Quán quẩy ‘đùi gà’ rộng 10 m2, ngày bán 3 vạn chiếc ở Hà Nội
Cửa hàng quẩy đùi gà tại phố Nguyễn Tuân ( Hà Nội) luôn đông khách nhờ bí quyết riêng. Giờ cao điểm buổi chiều, người mua phải xếp hàng, chờ “dài cổ” mới đến lượt.
Năm 1998, anh Trần Quang Thái mang món quẩy Sài Gòn ra Hà Nội bán thử và biến món ăn chơi của người Sài thành trở thành một món ăn mang phong cách Hà Nội. Anh Thái nhớ lại: “Khi ấy quẩy đùi gà trong Nam to và đặc ruột, ăn dễ ngán nên tôi đã cải tiến món này. Trải qua nhiều năm mày mò, biến tấu, tôi đã tạo nên một công thức riêng giúp quẩy có độ xốp, độ giòn, mùi thơm bùi bùi đặc trưng của các nguyên liệu tự nhiên”.
Theo anh Thái, trước khi đến tay khách hàng, chiếc quẩy sẽ phải trải qua nhiều bước từ khâu chọn nguyên liệu, trộn, nhào, ủ bột, cán, cắt, chiên. Bên cạnh kinh nghiệm hơn 20 năm đúc kết được thì trong quá trình chế biến, mình luôn phải duy trì nguồn nguyên liệu tốt nhất để đảm bảo được chất lượng quẩy.
Bột sau khi trộn kĩ sẽ đem ủ qua đêm, sao cho có độ nở đạt tiêu chuẩn. Nhào bột, cán bột là công đoạn đòi hỏi sự khéo léo. Người nhào bột phải uyển chuyển sử dụng cổ tay cán bột thành từng lớp mỏng. Sau đó chia thành từng miếng nhỏ, cả vạn cái đều như một.
Video đang HOT
“Trước kia từ miếng bột lớn chúng tôi cắt vát thành từng miếng chéo, khi chiên xong có hình giống chiếc đùi gà, nhưng sau này do nhu cầu nhiều nên không kịp làm cầu kỳ như vậy nữa. Giờ miếng bột được cắt vuông hơn và chiếc quẩy có hình giống chữ “H” nên tôi hay gọi vui là quẩy Hà Nội”, anh Thái chia sẻ.
Trong làm quẩy, các khâu đều quan trọng như nhau. Bởi chỉ cần một khâu bị lỗi là quẩy sẽ dính, không được tơi xốp và đẹp mắt. Từng chiếc quẩy đùi gà được chiên khéo léo, vàng rụm. Đây là món ăn vặt quen thuộc với nhiều người bởi giá thành rẻ, chỉ 15.000 đồng một túi 10 chiếc. Buổi chiều sau khi tan làm ngồi nhâm nhi chiếc quẩy thơm mùi bơ cùng cốc sữa đậu nành thì đúng là ngon “quên lối về”.
Không gian quán chỉ vỏn vẹn độ 10m2 có tới 7 người đảm nhiệm các công đoạn từ nhào bột, cán bột và làm quẩy mà vẫn luôn chân luôn tay làm không xuể. Không chỉ bán tại chỗ, cửa hàng của anh Thái còn đổ sỉ cho các nơi như Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh,… số lượng khoảng vài nghìn chiếc một ngày.
Hàng ngày, cơ sở của anh Thái ở phố Nguyễn Tuân đón hàng nghìn lượt khách mua trực tiếp và qua app, đặc biệt vào khoảng từ 16h đến 18h. Đỉnh điểm có thời điểm quán bán được gần 2 tạ bột, tương đương 3 vạn cái một ngày.
Là một khách hàng quen, chị Mỹ Dung (Thanh Xuân) chia sẻ: “Lý do mình chọn mua quẩy đùi gà của anh Thái thay vì những nơi khác bởi được chứng kiến tận mắt quá trình chiên quẩy. Quẩy ở đây ăn rất thơm mà không bị ngấm nhiều dầu mỡ nên ăn không hề ngán”.
Anh Văn Giang (Đống Đa), là shipper “ruột” của quán cho biết: “Mỗi ngày tôi phải nhận được 4,5 đơn ở quán này, đến nỗi nhân viên quen cả mặt. Có đơn đặt đến cả trăm cái, vào giờ cao điểm thì xác định chờ dài cổ”.
Ngan cháy tỏi: Món ăn gây 'thương nhớ'
Xuất hiện chưa đến chục năm trở lại đây, nhưng ngan cháy tỏi đã có vị trí trong "bản đồ ẩm thực" Hà Nội. Đơn giản vì một lẽ, ngan cháy tỏi "ngon hết sẩy".
