Quan niệm ngược đời về dương vật, nước tiểu ở La Mã
Tìm hiểu sự sùng bái dương vật, đánh thuế nước tiểu, máu tươi chữa bệnh động kinh… của người La Mã.
Những câu chuyện về đế quốc La Mã (tồn tại từ thế kỷ I TCN đến thế kỷ 6) như hoàng đế Cesar, những cuộc chiến tranh, các đấu sĩ, cho tới hệ thống kiến trúc vô cùng độc đáo… luôn là đề tài bàn luận sôi nổi của nhiều người.
Nhưng không phải ai cũng biết về những điều thú vị trong đời sống tinh thần của người dân nền văn minh này. Hãy cùng khám phá một vài điều trong nghiên cứu dưới đây.
1. Sùng bái dương vật
Mặc dù xã hội vô cùng phát triển, xong người La Mã rất cuồng tín và đặc biệt sùng bái dương vật. Họ chế tạo trang sức, vòng cổ, chuông gió có hình này để treo trong nhà.
Thậm chí, theo nhiều tài liệu, người La Mã còn xăm hình dương vật có cánh lên tay các chiến binh, lên bàn chân sư tử, cánh chim… Họ coi đó là vật may mắn để xua đuổi tà ma, quỷ dữ.
Priapus – vị thần sinh sản trong văn hóa La Mã.
Sự cuồng tín nói trên xuất phát từ việc tôn sùng nam thần Priapus – thần sinh sản trong văn hóa La Mã. Những hiện vật được khắc, chạm hình dương vật được người La Mã cất giữ bên mình rất cẩn thận.
Họ tin rằng, chúng là vật phòng thân, bảo vệ họ bởi các ác thần cũng như mang đến sức mạnh, khả năng sinh sản dồi dào, đặc biệt là nam giới.
Dương vật bằng đồng gắn cánh – vật hộ thân của chiến binh La Mã.
2. Đề cao nước tiểu
Mô phỏng hình ảnh nhà vệ sinh công cộng của người La Mã cổ đại.
Ít người biết rằng, người La Mã rất quý trọng nước tiểu. Họ tìm cách sử dụng chất thải này từ con người và đã thành công. Thời đó, nước tiểu chính là thứ bột giặt đầu tiên người La Mã biết sử dụng.
Video đang HOT
Bất chấp mùi vô cùng khó chịu, với họ, ammoniac có trong nước tiểu chẳng khác nào chất tẩy rửa giúp làm sạch quần áo.
Người La Mã quý nước tiểu tới nỗi biến nó trở thành một thứ hàng hóa. Trong lịch sử, hoàng đế Vespasian lần đầu tiên ban hành thuế nước tiểu vào thế kỷ I.
Không chỉ vậy, họ còn phát minh ra hệ thống ống dẫn nước ở nhà vệ sinh công cộng nhằm thu được lượng nước tiểu lớn, bán thành hàng hóa kiếm lợi.
3. Dùng máu tươi chữa bệnh
Y học La Mã phát triển từ rất sớm. Người La Mã cổ đại biết sử dụng băng gạc từ những buổi đầu tiên.
Trong quân đội, các binh sĩ La Mã khi chảy máu đều được quấn hỗn hợp tơ nhện, mật ong và giấm để cầm máu và băng bó vết thương.
Tuy nhiên, họ lại có quan niệm sai lầm là máu tươi có thể chữa được bệnh động kinh.
Thực tế trong các tài liệu cổ, người ta ghi chép rằng phần lớn các đấu sĩ chết trận tại các đấu trường đều bị lấy máu và đem bán đi ngay sau trận đấu. Khi đấu trường bị cấm hoạt động, lượng máu này được lấy từ các tử tù hoặc phạm nhân bị án tử hình.
4. Kì thị người thuận tay trái
Trong xã hội thời xưa, từ châu Âu tới châu Á, châu Phi, nhiều người thường kì thị những người thuận tay trái . Lý do là bởi số lượng người thuận tay trái thường chiếm thiểu số, bị cho khác biệt, không giống như những người bình thường xung quanh.
