Quấn rắn quanh mặt làm khẩu trang trên xe buýt
Một người đàn ông quấn rắn quanh mặt và cổ để tuân thủ quy định phòng dịch trên chiếc xe buýt di chuyển tới Manchester ngày 14/9.
“Lúc đầu, tôi nghĩ ông ấy đeo một chiếc khẩu trang thật kỳ quặc, sau đó, ông ấy để con rắn bò quanh tay vịn”, một nhân chứng kể lại. “Không ai trên xe buýt khó chịu, người đàn ông ngồi phía sau đã quay video. Rất thú vị”.
Người đàn ông dùng rắn làm khẩu trang trên xe buýt đến Manchester ngày 14/9. Ảnh: PA.
Người đàn ông có mái tóc bạc, mặc áo phông trắng, quần jean và không đeo khẩu trang. Anh yêu cầu người sử dụng phương tiện giao thông công cộng phải che mặt để ngăn chặn nCoV lây lan. Chỉ một số trường hợp ngoại lệ được cho phép, như trẻ nhỏ hoặc người có vấn đề sức khỏe.
Người phát ngôn của Sở Giao thông Vận tải Đại đô thị Manchester cho biết chính phủ quy định đồ che mặt có thể là khẩu trang y tế, khăn quàng cổ hoặc khăn bandana (khăn hình vuông hay tam giác). “Chúng tôi không cho rằng da rắn có thể được sử dụng như đồ che mặt, đặc biệt là khi nó vẫn còn dính liền với thân rắn”, ông nói.
Covid-19 xuất hiện ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến gần 30 triệu người nhiễm, hơn 942.000 người tử vong và 21,6 triệu người đã bình phục. Anh là vùng dịch lớn thứ ba châu Âu với hơn 378.000 người nhiễm và gần 42.000 người chết.
Vụ bắt cóc hơn 50 năm chưa có lời giải
Buổi sáng đẹp trời năm 1966 bỗng trở thành cơn ác mộng của vợ chồng nhà Beaumont khi ba con nhỏ bất ngờ mất tích, không dấu vết.
Video đang HOT
Gia đình Beaumont có 5 thành viên là Jim, tài xế taxi, cùng vợ Nancy, và ba người con lần lượt là Jane (9 tuổi), Arnna (7 tuổi) và Grant (4 tuổi). Họ sống tại Somerton Park, vùng ngoại ô ven biển của thành phố Adelaide ở nam Australia.
Những dứa trẻ nhà Beaumont: Jane, Grant, and Arnna ( từ trái qua). Ảnh: SA Police.
Ngày 26/1/1966, như thường lệ, Jane đưa hai em ra biển tắm và hứa trở về trước 12h. Ba chị em được mẹ cho tiền đi xe buýt và ăn trưa. Nhưng Nancy không ngờ đó là lần cuối cùng gặp những đứa con thân yêu.
Đến 14h nhưng không thấy bóng dáng lũ trẻ, Nancy gọi chồng đến bãi biển tìm các con nhưng không thấy gì. Jim quay lại đón Nancy, cả hai sau đó cùng đến nhà bạn và vùng ngoại ô lân cận hỏi thăm thông tin với hy vọng các con đi chơi quá xa và bị lạc, nhưng tất cả đều vô vọng.
Sự việc được trình báo đến nhà chức trách. Cảnh sát tổ chức phong tỏa toàn bộ bãi biển và khu vực lân cận, đồng thời cho người giám sát sân bay, đường sắt và đường bộ liên bang để đề phòng trường hợp bắt cóc hoặc buôn người. Tin tức về vụ mất tích nhanh chóng được cả nước biết đến.
Khi một nhân chứng báo rằng đã nhìn thấy và nói chuyện với lũ trẻ ở gần bến du thuyền gần đó, cảnh sát tổ chức rút nước khỏi lòng hồ nhưng không tìm thấy gì. Trong 17 món đồ mà các em được cho là đã mang theo bên mình trước khi biến mất, cảnh sát không tìm thấy bất kỳ món nào trong cả cuộc tìm kiếm. Những đứa trẻ nhà Beaumont được cho là đã bị bắt cóc không để lại bất kỳ dấu vết nào, thậm chí động cơ gây án cũng vẫn là câu hỏi lớn vì gia đình Beaumont không giàu có.
