Quân sự thế giới : Tiết lộ sốc về tên lửa bí mật không nổ của Mỹ
Từ năm 2017, Lầu Năm Góc và CIA đã sử dụng tên lửa bí mật trong các hoạt động ở Libya, Syria, Iraq, Yemen và Somalia.
Tên lửa này không nổ, nhưng trúng nạn nhân tiềm năng với những lưỡi dao “cắt mọi thứ trên đường đi của nó”, tờ Wall Street Journal viết, dẫn nguồn các quan chức Mỹ trước đây và hiện tại giấu tên.
Từ năm 2017, Lầu Năm Góc và CIA đã sử dụng tên lửa bí mật trong các hoạt động ở Libya, Syria, Iraq, Yemen và Somalia. Tên lửa này không nổ, nhưng trúng nạn nhân tiềm năng với những lưỡi dao “cắt mọi thứ trên đường đi của nó”, tờ Wall Street Journal viết, dẫn nguồn các quan chức Mỹ trước đây và hiện tại giấu tên.
Video đang HOT
Vũ khí mà sự phát triển và sử dụng được giữ bí mật, là phiên bản sửa đổi của tên lửa Hellfire, trang bị đầu đạn với thiết bị giả. Như tờ báo lưu ý, tên lửa R9X không phát nổ, mà rơi vào nạn nhân tiềm năng, vào nóc xe hơi và các tòa nhà với khối lượng lớn. Vũ khí cũng được trang bị các thiết bị đặc biệt, là sáu lưỡi dao dài, được phóng ra vài giây trước khi trúng mục tiêu, “cắt mọi thứ trên đường đi của nó”. Trong cuộc trò chuyện, tên lửa được gọi là “Ginsu bay” theo tên của những con dao phổ biến những năm 70-80 hay “bom Ninja”.
Quân đội Mỹ hiếm khi sử dụng tên lửa này, chỉ trong một số điều kiện nhất định, tờ báo cho biết. Đó là khi vị trí của một trong những thủ lĩnh nhóm khủng bố được thiết lập chính xác, nhưng việc sử dụng các loại vũ khí khác sẽ gây nhiều thương vong dân sự. Tổng cộng, theo các nguồn tin, tên lửa này đã được sử dụng khoảng năm lần, trong chiến dịch ở Libya, Syria, Iraq, Yemen và Somalia.
Người Mỹ đã phát triển loại vũ khí này từ năm 2011, Wall Street Journal cho biết. Rocket R9X được chế tạo dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama để tránh thương vong dân sự trong các cuộc không kích. Như tờ báo lưu ý, việc quân đội Mỹ sử dụng tên lửa có đặc điểm tương tự được coi là “kế hoạch B” để tiêu diệt “kẻ khủng bố số một” Osama bin Laden năm 2011.
Theo Danviet
Quân sự thế giới : Tiết lộ quy mô kho vũ khí hạt nhân của Mỹ
Mỹ có khoảng 3,8 nghìn đầu đạn hạt nhân, 1.750 trong sô đó được triển khai trên tên lửa đạn đạo và máy bay ném bom chiến lược.
2050 đầu đạn được dự trữ cho trường hợp cần thiết, theo nghiên cứu được công bố bởi The Bulletin of the Atomic Scientists.
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng 1,3 nghìn đầu đạn được triển khai trên các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, 300 quả bom hạt nhân dành cho các máy bay ném bom chiến lược từ các căn cứ quân sự của Mỹ và 150 chiếc khác được giữ tại các căn cứ ở châu Âu.
Ngoài ra, khoảng 2,4 nghìn đầu đạn đã lỗi thời được chuẩn bị để tiêu hủy cho đến năm 2030.
Theo Hiệp ước về các biện pháp giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược, được ký kết bởi Nga và Mỹ năm 2010, mỗi bên đều giảm kho vũ khí hạt nhân, sao cho sau bảy năm và thời gian tiếp sau đó, tổng số lượng vũ khí không vượt quá 700 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và máy bay ném bom, 1.550 đầu đạn hạt nhân và 800 bệ phóng được triển khai và không triển khai.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi từ bỏ vũ khí hạt nhân, nói rằng cả Mỹ, Nga và Trung Quốc nên làm như vậy.
Theo Danviet
Quân sự thế giới : Lý do Ukraine không thu hồi vũ khí từ Crimea Khoảng chục chiếc máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ukraine còn lại ở Crimea kể từ năm 2014, bị hư hỏng một cách đáng tiếc với tư cách là các đơn vị chiến đấu, đại biểu Duma Quốc gia của Sevastopol Dmitry Belik nói với Sputnik. Tại Crimea, tình trạng của những chiếc MiG-29 của Ukraine còn lại trên bán đảo...