Quán rang xay cà phê trên đường Hoàng Sa phát hỏa
Ngọn lửa bùng phát từ cửa hàng rang xay cà phê nằm trên đường Hoàng Sa (quận Tân Bình, TP.HCM) khiến nhiều người dân khu vực hoảng loạn tháo chạy.
Thông tin ban đầu, vào khoảng 16 giờ 30 chiều 12-7, những nhân viên làm việc tại cửa hàng rang xay cà phê trên đường Hoàng Sa bên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (phường 5, quận Tân Bình) phát hiện khói lửa bùng phát từ tầng một là nơi rang xay cà phê của cửa hàng nên hô hoán tháo chạy ra ngoài.
Ngọn lửa bùng phát tại một tiệm rang xay cà phê trên đường Hoàng Sa ven kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
Phát hiện sự việc, nhiều người dân sống cạnh hiện trường huy động các bình cứu hỏa mini cùng chủ cửa hàng, nhân viên để khống chế ngọn lửa. Tuy nhiên, do lửa bốc cao, khói tỏa khắp nơi nên công tác chữa cháy tại chỗ gặp không ít khó khăn. Một số nhân viên cố gắng di dời tài sản trong cửa hàng ra ngoài.
Trong khi khói lửa dữ dội, nhiều hộ dân, cửa hàng lân cận cũng di dời đồ đạc, tài sản ra ngoài vì sợ cháy lan.
Vụ việc khiến người dân gặp một phen hốt hoảng, giao thông khá ùn ứ.
Video đang HOT
Lực lượng Cảnh sát PCCC TP.HCM nhanh chóng điều động nhiều xe chữa cháy cùng các cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường để khống chế ngọn lửa.
Vụ hỏa hoạn không gây thiệt hại về người nhưng đã thiêu rụi nhiều tài sản trong cửa hàng và khiến giao thông khu vực ùn ứ trong một thời gian.
Hiện lực lượng chức năng đang điều tra làm rõ nguyên nhân vụ cháy.
Sau khoảng 30 phút, ngọn lửa đã được khống chế hoàn toàn. Nguyên nhân và thiệt hại đang được điều tra.
NGUYỄN TÂN
Theo PLO
TP.HCM: 2 năm, hỏa hoạn làm chết 25 người, 'thiêu rụi' trên 600 tỉ đồng
Từ năm 2014 đến nay, trên địa bàn TP.HCM xảy ra 1.467 vụ cháy làm chết 25 người, bị thương 76 người và thiệt hại về tài sản 636 tỉ 646 triệu đồng.
Sáng 30-6, Cảnh sát PCCC TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết về việc triển khai thực hiện các biện pháp ngăn chặn cháy lớn trên địa bàn TP.HCM. Theo đó, từ năm 2014 đến nay, công tác PCCC trên địa bàn TP.HCM còn bộc lộ không ít tồn tại.
Hội nghị tổng kết về việc triển khai thực hiện các biện pháp ngăn chặn cháy lớn trên địa bàn TP.HCM sáng 30-6.
Theo thống kê, từ 1-1-2014 đến 31-5-2016 trên địa bàn TP xảy ra 1.467 vụ cháy (tăng 483 vụ, tỉ lệ 49%), làm chết 25 người, bị thương 76 người và thiệt hại về tài sản 636 tỉ 646 triệu đồng (tăng 538 tỉ đồng); xảy ra 11 vụ nổ làm chết 10 người và bị thương 16 người, thiệt hại về tài sản ước tính 160 triệu đồng.
Thiếu tướng Đỗ Minh Dũng, Phó Cục trưởng Cục PCCC, cho rằng địa bàn TP.HCM là nơi tập trung đông dân cư, nhiều cơ sở sản xuất, công ty... tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ gây thiệt hại về người và tài sản, tuy nhiên công tác PCCC còn nhiều lơ là.