Nhà chức trách mở rộng phạm vi điều tra để tìm manh mối. Tin tức thu thập được từ các cuộc phỏng vấn người dân địa phương được sàng lọc cẩn thận, trong đó lời khai từ một nữ nhân chứng được chú trọng nhiều nhất.
Theo đó, khi những đứa trẻ đang chơi trên bãi cỏ gần bãi biển khoảng 11h, cô nhìn tháy có người đàn ông ngoài 30 tuổi đứng từ xa quan sát. Sau đó, người đàn ông lân la đến làm quen và nhập bọn chơi cùng rất vui vẻ, dường như đã quen từ trước. Người đàn ông cao khoảng 1m8, tóc vàng, thân hình gọn, nước da rám nắng. Anh ta mặc đồ bơi hiệu Speedo với chiếc khăn tắm cùng màu xanh. Nhân chứng khẳng định đã thấy anh ta ở cùng bọn trẻ, thậm chí giúp bé gái mặc lại quần áo. Bọn trẻ còn đợi người đàn ông đi thay quần áo rồi mới cùng nhau rời bãi biển.
Hai phụ nữ khác cho biết đã thấy lũ trẻ vào khoảng giữa trưa, chúng đi cùng với người đàn ông có diện mạo tương tự. Tuy nhiên, không đứa trẻ nào tỏ ra sợ hãi hay đề phòng người đàn ông đi cùng.
Tiếp theo, một nhân viên tiệm bánh cho biết vào ngày mất tích, bọn trẻ có đến cửa hàng mua bánh nhân thịt và vài loại bánh ngọt, trong khi lũ trẻ chưa bao giờ mua bánh nhân thịt. Khi nhân viên hỏi, lũ trẻ nói mua "bánh cho người đàn ông". Ngoài ra, lũ trẻ trả tiền bằng tờ một bảng Anh, trong khi Nancy xác nhận chỉ đưa tiền vài đồng AUD cho các con. Chi tiết này khiến các điều tra viên tin rằng bọn trẻ đã dùng tiền từ người đàn ông đi cùng để mua đồ.
Khoảng 9 tháng sau vụ mất tích, một phụ nữ nói với cảnh sát rằng vào đêm cùng ngày xảy ra sự việc, cô đã nhìn thấy hai bé gái và một bé trai cùng người đàn ông lạ mặt đi vào ngôi nhà trong khu phố. Bé trai sau đó chạy ra ngoài nhưng bị người đàn ông đuổi kịp và bắt trở lại. Những người này rời đi vào sáng hôm sau và không bao giờ còn xuất hiện.
Người phụ nữ này không thể giải thích tại sao chờ trong thời gian dài như vậy mới trình báo. Do biết tin quá muộn, các điều tra viên viên không tìm thấy bất kỳ thông tin nào về người đàn ông và lũ trẻ trong ngôi nhà.
Trong lúc hướng điều tra của nhà chức trách dường như đi vào ngõ cụt, gia đình bà Nancy phải nhờ đến Gerard Croiset, nhà ngoại cảm người Hà Lan, để tìm kiếm các con. Croiset khảng định thi thể những đứa trẻ được chôn sâu dưới lớp bê tông trong nhà kho gần đó.
Khi được nhờ vả, chủ sở hữu các tòa nhà quanh đó đồng ý để cảnh sát khai quật khu vực nhà kho. Dù được trang bị các dụng cụ khoa học tiên tiến như máy dò sóng radar, cảnh sát vẫn không tìm được gì.
