Quần quật chặt cưa, khuân vác gỗ cả ngày chỉ được 150.000 đồng
Mưa nghỉ, nắng làm. Cả ngày nhóm của ông Lò Văn Hải, xã Nghĩa Mai (Nghĩa Đàn, Nghệ An) quần quật cưa cắt gỗ, rồi bóc vỏ, bốc vác lên xe. Với tiền công 160.000 đồng/tấn gỗ nguyên liệu, bình quân mỗi người kiếm được 150.000 đồng/ngày.
Người dân đi khai thác gỗ thuê tự đầu tư máy móc. Ảnh: K.Lực
Lau vệt mồ hôi, ngồi nghỉ trên đống gỗ vừa cắt hạ, ông Lò Văn Hải, trưởng nhóm khai thác gỗ thuê cho Công ty TNHH MTV Nông lâm nghiệp Sông Hiếu (Nghệ An) chia sẻ, nhóm của ông tự đầu tư máy móc để khai thác rừng. Ngoài máy cưa để cắt hạ, phần lớn công việc như: bóc vỏ, khuân vác gỗ lên xe… đều được làm thủ công bằng sức người.
“Mưa nghỉ, nắng làm. Làm ngày nào ăn ngày đó” – ông Hải nói và cho biết mỗi ngày bình quân thu nhập của người trong nhóm của ông là 150.000 đồng/ngày. Phía công ty yêu cầu nhóm phải khai thác “sạch”, thu hết gỗ to, nhỏ.
Vất vả cả ngày, công nhật của người dân trung bình thu được là 150.000 đồng/ngày.
Trao đổi về vấn đề này, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Nông lâm nghiệp Sông Hiếu cho biết, phía Công ty hiện đang quản lý trên dưới 9.000ha rừng keo sản xuất. Do chưa đầu tư cơ giới hóa cho khâu khai thác, thu hoạch gỗ nên hiện tại công ty đang giao khoán, thuê dân khai thác với mức tiền công 160.000 đồng/tấn.
Video đang HOT
Sức người thay máy móc trong khai thác rừng trồng. Ảnh: K. Lực
Công chi phí khai thác 1 tấn gỗ rừng trồng ở Nghệ An hết 160.000 đồng. Ảnh: K.Lực
Nói về cơ giới hóa trong sản xuất lâm nghiệp, ông Nguyễn Duy Vĩnh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Thạch Thành (Thanh Hóa) đã nhắc tới Quyết định 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng, trong đó có quy định hỗ trợ đầu tư đường lâm nghiệp để phục vụ cho trồng rừng.
“Mục tiêu đưa ra rất lớn nhưng kết quả thực hiện đang rất hạn chế. Nếu để các hộ dân trồng rừng tự làm đường hoặc vẫn xuất bằng thủ công ra, nhất là trên đất dốc thì lợi nhuận từ trồng rừng chu kỳ đầu gần như không có”.
Theo tính toán, chi phí để người dân bỏ ra làm đường lâm nghiệp bình quân từ 7-10 triệu đồng/ha, nơi có địa hình phức tạp thì chi phí mở đường sẽ cao hơn. Không chỉ có vậy, việc người dân tự mở đường thì mật độ sẽ không đảm bảo và quá trình khai thác vẫn phải vận xuất thủ công từng cự ly ngắn nên chi phí khai thác sẽ rất lớn.
Theo ông Vĩnh, trên địa bàn huyện Thạch Thành, chi phí bốc lên xe ở điều kiện bình thường xe vào đến nơi thì 250.000đồng/tấn; còn vận chuyển thủ công có thể lên tới 350.000 đồng/tấn. “Chi phí lớn sẽ làm cho lợi nhuận, thu nhập, hiệu quả kinh tế thực sự của người dân hạn chế đi rất nhiều” – ông Vĩnh nhấn mạnh.
Trong khi đó, nếu có đường và thuận lợi trong vận xuất nguyên liệu gỗ rừng trồng thì người dân được hưởng lợi nhuận từ 5-7 triệu đồng/ha (sau khi trừ hết chi phí). Tính ra, một chu kỳ trồng rừng 6 năm người dân chỉ lãi được 30-42 triệu đồng/ha.
Dù xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2019 đã cán mốc kỷ lục 11,2 tỷ USD, nhưng việc đưa máy móc, cơ giới hóa vào sản xuất lâm nghiệp hầu như chưa đáp ứng được nhu cầu. Phần lớn các công việc như: trồng, chăm sóc, chữa cháy, vận xuất và bốc xếp vẫn làm thủ công, chủ yếu vẫn dựa vào sức người.
