Quán quân Olympia du học không trở về: Do đãi ngộ hay thiếu thông tin về cơ hội tại Việt Nam?
Đến nay, chỉ có 3 nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia sau khi du học tại Úc đã trở về Việt Nam sinh sống và làm việc.
Trận Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2020 đã vừa kết thúc vào cuối tuần qua với ngôi quán quân thuộc về Nguyễn Thị Thu Hằng (THPT Kim Sơn – Ninh Bình). Cũng giống như các năm trước, sau khi kết thúc trận chung kết lại dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội về việc khi đi du học rồi các nhà vô địch Olympia có trở về nước để làm việc, đóng góp cho đất nước hay không?
Điều này xuất phát từ thực tế hầu hết quán quân sau khi nhận học bổng, sang Australia học tập đều chọn ở lại đất nước này sinh sống, làm việc. Hiện chỉ có 3 quán quân Olympia trở về nước sau khi đi du học. Đó là Lương Phương Thảo (năm 3), Lê Viết Hà (năm 7) và Nguyễn Trọng Nhân (năm 14).
Chia sẻ về lý do chọn nước Úc, một số quán quân Đường lên đỉnh Olympia cho rằng, cơ hội việc làm cũng như ứng dụng những điều đã học tập tại Úc vào thực tiễn ở Việt Nam rất khác biệt. Thậm chí một số ngành nghề ở Việt Nam cũng ít có…
So sánh giữa hai nền giáo dục, Phan Đăng Nhật Minh (quán quân năm 2017) cho biết, hệ thống giáo dục giữa Việt Nam và Úc khá khác biệt. Nếu như có về Việt Nam thì khó có thể sử dụng được các phương pháp giảng dạy đã học được ở Úc để giảng dạy tại Việt Nam. Nhật Minh cũng bày tỏ quan điểm, không nhất thiết phải trở về Việt Nam mới có thể đóng góp cho đất nước.
Phan Đăng Nhật Minh (quán quân năm 2017) cho biết, hệ thống giáo dục giữa Việt Nam và Úc khá khác biệt.
Trên thực tế, với mỗi nhà quán quân Đường lên đỉnh Olympia, lựa chọn nước Úc để làm việc chắc hẳn đều có lý do riêng và cũng không ít người thẳng thắn nói về triển vọng nghề nghiệp, cơ hội trong công việc cũng như ứng dụng những điều đã học…
Ngoài việc lương thưởng thấp, nhiều người không về nước vì khó phù hợp với điều kiện làm việc, phát triển tài năng. Thậm chí, đã có nhiều cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ ở nước ngoài về nước mong muốn làm việc cũng thi trượt công chức. Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách tuyển dụng, đãi ngộ đã quá lạc hậu, cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Hiểu và thông cảm với những du học sinh học xong chưa về nước bởi bản thân từng trải qua những năm học thạc sĩ tại Anh và hoàn thành tiến sĩ tại Mỹ, tiến sĩ Nguyễn Trung Thành (hiện đang làm giám đốc một công ty tại TP.HCM) chỉ ra một thực tế, đa phần du học sinh Việt Nam tại các nước giáo dục phát triển sau khi học xong đại học đều muốn ở lại học nâng cao trình độ, tìm kiếm cơ hội phát triển nghề nghiệp tại đó. Bởi khi học xong mà về nước thì khó sử dụng được kiến thức đã học. Đây là một thực trạng từ khá lâu.
“ Nếu trở về nước, bài toán kinh tế sẽ được đặt ra hàng đầu, số nhiều sẽ chọn doanh nghiệp liên doanh hoặc nếu có điều kiện thì tự mở công ty để có mức lương, thu nhập cao. Chứ bỏ ra nhiều tiền du học đại học, học thạc sỹ, tiến sỹ, về nước lương phổ biến khoảng 10 triệu/tháng thì chắc hẳn ai cũng nhìn ra và sẽ có sự lựa chọn kinh tế của riêng mình” – TS Thành chia sẻ.
Nguyễn Hồng Đức – Á quân năm năm 2006 (năm thứ 6).
Video đang HOT
Đối với các thí sinh Đường lên đỉnh Olympia sau du học đã chọn Việt Nam trở về đã chỉ ra rằng nếu thực sự quan tâm, sẽ không thiếu cơ hội ở doanh nghiệp thuộc tập đoàn trong nước và nước ngoài. Nguyễn Hồng Đức – Á quân năm năm 2006 (năm thứ 6) đã nhận học bổng chuyên ngành viễn thông và công nghệ internet tại Đại học Kỹ thuật Swinburne là một ví dụ. Hiện nay, Đức là một trong những gương mặt thành công trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ internet tại Việt Nam và đang làm quản lý vận hành chương trình cao cấp Eero-Amazone Devices.
