Quân sự Mỹ “bao vây” biên giới Nga thông qua NATO
Trong chuyến thăm Talin vào hôm 23-6, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Aston Carter cho biết 250 xe tăng cũng như pháo binh và thiết bị quân sự sẽ được đặt ở 7 quốc gia có lãnh thổ trải dài từ từ vùng Bantic đến bán đảo Balkan.
Ông Carter cho biết các thành viên NATO ở Đông Âu đã đồng ý với Mỹ về kế hoạch đưa thiết bị quân sự đến bảy quốc gia Châu Âu có đường biên giới với Nga.
Ông Carter phát biểu trước báo giới: “Chúng tôi tạm thời đặt xe tăng thiết giáp với lữ đoàn chiến đấu cùng các thiết bị quân sự ở các nước Trung và Đông Âu. Bao gồm xe tăng, xe chiến đấu bộ binh và pháo binh”.
“Estonia cũng như Lithuania, Latvia, Bulgaria, Romania và Ba Lan cho phép các thiết bị quân sự và các bài tập luyện được tiến hành trong khu vực cho phép.”
Video đang HOT
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter
Trang thiết bị quân sự hạng nặng bao gồm 150 binh sĩ hoặc tiểu đoàn 750 binh sĩ, 250 xe tăng, xe chiến đấu bộ binh Bradley và pháo tự đẩy. Theo thông tin từ giới chức quân sự, phần lớn các thiết bị cần thiết đã được vận chuyển sang Châu Âu và một số được sản xuất tại Đức.
Các thành viên NATO ở Đông Âu đã đồng ý với Mỹ về kế hoạch đưa thiết bị quân sự đến 7 quốc gia Châu Âu có đường biên giới với Nga
Đáp lại báo cáo về việc chuẩn bị trạm vũ khí hạng nặng của Mỹ và sẽ có hơn 5.000 lính Mỹ hiện diện ở bán đảo Baltic và Đông Âu, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Yuri Yakubov nói: “Đây là bước đi gây hấn nhất từ phía Lầu Năm Góc và NATO kể từ Chiến tranh Lạnh.” Ông Yakubov tuyên bố: “Nếu vũ khí hạng nặng như xe tăng, pháo binh và các vũ khí khác xuất hiện ở các quốc gia Đông Âu và Baltic. Nga không có lựa chọn nào khác ngoài việc tăng cường lực lượng và nguồn lực để đối mặt với phương Tây.”
Nguyên Lê
Theo_PLO
Mỹ tiếp tục tuyên bố đóng góp cho lực lượng phản ứng nhanh của NATO
Theo AP, ngày 22/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố Mỹ sẽ đóng góp vũ khí, máy bay và nhân lực, trong đó có các biệt kích, cho lực lượng phản ứng nhanh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm giúp châu Âu đối phó với các mối đe dọa an ninh.
Binh sỹ Mỹ. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Theo kế hoạch này, Mỹ sẽ đóng góp các năng lực tình báo và do thám, các lực lượng tác chiến đặc biệt, hậu cần, máy bay vận tải và nhiều loại vũ khí như máy bay ném bom, máy bay tiêm kích và tên lửa trang bị cho tàu chiến. Tuy nhiên, Mỹ sẽ không cung cấp số lượng lớn bộ binh cho lực lượng kể trên của NATO.
Ông Carter đưa ra thông báo trên sau khi gặp gỡ các bộ trưởng quốc phòng các nước Đức, Na Uy và Hà Lan. Các nước này đều đã nhất trí cung cấp các lực lượng ban đầu cho cái gọi là Lực lượng phản ứng nhanh được thông báo thành lập hồi năm ngoái tại Hội nghị thượng đỉnh của NATO diễn ra ở xứ Wales.
Mỹ từng cam kết sẽ hỗ trợ lực lượng đặc nhiệm trên song NATO vẫn đang lắng nghe cụ thể Mỹ sẽ sẵn sàng đóng góp những gì. Tuy nhiên, theo các quan chức Mỹ, hiện vẫn chưa có các quyết định cuối cùng về số lượng quân có thể tham gia cũng như lực lượng này đến từ đâu. Các quan chức này tiết lộ có thể nhiều trong số các binh sỹ này sẽ được lấy từ lực lượng đã đồn trú ở châu Âu./.
Theo (Vietnam )
"Nga là đồng minh sống còn của Mỹ để bình ổn thế giới" Tuyên bố trên được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đưa ra trong cuộc họp tại Berlin, Đức ngày 22/6 vừa qua. Mỹ nhấn mạnh vai trò của Nga trong giải quyết các vấn đề quốc tế. (Ảnh: Spunik News) Theo Spunik, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter đang có chuyến thăm châu Âu dài ngày. Trong cuộc họp đầu tiên...