9/3, trong vai hành khách về quê miền Trung, chúng tôi tìm đến một...