Thiếu tướng Đỗ Minh Dũng, Phó Cục trưởng Cục PCCC, cho rằng công tác PCCC trên địa bàn TP còn bộc lộ không ít tồn tại.
"Như tại Công ty nệm Vạn Thành, mặc dù trước đó đã có nhiều lần kiểm tra, nhắc nhở và xử lý nhưng họ không chấp hành. Vậy nên, thực tế cần tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm. Vì nếu đã xảy ra cháy thì tổn thất tài sản rất lớn. Như hiện tại, nói về an ninh trật tự, cướp giết là vấn đề nhức nhối nhưng khi nói về cháy thì thiệt hại rất to lớn, không những thiệt hại về người mà thiệt hại về tài sản" - Thiếu tướng Dũng nói.
Qua thống kê cho thấy trên 70% vụ cháy nổ liên quan tới các thiết bị điện, 45% cháy tại các hộ dân trong khu dân cư; các vụ cháy nổ gây thiệt hại lớn về người và tài sản xảy ra ở các cơ sở kinh doanh, sản xuất xen cài trong khu dân cư, cơ sở kinh doanh, tàng trữ hóa chất, xăng dầu, gas.
100% (9/9 vụ) vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người xảy ra tại hộ kinh doanh hoặc các cơ sở nhỏ lẻ xen cài trong khu dân cư. 50% (6/12) vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản nằm trong các KCN, KCX.
Vụ cháy lớn ở Công ty nệm Vạn Thành thiêu rụi nhiều tài sản trị giá hàng chục tỉ đồng.
Ông Huỳnh Cách Mạng, Phó Chủ tịch UBND TP, cho rằng công tác PCCC còn bộc lộ không ít tồn tại, nhiều công ty xí nghiệp, đơn vị kinh doanh không hoặc ít quan tâm đến công tác PCCC mà coi đó là trách nhiệm của chính quyền.
Đặc biệt, tại nhiều cửa hàng kinh doanh nhỏ việc thiết kế biển hiệu, kết cấu khiến cho việc cứu hộ cứu nạn khó khăn, những người bên trong cũng khó thoát ra ngoài. "Hỏa hoạn gây ra những thiệt hại rất đau lòng, trong khi đó thực tế cho thấy tại nhiều cửa hàng, đơn vị kinh doanh không chú trọng công tác phòng chống. Khi có hỏa hoạn xảy ra rất khó khống chế, gây thiệt hại rất nhức nhối" - ông Huỳnh Cách Mạng nói.
Đại tá Lê Tấn Bửu, Giám đốc Cảnh sát PCCC TP.HCM, cho biết hiện đã có chủ trương về lộ trình thực hiện đề án nâng cao năng lực PCCC TP.HCM. "Hiện đã có chủ trương, quỹ đất cũng đã có, cố gắng từ năm 2017 các quận, huyện sẽ triển khai xây dựng. Chậm nhất đến năm 2018 thì tất cả 24 quận, huyện đều có các đơn vị cảnh sát PCCC chuyên đảm trách. Riêng việc trang bị máy bay trực thăng thì có dự kiến xây dựng phương án tiền khả thi. Trên cơ sở đó sẽ có báo cáo đề xuất xin chủ trương của Thành ủy, UBND TP. Chúng tôi tin rằng trong thời gian không xa, năng lực PCCC trên địa bàn TP sẽ tốt hơn" - Đại tá Lê Tấn Bửu nói.
NGUYỄN TÂN
Theo PLO
Vụ nổ kinh hoàng ở Hà Đông: Nghi do cưa bom Lực lượng công binh rà soát, báo cáo vật liệu phát nổ là chất gây nổ, có mùi thuốc. Báo cáo nhanh của lực lượng chức năng tại hiện trường cho thấy, trước khi vụ nổ xảy ra, chủ nhà làm nghề thu gom sắt vụn đã mang một vật liệu nổ ra vỉa hè để cưa. Vụ nổ xảy ra khoảng 15h10...