Quan sát Quân đội Nga tập trận chống xe tăng
Cuộc tập trận huy động nhiều loại vũ khí trang bị chống xe tăng gồm cả pháo kéo, hệ thống tên lửa tự hành.
Có rất ít thông tin về cuộc tập trận (địa điểm, thời gian, khoa mục), dẫu vậy qui mô của nó cũng tương đối lớn với sự tham dự của nhiều loại vũ khí chống tăng đang được sử dụng trong Quân đội Nga gồm: pháo chống tăng MT-12; tên lửa chống tăng mang vác Konkurs; hệ thống tên lửa chống tăng tự hành và nhiều phương tiện hỗ trợ trinh sát khác.
Trong ảnh, 2 binh sĩ Nga đang chuẩn bị bệ phóng tên lửa chống tăng 9K113 Konkurs (NATO định danh là AT-5).
Loại tên lửa này có thể hạ mục tiêu xe tăng – xe thiết giáp ở cự ly 70m tới 4.000m, sử dụng hệ dẫn đường bán tự động, lệnh điều khiển truyền qua dây.
Đài trinh sát.
Tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành 9P163M-1 Kornet-T sử dụng khung bệ cơ sở xe chiến đấu bộ binh BMP-3, trên xe được trang bị 2 ray phóng lắp đạn tên lửa 9M133 đạt tầm bắn từ 100m đến 5.500m, dùng hệ dẫn đường lade, điều khiển bán tự động.
Pháo chống tăng 2A29 Rapira (MT-12) đồng loạt khai hỏa tấn công mục tiêu. Loại pháo này được trang bị pháo cỡ 100mm, đạt tầm bắn xa đến 8.200m, tốc độ bắn 6 phát/phút.
Video đang HOT
Một loại radar định vị mặt đất của pháo binh Nga hiện diện tại khu vực tập trận.
Các binh sĩ trinh sát mục tiêu trước khi triển khai hệ thống chống tăng tự hành Kornet-T – lúc này xe đang trong trạng thái hành quân, các tên lửa được tháo khỏi bệ phóng.
Hệ thống radar giám sát mặt đất SNAR-10 Jaguar đặt trên khung bệ xe bọc thép đa dụng MT-LB trang bị radar 1RL-127 đặt ở tháp pháo xoay phía đuôi.
Hai binh sĩ hộ vệ cho một binh sĩ chiếm lĩnh vị trí chuẩn bị bắn tên lửa chống tăng.
Sẵn sàng khai hỏa.
Học tập tính năng tên lửa, chiến thuật sử dụng.
Pháo chống tăng 2A29 Rapira tiếp tục khai hỏa, ngoài các loại đạn chống tăng, đạn nổ phá thông thường, pháo có khả năng bắn được cả tên lửa chống tăng 9M117 Kastet đẫn đường lade, tầm bắn từ 100m tới 4.000m, xuyên giáp dày 600mm.
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc chào bán tên lửa chống tăng HJ-12
Trung Quốc lần đầu đưa tên lửa chống tăng HJ-12 đến triển lãm Chu Hải, cho thấy nước này chính thức chào bán loại tên lửa này trên thị trường.
Trang mạng Aerochina cho hay, tên lửa chống tăng "Javelin" phiên bản Trung Quốc do nước này tự nghiên cứu lần đầu tiên xuất hiện tại triển lãm Chu Hải.
Theo phóng viên của mạng hàng không Trung Quốc, tên lửa chống tăng kiểu mới tại triển lãm lần này sử dụng đầu dẫn đường mảng phẳng hiệu suất cao hình ảnh nhiệt hiện đại, có khả năng "khóa trước khi bắn" và "quên sau khi bắn", có thể tiêu diệt bất kỳ xe tăng đang sử dụng nào trên thế giới hiện nay.
HJ-12 được trưng bày tại gian hàng ở Chu Hải.
Một số phương tiện truyền thông nước ngoài khác cho rằng, số hiệu xuất khẩu chính thức của tên lửa này là Red Arrow-12 (HJ-12). Các hình ảnh chụp tại Chu Hải cho thấy, tên lửa HJ-12 tuy vẫn được bọc kín, nhưng có thể thấy rất rõ kết cấu của nó giống với tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ.
Theo các phương tiện truyền thông này, tên lửa này đã đạt đến trình độ tiên tiến của tên lửa chống tăng trên thế giới hiện nay, có tính năng tương đương với Javelin sử dụng trong quân đội Mỹ và Spike của Israel. Sự ra đời của tên lửa này đánh dấu công nghệ tên lửa chống tăng của Trung Quốc đã đạt đến trình độ hàng đầu thế giới.
Hình ảnh quảng cáo về HJ-12 của NORINCO .
Aerochina cho rằng, HJ-12 là một loại tên lửa "khóa trước khi bắn". Sau khi bắn, nó sẽ tự động bay đến mục tiêu, xạ thủ có thể ẩn nấp ngay hoặc nạp đạn cho hệ thống để tấn công mục tiêu tiếp theo. Tên lửa này sử dụng công nghệ "phóng mềm", vì vậy có thể được phóng từ bên trong tòa nhà hoặc hầm. Sau khi tên lửa rời khỏi bệ phóng, cánh phía trước tên lửa và cánh ở phần đuôi tên lửa ngay lập tức tự động mở ra. Sau khi động cơ chính điểm hỏa, tên lửa có thể bay theo quỹ đạo vòng cung để "đục nóc" xe tăng hoặc là theo quỹ đạo bay thẳng đến mục tiêu.
Theo phân tích của chuyên gia quân sự, tên lửa này sử dụng đầu đạn phá giáp hóa năng. Công ty công nghiệp phương Bắc tuyên bố, tên lửa có thể đâm thủng giáp bằng thép 1.100mm được bảo vệ bằng giáp phản ứng nổ. Hệ thống này cũng có thể tấn công hiệu quả xe tăng, hầm, nhà, tàu chiến mặt nước nhỏ và trực thăng bay ở độ cau thấp.
Quan chức công ty công nghiệp phương Bắc cho biết, hệ thống này mới được phát triển, mà đã được trang bị cho quân đội Trung Quốc. Hiện HJ-12 vẫn chỉ có phiên bản vác vai bộ binh, nhưng cũng có thể trang bị trên xe chiến đấu bộ binh các loại.
Theo Kiến Thức
Từ chối lời mời của Mỹ, Ấn Độ mua tên lửa chống tăng Spike của Israel Từ chối các lời đề nghị mua tên lửa Javelin từ Mỹ, Ấn Độ đã quyết định chọn mua tên lửa chống tăng dẫn đường Spike của Isarel để tăng cường sức mạnh quân sự đất nước. Một nguồn tin từ Bộ Quốc Phòng Ấn Độ cho biết, nước này sẽ mua ít nhất 8000 tên lửa Spike và hơn 300 bệ phóng...