Quan sát viên Liên hợp quốc rời Syria
Các thành viên của phái bộ giám sát viên Liên hợp quốc tại Syria bắt đầu rời thủ đô Damascus sau khi sứ mệnh giám sát cuộc ngừng bắn ở nước này chính thức hết hạn hôm Chủ nhật 19/8. Dự kiến, những quan sát viên cuối cùng sẽ rời Syria trước cuối tuần này.
Thành viên phái bộ quan sát viên LHQ trở lại khách sạn ở Damascus ngày 20/8/2012.
Liên hợp quốc cho biết các quan sát viên đã lên đường sang Lebanon và chỉ để lại rất ít người làm việc trong văn phòng liên lạc nhỏ phòng khi triển khai những nổ lực hòa bình mới trong tương lai.
Những quan sát viên này được cử đến Syria từ ngày 23/4 trong sứ mệnh giám sát các phe phái ở nước này thực thi thỏa thuận ngừng bắn theo kế hoạch hòa bình 6 điểm của cựu đặc phái viên quốc tế Kofi Annan.
Tuy nhiên, bất chấp sự có mặt của phái bộ giám sát viên mà thời kỳ đỉnh điểm lên tới 300 người, các cuộc giao tranh và xung đột đẫm máu vẫn tiếp diễn hàng ngày tại Syria theo hướng tăng cả về quy mô lẫn mức độ tàn khốc.
Video đang HOT
Trước tình trạng đó, phái bộ LHQ đã phải tạm ngừng hoạt động giám sát hồi tháng 6 để đảm bảo an toàn tính mạng cho các giám sát viên.
Việc bạo lực tiếp diễn tại Syria bất chấp sự hiện diện của các giám sát viên quốc tế đã buộc LHQ phải quyết định chấm dứt sứ mệnh của phái bộ này hôm 19/8, sau khi đã được gia hạn một lần vào cuối tháng 7 vừa qua.
LHQ đưa ra quyết định trên trong bối cảnh đặc phái viên chung của LHQ và Liên đoàn Ảrập (AL) Kofi Annan đã quyết định từ chức hồi đầu tháng này với lý do ông không nhận được sự ủng hộ cần thiết từ các thành viên trong Hội đồng Bảo an LHQ về việc chấm dứt làn sóng xung đột đã kéo dài 18 tháng qua ở Syria, khiến hơn 21.000 người thiệt mạng và hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Trước đó, ngày 17/8, LHQ và AL đã nhất trí bổ nhiệm nhà ngoại giao kỳ cựu của Algeria Lakhdar Brahimi làm tân đặc sứ về tình hình Syria, thay thế cựu Tổng thư ký Kofi Annan.
Sứ mệnh khó khăn của tân đặc sứ Brahimi
Trong tuyên bố hôm 19/8, đặc sứ Brahimi cho rằng ông sẽ khó hoàn thành sứ mệnh nếu như LHQ không đoàn kết.
“Sứ mạng tìm kiếm một giải pháp êm đẹp cho cuộc tranh chấp tại Syria sẽ rất khó khăn nếu như HĐBA LHQ không có một tiếng nói thống nhất”, tân đặc sứ khẳng định.
Ông Brahimi cũng thừa nhận chưa biết làm cách nào để khiến cả 5 thành viên trong HĐBA đạt được đồng thuận về tình hình Syria.
Tân đặc sứ Lakhdar Brahimi trả lời phỏng vấn hôm 19/8/2012.
Trước đó, Nga và Trung Quốc đã 3 lần ngăn cản HĐBA đưa ra nghị quyết trừng phạt Tổng thống Syria Bashar al-Assad với lý do các văn kiện này thiên vị phe đối lập tại Syria.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, những khó khăn của ông Brahimi không chỉ dừng lại ở việc dung hòa quan điểm đối lập giữa các thành viên trong HĐBA, mà còn làm thế nào tạo được uy tín và thuyết phục các phe phái ở Syria ngồi vào bàn đàm phán.
Trong phản ứng mới nhất, cả chính quyền của Tổng thống Assad và phe đối lập đều chỉ trích các tuyên bố mới đây của tân đặc sứ. Phía chính quyền Syria cho rằng việc ông Brahimi nói rằng Syria đang trong một “cuộc nội chiến” là trái với thực tế. Còn phe đối lập thì tỏ ra tức giận khi ông Brahimi khẳng định còn quá sớm để yêu cầu Tổng thống Assad từ chức.
Nga đề xuất 1 dự thảo nghị quyết của LHQ về Syria
Các nhà ngoại giao cho biết ngày 10/7, Nga đã đề xuất một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về vấn đề Syria, theo đó gia hạn hoạt động của phái bộ Liên hợp quốc tại nước này mà không kèm theo đe dọa trừng phạt.
Theo Phó Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Igor Pankin. (Nguồn: Internet)
Theo Phó Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Igor Pankin, dự thảo nghị quyết đã được gửi tới 14 ủy viên còn lại của Hội đồng Bảo an trước khi hội đồng này nhóm họp vào ngày 11/7 dưới sự chủ trì của Phái viên chung Liên hợp quốc - Liên đoàn Arập (AL) Kofi Annan trong nỗ lực cứu vãn kế hoạch hòa bình do ông này khởi xướng.Ông Pankin khẳng định nghị quyết mà Nga đề xuất "nhằm tăng thêm sự ủng hộ đối với các nỗ lực của ông Kofi Annan cũng như việc triển khai kế hoạch của ông này."
Dự thảo nghị quyết trên đề xuất gia hạn sứ mệnh giám sát của Phái bộ quan sát viên Liên hợp quốc tại Syria thêm ba tháng, thay vì kết thúc vào ngày 20/7 tới.
Văn bản này cũng ủng hộ đề xuất của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon rằng Liên hợp quốc nên gia tăng nhiệm vụ chính trị và cắt giảm số quan sát viên quân sự tại Syria.
Dự thảo nghị quyết của Nga cũng tái khẳng định sự ủng hộ của Mátxcơva đối với kế hoạch hòa bình do ông Annan khởi xướng, đồng thời yêu cầu chính phủ và các phe phái ở Syria ngay lập tức thực hiện kế hoạch này cũng như thỏa thuận về một cuộc chuyển giao chính trị đã đạt được tại Hội nghị quốc tế về Syria ở Geneva, Thụy Sĩ hồm 30/6 vừa qua.
Trong một diễn biến liên quan, trong ngày 11/7, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ có cuộc thảo luận với ông Abdel Basset Sayda, thủ lĩnh mới của Hội đồng Dân tộc Syria (SNC), tổ chức đối lập đặt trụ sở tại Thổ Nhĩ Kỳ vốn được Phương Tây và các nước Arập ủng hộ, nhằm tìm kiếm lập trường chung trong cuộc xung đột tại quốc gia Trung Đông này./.
Theo
Syria cận kề nội chiến, phương Tây bác khả năng can thiệp quân sự Tình trạng bạo lực ở Syria đang khiến cộng đồng quốc tế đặc biệt lo ngại khi xuất hiện ngày càng nhiều những cuộc giao tranh đẫm máu. Trong khi cộng đồng quốc tế vẫn chưa tìm ra một giải pháp hữu hiệu tại Syria, các cuộc giao tranh ác liệt tiếp tục diễn tại điểm nóng Homs và một số khu vực...