Số liệu cập nhật mới nhất từ Bộ NN&PTNT cho thấy, có tới 70% khối lượng công việc trong sản xuất lâm nghiệp được làm bằng thủ công, áp dụng cơ giới hóa mới chỉ được thực hiện ở hai khâu là chặt hạ và vận chuyển. Nhiều khâu sản xuất quan trọng chiếm tỷ lệ khối lượng công việc lớn như: trồng, chăm sóc, chữa cháy, vận xuất và bốc xếp thì tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa thấp khoảng 2-5%.
Cụ thể, khâu trồng, chăm sóc và phát triển rừng mặc dù tốn nhiều công sức lao động nhưng tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa chỉ đạt 3%; các công việc như cuốc hố trồng cây, đóng bầu ương cây giống, trồng cây đều làm bằng tay. Khâu phun thuốc trừ sâu bệnh hại cây lâm nghiệp hầu như không sử dụng thiết bị máy móc.
Tỷ lệ chữa cháy rừng bằng máy chỉ đạt 2%. Chữa cháy rừng hiện nay cũng chủ yếu là dùng cành lá để dập lửa, chỉ một số rất ít các vườn quốc gia, trung tâm chữa cháy rừng được trang bị một số thiết bị nhưng số lượng còn hạn chế và không đạt hiệu quả như mong đợi.
Theo Khương Lực (Sản xuất)
Rà soát, ngăn chặn tình trạng tháo dỡ hàng rào ATGT cao tốc La Sơn-Túy Loan
Ban QLDA đường HCM đã đề nghị địa phương phối hợp ngăn chặn dân tháo dỡ hàng rào cao tốc La Sơn-Túy Loan, nhưng tình trạng này vẫn tiếp diễn.
Một trong những vị trí hàng rào cao tốc La Sơn - Túy Loan đoạn qua tỉnh Thừa Thiên- Huế bị người dân tự ý tháo dỡ để... mở lối vào rừng thời điểm trước Tết
Chiều 9/2, Ban QLDA đường HCM cho biết đang phối hợp với các địa phương có tuyến đường đi qua của tỉnh Thừa Thiên - Huế và TP Đà Nẵng kiểm tra rà soát, vận động người dân không tự ý tháo dỡ hàng rào bảo vệ thuộc hệ thống ATGT Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn -Túy Loan.
Trước đó, qua kiểm tra của Ban QLDA đường HCM, hệ thống hàng rào đã thi công xong tại các vị trí như Km5 100; Km5 900; Km8 900; Km9 900; Km10 100; Km29 800; Km33 100; Km35 700; Km41 500 và Km41 800... bị người dân tự ý tháo dỡ, mở các đường ngang vào rừng khai thác, vận chuyển gỗ mặc dù gần đó đã có hệ thông đường gom.
Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan hiện nay đã cơ bản hoàn thành, việc người dân tự tháo dỡ hàng rào bảo vệ nói trên gây mất ATGT, ảnh hưởng tiến độ dự án và gây hư hỏng công trình. Ngày 14/1, Ban QLDA đường HCM đã có văn bản đề nghị UBND các huyện Phú Lộc, Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên - Huế) và UBND huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng) vận động tuyên truyền và cử các lực lượng hỗ trợ, nhắc nhở người dân không tự ý tháo dỡ hàng rào nhằm đảm bảo ATGT, tránh hư hỏng công trình.
Một trong những vị trí hàng rào cao tốc vừa bị "mở lối"
Tuy nhiên, đến nay tình trạng người dân tự ý tháo dỡ hàng rào bảo vệ thuộc hệ thống ATGT của tuyến cao tốc La Sơn- Túy Loan để mở các đường ngang để vào rừng khai thác, vận chuyển gỗ gây mất ATGT vẫn tiếp diễn, đặc biệt là đoạn qua tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ông Nguyễn Minh Khánh, Trưởng phòng Điều hành dự án 4 (Ban QLDA đường HCM) cho biết thêm, đơn vị đang phối hợp với các địa phương kiểm tra rà soát, tuyên truyền vận động người dân không được tự ý cắt dây kẽm gai tháo dỡ hàng rào thuộc hệ thống ATGT. Nếu tình trạng trên vẫn tiếp diễn, đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc để làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định.
Duy Lợi
Theo atgt.vn
Rừng tan hoang vì xã 'linh động' Chính quyền địa phương 'linh động' cho người dân vào rừng đốn cây lấy gỗ làm nhà với lý do 'dân có hoàn cảnh khó khăn'. Tuy nhiên, thực tế đã có hàng loạt cây gỗ lớn bị lâm tặc lợi dụng chặt hạ. Lực lượng chức năng kiểm đếm số gỗ tại hiện trường Ảnh: Đức Nhật Từ phản ánh của bạn...