Hồng Đức chia sẻ: “ Vào những năm 2010 khi em ra trường, lúc đó không có nhiều thông tin tại Việt Nam. Nhiều người ở lại Úc cũng rất ngẫu nhiên bởi học bằng tiếng Anh nên quan tâm đến các ngành nghề tại Úc. Lúc đó, không biết trở về Việt Nam để làm gì. Vì thế, cần phải cho các bạn đang học tập tại Úc thấy rằng ở Việt Nam cũng có môi trường năng động làm việc tốt và các công ty lớn cũng cạnh tranh gắt gao để giành nhân sự“.
Các thí sinh Đường lên đỉnh Olympia đi du học phần lớn lựa chọn ở lại nước Úc sẽ vẫn là câu chuyện muôn thuở nếu Việt Nam chưa thực sự có một chính sách thu hút các tài năng ưu đãi về môi trường làm việc và thu nhập tương xứng.
Quán quân Trần Thế Trung sau 1 năm đăng quang Olympia: Hãy hiểu cho những nhà vô địch không về nước
Trước thời khắc tìm ra Nhà tân vô địch Olympia năm thứ 20, Trần Thế Trung đã có những tâm sự sau 1 năm đăng quang.
Đường lên đỉnh Olympia đang về chặng cuối cùng cho hành trình tìm ra ngôi vị Quán quân của năm thứ 20. Vậy là chương trình đã sắp sửa chào đón một nhà vô địch đặc biệt vì cái tên ấy sẽ đăng quang trong khoảnh khắc Olympia kỷ niệm 20 năm phát sóng. Nhiều gương mặt Nhà vô địch đời đầu đã trưởng thành và có những sự nghiệp riêng, chứng tỏ bản thân qua nhiều dự án khác nhau. Một số người vẫn theo đuổi con đường học vấn với việc chinh phục những học vị, học hàm cao hơn, vài người thì mới chập chứng và bước đầu làm quen với cuộc sống sinh viên xa nhà, nhưng với bản lĩnh của những Nhà vô địch thì tất nhiên họ cũng sẽ tìm thấy thành công cho chính mình.
Quán quân gần đây nhất của chương trình, Trần Thế Trung, cựu học sinh THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An hiện vừa kết thúc chương trình học phổ thông và đang chuẩn bị những hành trang nhất định trước khi đi du học. Trước khoảnh khắc xác định Nhà tân vô địch cũng như chứng kiến Olympia tròn 20 tuổi, đương kim Quán quân đến từ đất học miền Trung đã có những chia sẻ thú vị với Kenh14.
Vẫn tiếc nuối dù đã đăng quang ngôi vô địch được một năm!
Hình ảnh về một nam sinh với gương mặt sáng cùng chiếc kính cận liên tục đưa ra các đáp án chính xác một cách nhanh và dứt khoát hẳn vẫn còn đọng lại trong tâm trí những người yêu mến Olympia. Từng chia sẻ rằng mình đã từng bỏ thi đội tuyển học sinh giỏi của trường để dốc sức lực với mong muốn đứng trên sân khấu S14 mới thấy tình yêu của cậu bạn 10x dành cho chương trình lớn đến nhường nào.
Thế Trung tâm sự: "Đối với mình, Olympia là một giấc mơ từ khi còn nhỏ, cho đến năm thứ 19 thì mình đã được vinh dự trở thành 1 thí sinh của chương trình và sau này thì có may mắn giành được giải nhất chung cuộc. Cá nhân mình phải nói có rất nhiều kỷ niệm với Olympia bởi mình có thời gian được làm thí sinh lâu nhất trong các bạn vì được tham dự cả 4 trận."
Tuy nắm giữ trong tay thành tích đáng mơ ước, nhưng cậu bạn cho biết, nhìn lại khoảng thời gian được gắn bó với Olympia trước đây thì Trung vẫn còn nhiều tiếc nuối. Cậu bạn vẫn nhớ đến cảm giác được khoác trên mình chiếc áo của chương trình và đứng trên bục dành cho thí sinh. Và điều khiến cậu bạn đất Nghệ cảm thấy trân trọng nhất đó là những mối quan hệ và những tình bạn mà mình có được sau cuộc thi.