Người La Mã không ngoại lệ, họ ghét thậm chí miệt thị việc thuận tay trái. Họ cho rằng, như vậy là biểu hiện của ma quỷ và những ai như vậy lớn lên sẽ đều trở thành kẻ ác hoặc tội phạm. Do đó, lời nói của những người này không hề đáng tin.
Duy có một ngoại lệ, những đấu sĩ thuận tay trái lại rất được hoan nghênh bởi họ có cách đánh và sử dụng vũ khí khác thường, khiến cho những trận thi đấu trong đấu trường trở nên sôi động, thu hút hơn.
Theo Trithuctre
Bí ẩn đường hầm dẫn tới thế giới người chết
Địa đạo bí ẩn thuộc vịnh Naples, Italy được cho là con đường dẫn chúng ta tới thế giới của những người chết.
Baiae là khu vực nằm trên vùng biển phía Bắc của vịnh Naples (hay còn gọi là Napoli), Italy. Nơi đây nổi tiếng thế giới với những ngọn núi lửa khổng lồ cùng một địa đạo bí ẩn . Theo đó, địa đạo này là con đường dẫn chúng ta tới thế giới của những người chết...
Câu chuyện thần thoại về con đường dẫn tới thế giới bên kia
Câu chuyện thần thoại này được truyền miệng bắt đầu ở Ý vào khoảng năm 500 TCN. Bấy giờ trong vùng có một người phụ nữ tên là Amalthaea, sống trong các hang động gần núi lửa. Amalthaea rất đẹp, vẻ đẹp ấy khiến cho thần Mặt trời Apollo mê mẩn. Vị thần tán tỉnh cô và nói rằng: "Nếu nàng đồng ý ngủ cùng ta, ta sẽ biến một mong ước của nàng thành sự thật".
Amalthaea khôn ngoan chỉ vào đống bụi đất, rồi nói rằng: "Ta muốn tuổi thọ của ta giống đống bụi kia, mỗi hạt bụi chính là một năm tuổi" . Nhưng Amalthaea đã quên mất không yêu cầu mỗi năm tuổi phải đi kèm với sự thanh xuân, trẻ mãi không già.
Kể từ đó, Amalthaea có được sự trường thọ như những vị thần, nhưng lại không trẻ mãi mà ngày càng già đi nhanh chóng, trở thành một bà lão xấu xí và đáng sợ.
Quá hoảng sợ, Amalthaea đào sâu các hang động vào trong lòng núi lửa, bà không muốn bất cứ ai thấy được hình dáng gớm ghiếc đó của mình. Đường hầm ngày một sâu và từ bao giờ, khu vực hang nơi bà ở đã là cầu nối giữa trần gian với vùng đất của những người chết do thần Hades cai quản.
Tới thời vua Tarquinius của đế quốc La Mã, một việc kỳ lạ đã xảy ra. Ông nhận được một cuốn sách mà theo lời đồn đại của các pháp sư, nó có thể dự đoán được tai ương.
Cuốn sách này nhanh chóng phát huy tác dụng, giúp vua dự đoán hàng loạt thiên tai và cách phòng tránh, từ đó đế quốc La Mã ngày càng phát triển thịnh vượng.
Mãi đến năm 83 TCN, khi đền thờ hoàng gia bị đốt cháy thì nhiều phần của cuốn sách bị mất chỉ còn lại một số ít ỏi các thông tin huyền bí. Một trong số đó có nhắc đến câu chuyện của Amalthaea cùng con đường hầm bí mật mà bà tạo ra - con đường dẫn tới thế giới bên kia.
Điều này đã khơi nguồn các cuộc tìm kiếm bất tận của những người ưa mạo hiểm. Họ luôn mong muốn khám phá ra con đường bí ẩn này, nơi các anh hùng trong thần thoại Hy Lạp như Hercules, Psyche... đã đi qua.
Các nhà khoa học lên đường đi tìm lời giải...
Theo mô tả trong cuốn sách thì đường hầm huyền bí kia nằm ở Baiae. Nhiều học giả phân tích, đây là một câu chuyện ẩn ý ám chỉ địa đạo ở Baiae.
