Quân sự: Anh lạnh gáy trước danh sách vũ khí nguy hiểm nhất của Nga
Tổ hợp tên lửa phòng không S-400, hệ thống tên lửa ven biển Bastion-P và tổ hợp tác chiến-chiến thuật Iskander là những loại vũ khí nguy hiểm nhất của Nga, để đối phó đòi hỏi Anh phải có đáp trả nhanh.
Hệ thống tên lửa Bastion-P.
Đó là thông báo của “Janes 360″ dẫn nguồn từ tuyên bố của Juliana Ball -Trợ lý Tham mưu trưởng Không quân Anh chuyên trách về tiềm năng và độ sẵn sàng chiến đấu. Theo lời trợ lý Ball, các khu vực hạn chế tiếp cận và cơ động (A2/AD) do Nga tạo ra với sự trợ giúp của những hệ thống tên lửa này khiến người ta ngờ vực về khả năng của Anh khi ứng phó mau lẹ với tình huống thay đổi.
Đồng thời, trợ lý Ball đề xuất hướng đối phó với những hạn chế như vậy nhờ sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo, sáng chế các loại vũ khí triển vọng và thay đổi chiến thuật tiến hành hoạt động chiến sự. A2/AD (hạn chế và cấm truy cập và cơ động) là khái niệm răn đe (thông thường với tổ hợp vũ khí) bằng cách tạo ra độ nguy hiểm tiềm ẩn gia tăng đối với động thái di chuyển hay bố trí lực lượng của đối phương trong khu vực được bảo vệ. S-400 Triumph là hệ thống phòng không tầm xa hiện đại, có chức năng triệt hạ máy bay, tên lửa hành trình và đạn đạo, kể cả tên lửa tầm trung. Hệ thống này cũng có thể dùng chống lại các chủ thể trên mặt đất.
Video đang HOT
Tầm bắn xa của S-400 Triumph là 400 km, đủ sức tiêu diệt các mục tiêu ở độ cao lên tới 30 km. Bastion là tổ hợp tên lửa ven biển được thiết kế để tiêu diệt tàu nổi các lớp khác nhau và lực lượng tấn công đổ bộ, đoàn xe, nhóm tàu và máy bay tấn công, cũng như chiến hạm đơn và các mục tiêu vô tuyến trên mặt đất trong điều kiện hỏa lực cấp tập và các biện pháp kháng cự điện tử. Iskander là gia đình các hệ thống tên lửa chiến thuật. Công năng cơ bản của các tổ hợp này là phá hủy những hệ thống phòng không và tên lửa của đối phương cũng như triệt hạn những chủ thể quan trọng nhất được hệ thống phòng không kể trên che chắn ở cự ly tới 500 km.
Theo Danviet
Mỹ trang bị cho B-1B Lancer tên lửa siêu thanh đấu Nga
Không quân Mỹ quyết định nâng cấp phi đội máy bay tầm xa B-1B Lancer để mang được nhiều vũ khí hơn, trong đó có cả tên lửa siêu thanh.
Trang Drive dẫn lời Trung tá Dominic Ross, quan chức Bộ tư lệnh Tấn công Toàn cầu của không quân Mỹ (AFGSC) cho biết, điểm đặc biệt trong gói nâng cấp B-1B là dù mang thêm lượng vũ khí đáng kể nhưng không phải chỉnh sửa khung thân.
"Ban đầu, mỗi chiếc B-1B mang được 24 bom hoặc tên lửa trong thân. Con số này có thể tăng lên 40, tùy thuộc loại giá treo vũ khí được phát triển. Nó sẽ giúp B-1B mang được vũ khí với khối lượng tới gần 2,5 tấn, trong đó gồm cả tên lửa siêu vượt âm", vị đại diện của AFGSC nói.
Mô hình tên lửa siêu thanh gắn trong khoang chứa của B-1B Lancer.
Dominic Ross khẳng định gói nâng cấp này dựa trên thiết kế có sẵn của oanh tạc cơ B-1B, không đòi hỏi chỉnh sửa khung thân. Vì vậy vẫn bảo đảm tuân thủ Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược mới (New START).
Giải pháp này giúp lực lượng AFGSC lên kế hoạch hiệu quả hơn cho các nhiệm vụ, đòi hỏi ít máy bay và tổ lái hơn cho từng mục tiêu so với trước đây. Những chiếc B-1B vẫn chỉ được dùng cho nhiệm vụ thông thường và không mang vũ khí hạt nhân.
