Quân nổi dậy Syria kiểm soát phần lớn Raqqa
Quân nổi dậy Syria hôm 4-3 cho biết đã kiểm soát gần như toàn bộ thành phố Raqqa, miền bắc nước này.
Cơ quan giám sát nhân quyền Syria có trụ sở tại Anh nói rằng quân nổi dậy đã bắt giữ Tỉnh trưởng tỉnh Raqqa, Hassan Jalili, sau các cuộc giao tranh ác liệt với binh sĩ chính phủ. Các tay súng chống chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad cũng đang tăng cường các cuộc tấn công tại Aleppo sau khi chiếm giữ một căn cứ quân sự bên ngoài thành phố. Trong khi đó, binh sĩ chính phủ vẫn chưa giành lại được các địa điểm bị quân nổi dậy chiếm giữ và đang nỗ lực bảo vệ khu vực ngoại ô Thủ đô Damascus.
Liên hợp quốc ước tính hơn 70.000 người Syria đã thiệt mạng kể từ khi cuộc khủng hoảng tại Syria nổ ra cách đây gần 2 năm.
Theo ANTD
Hòa bình vẫn mờ mịt
Ai cũng phải bàng hoàng trước con số 60.000 người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột tại Syria trong khi giải pháp hoà bình để chấm dứt cuộc chiến này vẫn vô cùng mờ mịt.
Nhiều khu phố ở thành phố Aleppo bị phá hủy trong các cuộc xung đột ác liệt
Cao ủy LHQ về quyền con người Navi Pillay ngày 2-1 đã đưa ra con số gây sốc cho biết, thiệt hại về người trong cuộc chiến kéo dài hơn 20 tháng qua tại Syria đã tăng lên mức báo động với hơn 60.000 người chết. Theo bà Pillay, kể từ khi xung đột bùng phát tháng 3-2011 đến cuối 11-2012, đã có 59.648 người bị tước đi mạng sống và nếu cộng với số người thiệt mạng từ đó đến nay thì tổng số người chết vì chiến sự ở Syria đã vượt quá con số 60 nghìn nói trên.
Cũng theo bà Pillay, con số thương vong được thống kê chi tiết mới nhất tại Syria cao hơn nhiều so với dự báo trước đó chỉ 1 ngày của LHQ. Theo số liệu thống kê được Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) công bố ngày 1-1-2013, số người thiệt mạng trong cuộc chiến ở quốc gia Trung Đông này sau 20 tháng xung đột là hơn 46.000 người.
Đáng lo ngại nữa là thiệt hại về người trong cuộc chiến ác liệt tại Syria có thể còn cao hơn rất nhiều bởi cho tới thời điểm hiện nay vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy cuộc chiến này sắp chấm dứt. Các phân tích cho thấy, có sự gia tăng đáng ngại về số người chết trung bình mỗi tháng tại Syria, từ mức 1.000 người hồi giữa năm 2011 lên mức 5.000 người vào tháng 7-2012. Đó là chưa kể số người bị thương và khoảng nửa triệu người khác phải đi tị nạn.
Không phải đợi đến khi con số thiệt hại to lớn về người trên được công bố mà ngay từ khi xung đột ác liệt ở Syria mới bùng nổ đã có rất nhiều nỗ lực nhằm tìm giải pháp chính trị, chấm dứt cuộc chiến "nồi da nấu thịt" này. Tuy nhiên, mọi nỗ lực, giải pháp đều đi vào ngõ cụt bởi lập trường quá khác biệt giữa các bên trực tiếp tham gia xung đột cũng như các quốc gia có ảnh hưởng tới cuộc xung đột này.
Lực lượng đối lập tại Syria cùng các quốc gia phương Tây hậu thuẫn họ, đặc biệt là Mỹ, nhất quyết đòi bất kỳ một giải pháp nào đều phải gắn với sự ra đi của Tổng thống Bashar al-Assad. Trong khi đó, chính quyền ông al-Assad và những nước ủng hộ như Nga, Trung Quốc... lại cho rằng cuộc xung đột Syria phải do chính người dân nước này giải quyết mà không có bất cứ sức ép hay mệnh lệnh nào từ bên ngoài.
Ngay trước thềm năm 2013, Đặc phái viên chung của LHQ và Liên đoàn Arab (AL) Lakhdar Brahimi đã công bố một kế hoạch ngừng bắn mới tại Syria. Theo đó, các bên tham chiến trước hết sẽ ký kết một thỏa thuận ngừng bắn, sau đó thành lập một chính phủ lâm thời có đầy đủ thẩm quyền và chuẩn bị kế hoạch tổng tuyển cử ở Syria.
Chính quyền Tổng thống al-Assad ngay lập tức lên tiếng hoan nghênh "bất cứ sáng kiến nào có thể giúp giải quyết cuộc xung đột kéo dài hơn 20 tháng qua ở nước này thông qua đàm phán". Song một lần nữa phe đối lập Syria lại bác bỏ sáng kiến hòa bình này, đồng thời khẳng định yêu sách đòi Tổng thống al-Assad ra đi trước khi có thể tiến hành bất cứ cuộc đối thoại nào.
Dù vậy, Mỹ, Nga và Đặc phái viên chung Brahimi vẫn đang xúc tiến tổ chức cuộc gặp ba bên vào trung tuần tháng 1 này để tìm kiếm giải pháp chính trị, chấm dứt cuộc chiến đẫm máu tại Syria.
Theo ANTD
Pakistan: Sân bay quốc tế bị tấn công, 10 người chết Ít nhất 10 người thiệt mạng và hơn 40 người khác bị thương khi một sân bay quốc tế ở thành phố Peshawar, tây bắc Pakistan bị tấn công tối 15-12. Truyền thông địa phương dẫn các nguồn tin quân sự cho biết, vụ tấn công xảy ra khoảng 20h30 (giờ địa phương) tối 15-12 khi các tay súng đi trên chiếc xe...