Được biết, các thí sinh của Olympia mỗi mùa đều có những cộng đồng, hội nhóm riêng để cùng liên lạc và chia sẻ, các thí sinh năm thứ 19 cũng vậy. Nhờ vậy mà những cô cậu cùng đứng trên sân khấu của S14 ngày nào giờ đây đầy ắp những kỷ niệm vui buồn và trở thành những người bạn bè thân thiết của nhau, sẵn sàng hỗ trợ nhau những vấn đề trong cuộc sống. Trung chia sẻ, đó chính là điều đáng quý nhất mà có lẽ Olympia đã mang đến cho bạn cũng như các thí sinh khác.
Trung bật mí: "Trong gala 20 năm khi được gặp những người bạn của mình ở cả 3 miền đất nước thì mình rất vui, mình và các bạn đã có khoảng thời gian ôn lại kỷ niệm cũng như chơi vui vẻ cùng nhau. Bọn mình có rất ít dịp để có thể gặp nhau đông đủ nên chắc chắn Gala sắp phát sóng có lẽ rất khó quên."
Trần Thế Trung chụp cùng đàn anh - Á quân Olympia năm thứ 17 Hà Việt Hoàng (Ảnh: FBNV)
"Ngưỡng mộ những cựu Quán quân, phải nỗ lực, cố gắng thật nhiều nữa mới có thể dám đứng chung cùng với các anh chị."
Với nhiều học sinh, chạm vào Olympia có lẽ là điều ai cũng từng mong ước, bởi ở sân chơi này, các bạn không chỉ nhận về những giá trị về tình bạn, giải thưởng hay những bài học mới, nơi đây còn là bệ phóng để giúp mỗi người hoàn thiện bản thân. Bởi thế mà, những ai từng có cơ hội trở thành thí sinh Olympia chắc chắn sẽ có những thay đổi theo chiều hướng tích cực.
Thế Trung cũng thế, sau 4 lần được thi đấu hết mình trong các trận tuần, tháng, quý và năm, anh chàng đã gom góp cho mình ít nhiều những kinh nghiệm để trưởng thành hơn. Cậu bạn chia sẻ: "Điều Olympia đã cho mình đó là giúp mình tin tưởng vào bản thân nhiều hơn, khiến mình cảm thấy bản thân có thể làm được nhiều điều, mình tự tin hơn khi dám đương đầu với thử thách."
Trung kể, lần đầu tiên mình theo dõi Đường lên đỉnh Olympia là vào năm thứ 8 nhưng đến năm thứ 9 mới được chứng kiến một trận chung kết. Cậu bạn mưới học lớp 2, lớp 3 ngày nào vẫn nhớ như in khoảnh khắc Hồ Ngọc Hân bước lên bục dành cho Nhà vô địch một cách xứng đáng.
Quán quân Hồ Ngọc Hân nay đã là một người đàn ông trưởng thành sau 11 năm đăng quang (Ảnh: Sưu tầm)
Chàng trai bồi hội nhớ lại: "Trận chung kết ấy rất đặc biệt khi có tới tận 5 thí sinh vào chung kết. Mình vẫn ấn tượng về trận chung kết năm ấy vì câu hỏi rất khó, đòi hỏi lượng kiến thức rộng và sâu, đặc biệt là về các môn Khoa học tự nhiên. Điều đấy khiến mình thấy phải nỗ lực, cố gắng thật nhiều nữa mới có thể dám đứng chung cùng với các anh chị."
Nhưng để lại ấn tượng và truyền cho Trung nhiều cảm hứng nhất có lẽ là hai cái tên Hồ Đắc Thanh Chương (Quán quân 2016) và Phan Đăng Nhật Minh (Quán quân 2017) vì cả hai đều có phong cách thi đấu bình tĩnh, trả lời xuất sắc các câu hỏi, điều này cho thấy cả hai thực sự là những người bản lĩnh ngay cả ở trên sân khấu thi đấu hay ở trong cuộc sống.
Trong khi Thanh Chương đang theo học ngành Kỹ sư tại Đại học Kỹ thuật Swinburne thì Nhật Minh cũng tiếp bước đàn anh theo học ngành Hóa học tại ngôi trường trên và dự định sẽ học tiếp lên thạc sĩ, tiến sĩ ở Úc. Trung cho biết, cậu bạn vẫn theo dõi hai cựu Quán quân trên mạng xã hội và thấy cả hai đều có những dự án riêng rất hay và thiết thực. "Mình rất ngưỡng mộ ngành học của các anh và mong rằng thời gian học tập tại Úc sẽ cho phép mình làm điều tương tự", đương kim Vô địch Olympia chia sẻ.