Theo thiết kế ban đầu, B-1B được trang bị 6 giá treo gắn ngoài cùng ba khoang vũ khí trong thân, cho phép nó mang theo 57 tấn vũ khí các loại, bao gồm bom thông thường, bom dẫn đường, bom chìm chống tàu ngầm và tên lửa hành trình tầm xa.
Trung tá Dominic Ross không tiết lộ phiên bản nâng cấp của B-1B sẽ được trang bị loại tên lửa siêu vượt âm nào nhưng khẳng định, gói nâng cấp này nhằm tăng cường khả năng chiến đấu co lực lượng Không quân tầm xa trong một chiến tiềm tàng với Nga.
Mục đích nâng cấp B-1B của Mỹ đã khá rõ ràng nhưng trong trường hợp xảy ra xung đột thật sự, những máy bay này khó có thể mang lại lợi thế cho Mỹ bởi chúng đã quá cũ và số máy bay có thể hoạt động hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay.
B-1B được gắn thêm những mấu treo bên ngoài.
Air Force Times cho rằng, nguyên nhân của tình trạng đáng lo ngại của phi đội B-1B Lancer là chúng đã quá già cỗi. Chiếc máy bay trẻ tuổi nhất cũng đã được sản xuất cách đây 31 năm và đang thiếu những nguồn dự trữ cần thiết cho việc bảo trì, nâng cấp.
Tình hình B-1B ở mức xấu đến nỗi phi hành đoàn được chuyển sang các máy khác vì không có đủ máy bay để huấn luyện. Ban đầu, B-1B Lancer là máy bay ném bom chiến lược siêu âm cánh cụp cánh xòe, được thiết kế để tiêu diêt mục tiêu chiến lược của đôi phương băng cả vũ khí hạt nhân và thông thường, cũng như để yêm trợ lực lượng mặt đất.
Biến thể đầu tiên của B-1 (B-1A) được dành để giáng đòn tấn công hạt nhân từ độ cao mà các phương tiện phòng không của đối phương không thể tiếp cận. Nhưng dưới thời chính quyền Tổng thống Jimmy Carter đã từ bỏ dự án, bởi vào cuối những năm 1970 đã rõ rằng máy bay này sẽ không thể vượt qua hệ thống phòng thủ của Liên Xô.
Trong khi Tu-160 của Nga có trọng lượng cất cánh lớn nhất 272.000 kg và đat tốc độ hơn 2,05 Mach thì B-1B chỉ có thể cất cánh với trọng lượng không quá 216.000 kg và tôc đô chỉ đạt 1,25 Mach, nên chiếc may bay nem bom Mỹ không thê bay qua các vùng lanh thô co hê thông phong không mạnh như Liên Xô.
Dưới thời Tổng thống Reagan công việc với B-1B Lancer được khôi phục, nhưng khái niệm của máy bay đã thay đổi đáng kể. Hồi đầu những năm 1990, B-1B mang tên lửa đã được chuyển sang mang vũ khí thông thường có độ chính xác cao. B-1B sẽ thực hiện động tác đột kích vào địa bàn đánh bom từ độ cao siêu cao, bao quát toàn bộ địa hình.
Máy bay có thể thu nhận được hình ảnh radar của các vật thê trên mặt đất và sử dụng vũ khí có độ chính xác cao. Trong các chiến dịch quân sự của Mỹ ở Kosovo, Afghanistan, Iraq và Syria, B-1B "truyền thống" đã cho thấy nét tích cực của nó. Hiện nay, Không quân Mỹ còn tổng cộng 62 chiếc máy bay tầm xa này nhưng số máy bay có thể cất cánh không quá 10 chiếc.
Không quân Mỹ thừa nhận, dù những chiếc B-1B Lancer (có thể hoạt động) còn rất mạnh nhưng hiện nay nó chỉ có thể hoạt động trong những khu vực giao tranh nhỏ, với những đối thủ có hệ thống phòng không yếu kém, còn với các quốc gia có thực lực phòng không mạnh như Nga thì đó là thách thức Mỹ không dám mạo hiểm vượt qua.
Hòa Bình
Theo baodatviet
Trung Quốc đã tìm ra cách đánh bại súng chống tăng RPG-30 cực mạnh của Nga Hệ thống phòng vệ chủ động GL5 do Trung Quốc chế tạo với cơ chế phóng đạn kép được cho là đủ khả năng vô hiệu hóa đạn chống tăng bắn đi từ súng RPG-30. RPG-30Kryuk là loại súng phóng lựu chống tăng thế hệ mới được Nga chính thức giới thiệu vào năm 2012, so với những người anh em cùng gia...