Quan niệm sai lầm về giảm cân
Hiện nay, nhiều người thường ăn trái cây để giảm cân. Họ nghĩ rằng ăn trái cây không sẽ là quá thừa, không quá bổ dưỡng. Đối với họ, trái cây đã trở thành phương thuốc thần kỳ để duy trì cân nặng, vẻ đẹp và sức khỏe. Vậy trái cây thực sự là toàn năng?
Đôi khi ăn trái cây không đúng cách có hại cho sức khỏe của cơ thể. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm về trái cây:
Ăn chuối với mật ong để giảm cân
Đúng là chuối giàu chất xơ, chuối cũng giúp bạn no lâu và ngăn việc ăn quá nhiều trong ngày. Tuy nhiên, nếu bạn ăn chuối với mật ong, bạn thể nhận được năng lượng thấp hơn. Kết quả là, bạn sẽ giảm cân hơn so với trước đây. Nhưng điều này không phải là tốt cho sức khỏe của bạn. Cơ thể bạn có thể sẽ không thích ứng với những thay đổi về cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu protein và khoáng chất và gây hại nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Ăn chuối với mật ong để giảm cân
Giảm cân với bưởi
Một số người thường thay thế một bữa ăn bằng bưởi có thể giúp bạn giảm cân. Thực tế, bưởi chứa nhiều vitamin C nhưng ít đường. Nếu chúng ta thay thế một bữa ăn chỉ có bưởi, lượng calo cung cấp cho cơ thể sẽ thấp. Sau vài ngày, bạn có thể gầy hơn. Tuy nhiên, nếu sức khỏe bạn không tốt, bạn không nên thử bằng phương pháp này.
Video đang HOT
Dùng chanh và giấm có thể làm tổn hại dạ dày
Như chúng ta đã biết, chanh là một nguồn cung cấp vitamin, có thể làm giảm tàn nhang và đốm đen. Trong khi đó, giấm có thể để phân hủy các chất béo. Vì vậy, một số người tin rằng uống giấm chanh sau bữa ăn có thể làm cho da đẹp. Tuy nhiên, nếu không dùng đúng cách cả chanh và giấm nó sẽ làm tổn hại đến dạ dày của bạn.
Ăn táo để giảm cân
Ăn táo trong thời gian dài có thể gây mất cân bằng trong chế độ ăn uống.
Một số người chọn ăn táo thay vì các bữa ăn bình thường để giảm cân. Họ cho rằng, quả táo chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng ít calo. Nhưng họ bỏ qua thực tế là táo không chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Sau một thời gian, bạn có thể tăng cân do thiếu chất và cơ thể bạn sẽ không thể chịu nổi chế độ ăn uống mất cân bằng.
Ăn dứa khi đói
Dứa rất giàu vitamin B, giúp thúc đẩy sự trao đổi chất và giúp thư giãn cơ thể. Đồng thời, dứa chưa nhiều chất xơ có thể đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và hấp thụ. Tuy nhiên, ăn dứa khi dạ dày trống rỗng, các enzyme sẽ làm tổn thương nội tạng. Vì vậy, dứa là chỉ tốt khi bạn ăn sau bữa ăn.
Ăn càng nhiều trái cây càng tốt
Bạn nghĩ rằng trong trái cây chứa đựng toàn những chất có lợi cho cơ thể như chất xơ, vitamin, các loại vi chất, nên ăn càng nhiều càng tốt, thậm chí có thể ăn thay rau. Thực tế hoàn toàn không phải như vậy.
Dù các vitamin có quý giá thế nào thì cơ thể cũng chỉ cần một lượng nhất định, khi cung cấp quá nhiều vitamin cho cơ thể bằng cách ăn quá nhiều bạn có thể sẽ mắc bệnh. Trái cây cũng không thể thay thế các loại rau vì rau có những loại vitamin và vi chất riêng. Nếu ăn hoa quả thay rau xanh sẽ làm cho cơ thể thiếu vitamin và nhiều vi chất.
Chẳng hạn nếu ăn quá nhiều các loại quả có màu đỏ, vàng cà rốt, ớt, bí đỏ sẽ có nguy cơ mắc bệnh vàng da. Ăn quá nhiều vải, nhãn, sầu riêng bạn có thể bị nhiệt, mọc mụn nhọt hay lở loét…
Theo VnMedia
Những quan niệm sai lầm về chè xanh
Những quan niệm sai lầm do chưa hiểu hết ý nghĩa khoa học của chè xanh khiến người dùng bị ảnh hưởng sức khoẻ. Vì thế, những lý giải của chuyên gia giúp mọi người nhìn nhận đúng, đồng thời có cách uống phù hợp nhằm mục đích "khai thác" hết các công dụng chè xanh.
Với thành phần là những hóa chất tự nhiên rất tốt, chè xanh có thể được xem như một thức uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, nhiều người quan niệm uống nước chè nhiều và thường xuyên có thể phòng tránh được bệnh ung thư là chưa chính xác.