Dựa trên lời khai của các nhân chứng, cảnh sát khoanh vùng được vài nghi phạm. Kẻ bị tình nghi đầu tiên là Harry Phipps, chủ doanh nghiệp địa phương sống trong ngôi nhà chỉ cách bãi biển vài mét. Năm 2013, cậu con trai 15 tuổi của Phipps cho rằng đã nhìn thấy ba đứa trẻ trong sân nhà trước khi chúng biến mất, thậm chí Phipps được xác nhận có đặc điểm nhận dạng và trang phục hoàn toàn trùng khớp với mô tả của người đàn ông lạ mặt. Tuy nhiên, Phipps được loại khỏi diện tình nghi vì anh ta có chứng cứ ngoại phạm chắc chắn, không thể xuất hiện tại hiện trường.
Nghi phạm thứ hai là Bevan Spencer von Einem, đã lãnh án chung thân từ năm 1984 vì giết thanh niên 15 tuổi. Cảnh sát bắt đầu nghi ngờ Bevan có thể liên quan đến vụ mất tích lũ trẻ nhà Beaumont khi kẻ này khai nhận hành vi bắt cóc ba trẻ em trên bãi biển. Bevan nói đã đưa lũ trẻ về nhà để làm thí nghiệm. Một trong ba em chết trong quá trình phẫu thuật nên sát hại tất cả, phi tang xác ở đâu đó về phía nam thành phố Adelaide. Toàn bộ chứng cứ đã tiêu huỷ.
Bevan Spencer von Einem. Ảnh: News.com.au.
Nhưng bất chấp mọi nỗ lực trong việc tìm kiếm chứng cứ buộc tội, cảnh sát vẫn không thu thập đủ bằng chứng để khởi tố. Tuy nhiên, cho đến ngày nay hắn vẫn được coi là kẻ có khả năng gây án nhiều nhất do xu hướng phạm tội với trẻ em.
Trong nỗi đau đớn tuyệt vọng, gia đình nhà Beaumont vẫn nhận được những lá thư nặc danh về sự việc. Hai năm sau vụ mất tích, Nancy nhận được lá thư đề tên cô con gái lớn Jane, trong thư cho biết bị người đàn ông lạ bắt cóc và đưa đến nơi rất xa, nhưng tất cả được chăm sóc chu đáo và hiện vẫn sống hạnh phúc.
Một lá thư khác được cho là của người đàn ông bí ẩn gửi tới, trong thư yêu cầu hai vợ chồng mang tiền chuộc đến địa điểm được báo trước. Tuy nhiên, khi đến nơi hẹn cùng thám tử mặc thường phục, vợ chồng Nancy không gặp được kẻ bắt cóc. Ít lâu sau, họ tiếp tục nhận được thư cho biết vì thám tử xuất hiện nên người đàn ông sẽ giữ các em và không trao trả.
Những lá thư này một thời được tin là thật, nhưng sự phát triển của công nghệ pháp y trong vòng 25 năm sau đã cho thấy tất cả bức thư đơn giản chỉ là trò đùa nhẫn tâm của một số thiếu niên lúc bấy giờ. Do thời hiệu xử lý hình sự đã hết, việc khởi tố vụ án đánh lừa cơ quan điều tra được khép lại.
Vượt lên nỗi đau mất con, gia đình Nancy không bao giờ từ bỏ hy vọng tìm thấy con. Nancy và Jim tiếp tục trợ giúp cuộc điều tra trong nhiều năm và quyết định sống tại ngôi nhà ở Somerton Park với hy vọng rằng phép màu nào đó sẽ đưa ba đứa trẻ quay trở lại.
Sau nhiều năm sống trong nỗi nhớ và đau khổ, Nancy và Jim ly hôn và dọn đi nơi khác. Nancy trước khi chết vào năm 2019 đã luôn tâm niệm hung thủ sẽ được tìm ra vào một ngày không xa.
Chuyên gia Thụy Điển nghi ngờ hiệu quả của khẩu trang Chuyên gia dịch tễ Thụy Điển Anders Tegnell phản đối khuyến nghị đeo khẩu trang rộng rãi, cho rằng "rất nguy hiểm" nếu tin chỉ che mặt sẽ ngăn được nCoV. "Rất nguy hiểm nếu tin rằng khẩu trang sẽ thay đổi tình hình Covid-19", Anders Tegnell, nhà dịch tễ học đứng đầu thuộc Cơ quan Sức khoẻ Cộng đồng Thụy Điển, nói...