Tại đây hàng ngàn năm trước, rất nhiều người đã tới các ngọn núi lửa, tổ chức thám hiểm hang động sâu. Từ đây, họ phát hiện ra nhiều kim loại quý hiếm, mở rộng khai thác trên diện rộng, tạo ra vô số các địa đạo, đường hầm, đền đài, nhà ở trên vách núi vô cùng độc đáo.
Cổng vào đường hầm vô cùng nhỏ.
Dù vậy, hầu hết các tìm kiếm về con đường này đều thu về con số 0. Cho tới năm 1950, nhà khảo cổ Amedeo Maiuri vô tình tìm ra một cửa hang nhỏ. Cửa hang này dẫn vào một con đường chật hẹp với hơi nóng luôn thường trực.
Mọi nỗ lực thăm dò gặp nhiều khó khăn vì càng vào sâu, lượng khí lưu huỳnh càng xuất hiện dày đặc khiến nhiều người bị ngất xỉu. Sau khi cân nhắc, Amedeo Maiuri quyết định rút lui đoàn thám hiểm vì số tiền của nhà tài trợ đã hết.
Mọi chuyện chỉ tiếp diễn khi Robert Paget và Keith Jones, hai nhân viên NATO làm việc ở Baiae nghe những người bạn kể về "con đường tới thế giới người chết".
Vốn là người ưa mạo hiểm và khảo cổ, hai ông tập hợp nhiều tài liệu về địa chất, khảo cổ của vùng, thăm dò nhiều thông tin từ người dân địa phương. Và may mắn đã tới, có người báo với Paget, tại ngôi đền La Mã trên sườn một ngọn núi lửa đã tắt phát hiện cửa hang.
Điều trở ngại là cửa hang thoát ra nhiều hơi nóng và khí độc làm cho mọi người không ai dám xâm nhập. Với sự dũng cảm hơn người, Paget cùng Jones chấp nhận đi vào nơi hiểm nguy. Họ đi được tới hơn 700m trong một đường hầm rộng khoảng 2,5m.
Ở cuối đường hầm là một ngã ba, mỗi con đường dẫn ra nhiều ngã khác nhau, mỗi ngã lại có nhiều con đường mới như một mê cung dưới đất. Trong đó có một đường dẫn tới con sông ngầm, nước rất nóng và không ai đủ can đảm để bơi qua bên kia.
Paget đưa ra giả thuyết, ngày xưa, pháp sư xây dựng những đường hầm này để làm lễ và vô tình khám phá ra một mạch nước nóng. Để phục vụ cho truyền đạo, các pháp sư bịa ra câu chuyện nơi dẫn tới địa ngục và mạch nước nóng chính là con sông Sytx trong thần thoại Hy Lạp - nơi chỉ người chết mới được đi qua. Bằng cách này chắc chắn sẽ có nhiều người tin và dâng lên các pháp sư nhiều lễ vật, vàng bạc.
Cho tới nay, địa đạo dưới lòng đất này chính là một nơi thu hút nhiều khách du lịch và nhà thám hiểm. Tuy nhiên, hầu hết mọi người thường bỏ cuộc giữa chừng vì độ dài cũng như bầu không khí ngột ngạt trong đường hầm.
Nhiều nhà khảo cổ cũng tổ chức các cuộc thám hiểm con đường khác nhau trong địa đạo, nhưng có những khu vực không ai dám xâm nhập thêm vì khí độc quá nhiều. Nhiều người ước tính, quãng đường mà Paget khám phá được chỉ là phần rất nhỏ trong địa đạo khổng lồ ở Baiae.
Theo TTVN
Cựu Thủ tướng Italia từng lắp 'cậu nhỏ' giả cho tượng thần Báo chí nước này ngày 27/3 tiết lộ, khi còn đương nhiệm, ông Silvio Berlusconi đưa ra một quyết định kỳ quặc vào năm 2010. Một lần, ông Berlusconi cho rằng hai bức tượng bằng đá cẩm thạch trang trí tư dinh Thủ tướng là không hoàn chỉnh, nên đã ra lệnh lắp những bộ phận còn thiếu. Bức tượng thần Chiến tranh...