Trong cơ thể con người bao giờ cũng có tế bào lạ. Ở chừng mức nhất định, tế bào lạ sẽ khu trú. Còn khi hệ miễn dịch kém các tế bào lạ sẽ phát triển và chiếm dần vị trí của tế bào sống. Diện tích lấn chiếm được càng cao thì khối u ung thư càng lớn và chèn cơ thể dẫn đến chết. Trong khi đó, chè xanh có nhiều chất như đã phân tích, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Mỗi chất như một chiếc đao cùng tác động vào tế bào ung thư khiến nó khó phát triển.
Quan niệm uống chè xanh khi nóng không tốt bằng khi nguội cùng hoàn toàn không hợp lý. Theo nguyên tắckhoa học, uống nước chè nóng sẽ dễ chịu và chuyển hóa chất vào máu nhanh. Còn uống lạnh, các chất khi vào cơ thể sẽ phải mất một quá trình nhất định.
Đồng quan điểm, ThS Ngô Đức Phương, nguyên cán bộ khoa Tài nguyên - Dược liệu, Viện Dược liệu nhấn mạnh: Không nên uống chè lạnh. Điều này không chỉ làm mất tác dụng giải nhiệt, hạ đờm của nước chè mà còn gây nguy cơ bị lạnh, kéo đờm. Trái lại, nước chè nóng sẽ giúp tinh thần sảng khoái, tai thính, mắt tinh.
Đặc biệt, đừng quá kỳ vọng sẽ uống nhiều, đặc nước nhằm mục đích giải nhiệt hay tận dụng tốt các chất có trong chè cho cơ thể nhanh. ThS Ngô Đức Phương lý giải, uống nước chè đặc tuy có rất nhiều cái lợi nhưng nếu uống thường xuyên thì kết quả lại ngược lại, thậm chí gây nhiễm độc mãn tính. Nguyên nhân là do trong nước chè đặc có tương đối nhiều chất nhu, ảnh hưởng xấu tới tiêu hoá như làm loãng dịch vị Khiến niêm mạc dạ dàyco lại Làm chất protein trở nên rắn và lắng xuống. Ngoài ra, chất nhu còn có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt và vitamin B1 của cơ thể. Nếu kéo dài sẽ sinh bệnh thiếu máu do thiếu sắt và thiếu vitamin B1 gây tê phù, trầm trọng có thể bị trầm cảm, trí nhớ kém, mất ngủ, gầy yếu, mất cảm giác ngon miệng, rối loạn thần kinh...
Không uống nước chè sau khi ăn
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, những người có thể uống nước chè nên uống thường xuyên với nước chè loãng. Điều này nhằm mục đích cung cấp cho cơ thể các chất tốt cho sức khoẻ một cách đều đặn, không bị say. Nên uống chè vào buổi sáng giúp tập trung làm việc và học tập, nên uống từ 2 - 3 cốc mỗi ngày. Không uống chè xanh vào lúc đói, chất tanin dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày tiết ra nhiều chất chua. Vị chua sẽ làm mất cảm giác ngon miệng, cơ thể hấp thu thức ăn kém đi.
Hơn nữa, trong khi dạ dày trống rỗng, nếu uống chè xanh, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì, vị. Lúc đó, bạn sẽ thấy cồn cào, nôn nao trong người, chóng mặt, hoa mắt, rất khó chịu mà chúng ta thường gọi là "say chè". Đây cũng là lý do vì sao khi bạn đang đói mà uống nước chè đặc sẽ gây nên say chè khiến người ta cảm thấy tim bị đạp loạn nhịp, chóng mặt, chân tay bủn rủn, người nôn nao... Bạn cũng không nên uống trà ngay sau khi ăn cơm. Vì khi đến dạ dày, chất tanin trong trà sẽ làm cho protein trong thức ăn trở nên cứng. Hơn nữa, nước chè cũng ức chế sự hấp thụ chất sắt. Vì vậy, nếu muốn uống trà, bạn hãy đợi nửa giờ sau bữa ăn.
Những người bị bệnh cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, viêm gan, viêm thận... nếu uống nước chè đặc vào lúc đói có thể làm cho bệnh nặng hơn. Người đang cho con bú uống nước chè đặc sữa cũng ít đi.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng hướng dẫn, có thể ứng dụng chè để làm thức ăn bằng cách: Lấy lá chè non rửa sạch, phơi khô, xay nhỏ miến thành bột. Bột này có thể dùng kèm thức ăn và dành cho tất cả các đối tượng cơ thể như trẻ nhỏ, người già, phụ nữ có thai... Mỗi người ăn ở một mức độ khác nhau tùy vào sở thích, khẩu vị nhưng cũng không nên quá nhiều.
Theo SKDS
Ra mắt chiến dịch "Hãy biết chỉ số Huyết áp của bạn" Nhân ngày Thế Giới Phòng chống bệnh tăng huyết áp (17/5), chiến dịch "Hãy biết chỉ số huyết áp của bạn" đã được tổ chức tại Đà Nẵng nhằm thay đổi những quan niệm sai lầm rằng quản lí huyết áp khó khăn và tốn kém. Hàng trăm người dân đã được đo huyết áp miễn phí ngay sau lễ ra mắt Chiến...