Quan niệm sai lầm về tẩy da chết nhiều người mắc phải
Nhiều người mắc phải những quan điểm sai lầm về tẩy da chết khiến làn da bị tổn thương.
Tẩy càng nhiều càng tốt
Nhiều người mắc phải sai lầm khi tẩy da chết. Nguồn ảnh: Internet
Vì cảm giác fresh cũng như nhẹ tênh mỗi lần tẩy tế bào chết mà nhiều người dùng tin rằng “tẩy càng nhiều càng tốt”. Điều này là hoàn toàn sai lầm bởi lẽ, việc tẩy quá nhiều lần sẽ khiến làn da bạn bị bào mòn, mất đi lớp màng bảo vệ, trở lên mỏng yếu và dẫn đến tình trạng mất nước. Thêm vào đó, bạn cũng có thể gặp phải các vấn đề về da như: kích ứng, sưng, nhạy cảm hơn, khô ráp, dễ kích thích mụn viêm trên da,… .
Tẩy càng mạnh càng sạch
Bản chất của những sản phẩm tẩy tế bào chết là dạng hạt nhiều kích cỡ và có kết cấu khác nhau, việc bạn đè mạnh và chà xát chúng không hề làm tăng độ sạch. Ngược lại, hành động ấy sẽ khiến da bị tổn thương trầm trọng, từ đó nổi mẩn đỏ hoặc đau rát tùy cấp độ. Hãy nhẹ nhàng massage theo chuyển động vòng tròn trên từng vùng da, khi đó, bạn sẽ cảm nhận rõ sự dễ chịu lan tỏa khắp cơ thể.
Thời gian tẩy càng lâu thì càng tối ưu
Các chuyên gia khuyến cáo rằng, bạn chỉ nên thực hiện tẩy tế bào chết body khoảng 15 phút mỗi lần và thực hiện định kỳ 2-3 lần mỗi tuần. Việc cố gắng kéo dài thời gian tẩy không hề giúp tăng hiệu quả tối ưu mà ngược lại, điều này sẽ gây ra nhiều vấn đề tổn thương nghiêm trọng.
Bạn không cần phải dùng hết sức để chà xát quá mạnh nhằm loại bỏ mọi vết bẩn trên da. Chà xát da quá nhiều sẽ làm tổn thương da trong thời gian dài. Các sản phẩm tẩy tế bào chết có hiệu quả sử dụng chỉ khi bạn chà chúng nhẹ nhàng trên da.
Đừng chà xát bàn tay lên khuôn mặt của bạn – đây là nơi khá nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài, nhất là những vùng da đang bị tổn thương.
Tất cả những gì bạn cần làm là đẩy nhẹ một ngón tay theo chuyển động tròn trên da.
Video đang HOT
Sử dụng các thành phần tẩy tế bào chết quá khắc nghiệt đối với làn da
Cần phải chú ý đến các thành phần trong sản phẩm tẩy tế bào chết, đặc biệt là nếu bạn sở hữu một làn da nhạy cảm, da mụn, da khô hay da nhờn.
Ngay cả đối với da bình thường, bạn cũng nên thận trọng khi mua sản phẩm tẩy tế bào chết phù hợp.
Đừng bao giờ sử dụng sản phẩm kem tẩy tế bào chết có chứa quá nhiều hóa chất mạnh vì chúng sẽ làm hỏng da theo thời gian.
Chỉ tẩy tế bào chết trên mặt
Mặt không phải là khu vực duy nhất có chứa tế bào da chết, bụi bẩn, … cần phải được làm sạch. Bạn phải tẩy tế bào chết toàn bộ cơ thể, đặc biệt là cổ, ngực, khuỷu tay, đầu gối và mắt cá chân.
Tất cả những vùng da này sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ việc tẩy tế bào chết và chúng cũng không khác so với khuôn mặt, luôn cần phải được tẩy tế bào chết 1-2 lần mỗi tuần.