Hồ Đắc Thanh Chương du học bắt đầu từ năm 2018
Phan Đăng Nhật Minh đã lên đường sang Úc vào tháng 1/2019
Mong muốn về nước nhưng chưa dám chắc, mong khán giả hiểu cho Nhà vô địch chưa trở về
Trước đây, khi mới lên ngôi vô địch, Trần Thế Trung từng chia sẻ trước báo giới rằng mình mong muốn được trở về quê hương sau khi học tập ở nước ngoài. Sau một năm, cậu bạn có lẽ đã trưởng thành và chín chắn hơn nhưng ý định trên vẫn còn nung nấu.
Cựu nam sinh trường Chuyên Phan Bội Châu cho biết: "Bằng nhận thức của mình bây giờ thì mình rất mong muốn được trở về Việt Nam, một phần là vì tấm lòng của mình dành cho quê hương và gia đình, cũng một phần nữa là vì ngành mà mình học, theo suy nghĩ của mình sẽ rất có đất phát triển tại Việt Nam. Trình độ phát triển của nước ta đang được cải thiện từng ngày, đặc biệt là trong những năm gần đây, chúng ta có tốc độ đi lên rất nhanh và trong thời đại 4.0 này, chúng ta phải nắm lấy cơ hội để đưa đất nước tiến xa hơn."
Ảnh: FBNV
Tuy vậy, hành trình trở thành du học sinh vẫn chưa bắt đầu và hẳn trong thời gian tới, cậu bạn sẽ có những quyết định chính xác hơn ở thời điểm thích hợp. Thế Trung chia sẻ: "Dự định của mình là như thế tuy nhiên dòng đời đưa đẩy nên mình sẽ không biết chắc được!"
Chứng kiến cộng đồng mạng thắc mắc những Nhà cựu vô địch Olympia chưa trở về Việt Nam mà chọn ở lại Australia để phát triển sự nghiệp, Thế Trung cho rằng: " Theo mình, với các anh chị quán quân trước dù chọn ở lại hay về Việt Nam thì quyết định ấy đến rất tự nhiên. Những cơ hội phát triển cũng như những vấn đề khác trong cuộc sống đã dẫn các anh đến các quyết định này vì nó có thể giúp các anh chị học tập, nghiên cứu, làm việc 1 cách thoải mái nhất mà vẫn có thể có những đóng góp cho đất nước. Điều này khiến mình rất ngưỡng mộ và mong khán giả có thể hiểu cho các anh đang ở nước ngoài!"
Ảnh: FBNV
Nói về dự định du học của bản thân, nam sinh cho biết, hiện mình đang trong giai đoạn chuẩn bị các thủ tục cần thiết để làm hồ sơ xin du học, tuy nhiên về thời điểm lên đường đến với Đại học Kỹ thuật Swinburne thì cậu bạn vẫn chưa chắc chắn và chưa thể tiết lộ kế hoạch cụ thể.
Đứng trước thời khắc kỷ niệm 20 năm phát sóng Đường lên đỉnh Olympia, Trần Thế Trung mang trong mình thật nhiều cảm xúc. Chàng trai 10x tâm sự, Olympia giờ đây đã trở thành biểu tượng của nhiều thế hệ học sinh Việt Nam, nơi đây được xem là đỉnh núi cao nhất về tri thức mà ai cũng muốn chinh phục. Nhưng với một Quán quân như Trung, anh chàng cũng khiêm tốn cho rằng mình cũng chưa thể nào chạm đến đỉnh núi ấy bởi tri thức là vô cùng, do đó hành trình chinh phục Olympia sẽ là một hành trình luôn diễn ra trong mỗi người.
Thế Trung nghẹn ngào gửi gắm những tình cảm dành cho hành trình 20 năm của Đường lên đỉnh Olympia: "Bằng tất cả tình yêu của mình với tư cách là 1 thí sinh, mình chúc cho Olympia dù chưa biết tương lai thế nào, có còn kéo dài được 30 năm hay 40 năm hay không nhưng cái tên Olympia, tinh thần Olympia sẽ lan tỏa được tới tất cả các bạn học sinh cũng như người dân Việt Nam để ai cũng luôn nung nấu đam mê khám phá những chân trời mới, tri thức mới!"
Nhà vô địch Olympia 2015 không ngại việc làm bồi bàn ở Australia Văn Viết Đức chia sẻ cuộc sống du học ở Australia mang tới cho cậu rất nhiều cơ hội, nhưng trong tương lai, 9X muốn quay trở lại Việt Nam với nhiều dự định riêng. Nhà vô địch Olympia 2015 muốn về Việt Nam sau khi tốt nghiệp ở Australia. Văn Viết Đức nói cậu không ngại việc đi làm bồi bàn, phụ...