Món ngan cháy tỏi - ẢNH N.N.T.A
Một năm trước, lần đầu ra Hà Nội. Hai vợ chồng chẳng biết ăn gì nên "ghé đại" một quán ăn ở Hàng Lược. "Menu" dài đằng đẵng với ngan luộc, ngan nướng, miến măng ngan... Chẳng hiểu sao, hai vợ chồng tâm đầu ý hợp chỉ ngay món ngan cháy tỏi. "Món này lạ. Ăn thử đi!", chồng bảo. Tôi đáp lại ngay: "Em cũng tính nói vậy".
Mà nào đâu chỉ riêng vợ chồng tôi. Chúng tôi nghe tiếng gọi "ngan cháy tỏi" từ hàng chục bàn mà khách đang ngồi ken đặc.
Chị Thanh, nhân viên của quán, kể lại ngan cháy tỏi không phải là món cổ truyền của thủ đô, nhưng khoảng dăm năm nay, món này trở nên "hot" với những người sành ăn uống không những ở Hà Nội mà với cả những du khách đến miền đất này tham quan, du lịch.
Hỏi chị Thanh, có biết ai là người đầu tiên làm món này không? Người phụ nữ này lắc đầu, chỉ nói rằng khi ngan cháy tỏi trở thành "từ khóa" làm mê đắm tâm hồn ăn uống của nhiều người thì rất đông hàng quán ở Hà Nội cũng chế biến, nấu bán.
Chị Thanh đem dĩa ngan cháy tỏi bày biện lên bàn, tôi... "nuốt nước miếng" vì không thể cưỡng lại sự thèm thuồng. Nhưng chồng tôi thì liên tục hỏi cách làm. Chị Thanh cười, chẳng giấu gì công thức cả. Vì nhiều người làm được món này thì ngan cháy tỏi sẽ có được chỗ đứng vững chãi hơn trong lòng mọi người.
Sau một hồi tôi nghe nói chuyện, hóa ra ngan cháy tỏi không hề khó làm như từng nghĩ. Đem ngan luộc chín. Tìm gia vị tẩm ướp, phi thêm tỏi, hành, ớt cho thơm mùi đậm vị. Khi tất cả đã ngấm vào thịt ngan thì để vào chảo rán vàng và món ngan cháy tỏi được hoàn thành...
Chị nhân viên bị chủ réo gọi khi khách vào nườm nợp. Hai vợ chồng bắt đầu "vào việc". Gắp một miếng ngan chấm vào nước chấm ớt, gừng. Sau đó bỏ lên đầu lưỡi. Tôi cảm nhận vị thơm thơm, bùi bùi, ngon ngon, ngọt ngọt của thịt ngan, của tỏi, của hành, của dầu, của gia vị... trộn lẫn. Tất cả đang bắt đầu lan rộng và kích thích vị giác. Tôi chỉ ăn mỗi ngan, còn chồng tôi ăn cùng với cả bún và măng. Ăn miếng nào là xuýt xoa miếng đấy. Hà Nội đợt đó se lạnh. Hai vợ chồng ngồi ăn mà cảm thán: "Ôi, quá đỗi tuyệt vời"...
Cận ngày về, khi sắp tới bữa ăn, hỏi chồng nay ăn gì? Chẳng còn là câu trả lời "ăn đại gì cũng được", chồng như "ra lệnh": "Lát ghé quán ngan cháy tỏi ăn tiếp. Thèm quá". Lúc đó tôi đã hiểu, đôi khi một món ăn cũng đủ gây thương nhớ, cũng làm mê hoặc lòng người, khiến họ yêu thương một thành phố. Như vợ chồng tôi, thêm yêu Hà Nội, bởi nơi này có món ngan cháy tỏi "ngon hết sẩy".
Bữa lên máy bay về lại. Chồng cười khoe: "Em! Anh nghĩ ra câu slogan này cho món ngan cháy tỏi nè: Ăn một lần nhớ mãi, ăn nhiều lần mê luôn"...
Lạc rang thơm lừng con phố Hà Nội có nhiều món ăn truyền thống được chế biến cầu kỳ. Có một thức ăn chỉ góp phần làm đậm đà thêm những bữa ăn chính của người dân, đó là lạc rang húng lìu. Để món lạc thơm ngon, phải chọn nhân to, mẩy - ẢNH NGUYỄN VĂN HỌC Phố Bà Triệu, thuộc Q.Hai Ba Trưng hàng chục năm qua...