Tuy nhiên, điểm cần lưu ý là bạn phải sử dụng các công cụ và các sản phẩm kem tẩy tế bào chết phù hợp cho từng vùng da trên cơ thể.
Ví dụ, bạn không thể sử dụng một viên đá bọt để làm sạch da chết trên mặt và không thể sử dụng kem tẩy tế bào chết cho mặt để dùng cho khuỷu tay được.
5 thành phần giúp da giảm nếp nhăn, sáng màu
Bước vào tuổi trung niên, tình trạng da nám, nhăn xuất hiện. Một số thành phần trong mỹ phầm có thể giúp da giảm nếp nhăn, thu nhỏ lỗ chân lông, làm đẹp da...
1. AHA giúp tẩy tế bào chết, làm mịn da
AHA (Alpha hydroxy acid) trong mỹ phẩm thường được sử dụng như chất tẩy tế bào chết, làm mịn da, giảm các đốm nâu trên da hoặc tăng sắc tố da.
Đây là một nhóm acid thường được sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc da. Thông thường, các mỹ phẩm chứa AHA như serum, toner, kem dưỡng, tẩy da chết.
Tùy theo nguồn gốc thực vật hay động vật mà các sản phẩm chứa AHA có công dụng khác nhau. Chẳng hạn như glycolic acid (chiết xuất từ đường mía), lactic acid (từ lactose hoặc cacbohydrat khác) ít gây kích ứng, do đó thường có mặt trong các sản phẩm chăm sóc da không kê đơn.
Tẩy tế bào da chết đúng cách sẽ giúp da mịn màng hơn.
Các AHA như hydroxycaproic acid (chiết xuất từ sữa ong chúa), có tác dụng mạnh hơn, thường có mặt trong các sản phẩm tẩy da chết. AHA này có khả năng loại bỏ tế bào sừng ở biểu bì, để lộ lớp da mềm mịn, căng mướt và có khả năng cấp ẩm nhẹ cho da. Để tránh kích ứng, nên chọn nồng độ từ 5 - 8% khi mới sử dụng.
2. Retinol giúp tăng sinh collagen
Retinol là một dẫn xuất của vitamin A giúp kích thích tăng sinh collagen, giúp da dày hơn, giảm nhăn và chống lão hóa hiệu quả. Đồng thời nó còn giúp giảm dầu và thu nhỏ lỗ chân lông.
Retinol hoạt động bằng cách trung hòa gốc tự do, có thể làm tổn thương đến tế bào collagen. Ngoài ra retinol còn thẩm thấu vào da, giúp tăng quá trình tái tạo tế bào, kích thích sản sinh collagen và hỗ trợ điều trị mụn, giúp da tươi trẻ sáng mịn hơn. Tuy nhiên, để retinol phát huy hết tác dụng, cần sử dụng đúng cách.
Muốn làm giảm bớt các nếp nhăn trên da cũng như làm chậm quá trình lão hóa của da, khi mới dùng nên chọn nồng độ 0,3% - 1%, là sản phẩm chăm sóc da không cần kê toa. Với retinol nồng độ cao hơn cần có toa của bác sĩ.
3. Niacinamide giúp da sáng mịn
Niacinamide hay nicotinamide là dẫn xuất của vitamin B3. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin B3 có thể dẫn đến các vấn đề về da như da khô, mụn, nhăn... Do đó, niacinamid được sử dụng một hoạt chất dưỡng da, thường được bổ sung trong các sản phẩm sữa rửa mặt, kem dưỡng, lotion, serum...
Trong các sản phẩm chăm sóc da, niacinamide có thể giúp tạo nên keratin - một protein giúp da săn chắc và khỏe. Ngoài ra niacinamide còn giúp da củng cố hàng rào lipid, giúp giảm thâm do mụn; làm se khít lỗ chân lông, khóa ẩm cho da... từ đó giúp da sáng mịn, đều màu.
Vì thế niacinamide có thể được coi là thành phần đa nhiệm, hỗ trợ chống lão hóa. Nên chọn nồng độ dưới 10% khi mới sử dụng.
4. Hyaluronic a cid giúp da căng bóng
Theo quy luật lão hóa tự nhiên, da dần mất đi lượng collagen và hyaluronic acid. Cùng các yếu tố khác như môi trường, thói quen chăm sóc da sai cách khiến dễ bị mất nước, nứt nẻ, kém đàn hồi.
Để khắc phục điều này, có thể bổ sung hyaluronic acid (HA) vào quy trình chăm sóc da hằng ngày. HA có tác dụng cấp ẩm tức thì cho da, phục hồi, giảm khô da và mẩn đỏ.
HA là một glycosaminoglycan tự nhiên. Đây là thành phần chính tạo nên cấu trúc da, giúp cho da căng và mịn. Hơn nữa, HA còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa lành vết thương. Nhưng thành phần này trong da sẽ ngày càng giảm dần theo tuổi tác, khiến da chảy xệ và xuất hiện nếp nhăn. Khi được bổ sung HA, làn da sẽ được cấp ẩm đầy đủ, tăng độ đàn hồi và cải thiện nếp nhăn.
Tuy nhiên, tùy từng loại da, tính chất da nên sử dụng sản phẩm HA khác nhau:
Hyaluronic acid thủy phân: Phù hợp với người có làn da dầu. Hyaluronic Acid tan trong nước: Phù hợp với làn da thường và chỉ muốn duy trì độ ẩm cho da Sodium acetylated hyaluronate: Là dạng HA nhỏ nhất, có khả năng thẩm thấu sâu vào dưới lớp da biểu bì, phù hợp đối với làn da khô.
5. Vitamin C giúp da căng mịn
Bổ sung vitamin C thường xuyên giúp da căng mịn.
Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh, tăng quá trình tổng hợp collagen, có khả năng làm sáng da và làm mờ các đốm sắc tố. Chính vì thế vitamin C trở thành một hoạt chất quan trọng đối với sức khỏe làn da.
Vitamin C là một thành phần được tìm thấy trong lớp hạ bì và biểu bì của da. Quá trình lão hóa và tiếp xúc với tia cực tím, ô nhiễm môi trường... sẽ gây ra sự suy giảm hàm lượng vitamin C ở cả lớp biểu bì và hạ bì. Khi thiếu hụt vitamin C dẫn đến sự phá vỡ mô liên kết và làm mỏng thành mạch máu. Các triệu chứng ban đầu trên da khi thiếu vitamin C là dày sừng, xuất hiện những nốt xuất huyết dưới da li ti, da dễ bị tổn thương do tia UV hơn.
Việc cung cấp đầy đủ vitamin C cho da sẽ giúp chống oxy hóa, điều chỉnh quá trình tổng hợp các protein collagen... Từ đó, lớp biểu bì được duy trì và tăng cường tính đàn hồi, giúp phòng ngừa nếp nhăn, xóa mờ nếp nhăn.
Để có làn da đẹp, hạn chế lão hóa bạn nên chủ động bổ sung các sản phẩm chứa vitamin C vào trong chu trình dưỡng da hàng ngày từ thực phẩm đến mỹ phẩm. Việc sử dụng mỹ phẩm, nồng độ vitamin C cho người mới bắt đầu là dưới 10%.
5 bí kíp đơn giản giúp loại bỏ sạch sẽ mụn đầu đen Mụn đầu đen là một trong những vấn đề khiến nhiều chị em lo ngại, vì nó ảnh hưởng đến độ mịn màng, tươi sáng của làn da. Theo bác sĩ Shari Lipner tại New York: "Loại mụn này hình thành khi lỗ chân lông bị bít tắc bởi dầu thừa, tế bào chết và vi khuẩn. Khi cặn bẩn này tiếp xúc...