Quán nhậu vắng khách dù U23 Việt Nam thi đấu
Từ khi Nghị định 100/2019 có hiệu lực, các quán nhậu trở nên im ắng, vắng khách, kể cả khi có trận phát sóng U23 Việt Nam thi đấu bóng đá
Dọc con đường ăn uống và quán nhậu Phan Xích Long (Phú Nhuận), Hoàng Sa, Trường Sa và Phạm Văn Đồng (Gò Vấp)…. các quán nhậu trở nên đìu hiu, vắng vẻ, từ khi nghị định 100 đi vào có hiệu lực.
Theo anh Quốc Trung, một chủ quán trên đường Hoàng Sa (quận Phú Nhuận) cho biết, một tuần nay lượng khác vào quán anh giảm hơn 60%, số lượng bia bán ra giảm đáng kể, theo đó khách vào chỉ gọi nước ngọt, nước lọc, hoặc một người uống bia, người còn lại thì không.
Dù có bóng đá, song các quán nhậu trở nên đìu hiu, những chai nước suối thay thế cho chai bia đã xuất hiện trên bàn nhậu từ sau khi nghị định 100 có hiệu lực. Ảnh: Thu Hà
“Nếu bình thường quán tôi bán được 10 thùng trong một tối thì từ sau nghị định 100, số lượng bia bán ra sụt giảm, chỉ tiêu thụ hết khoảng 3-4 thùng. Mặc dù quán tôi có bãi để xe cho khách gửi qua đêm nếu uống say, nhưng mọi người vẫn chưa quen và có phần dè chừng”
Cũng theo anh Trung, nếu như các dịp bóng đá khác, quán anh luôn trong tình trạng không còn chỗ, thì nay ghế trống còn rất nhiều. “Bình thường mỗi dịp bóng đá, doanh thu trong quán tăng gần gấp đôi, nhưng hôm nay U23 Việt Nam thi đấu, nhưng khách lại tập trung ở quán cà phê nhiều hơn là quán nhậu. Nếu nhậu cứ hai khách vào thì một người uống bia, người còn lại uống nước lọc”.
Một quán nhậu trên đường Trường Sa không có bóng khách dù đã 8 giờ tối. Ảnh: Thu Hà
Không chỉ quán anh Trung, khu vực đường Hoàng Sa, Trường Sa, Phạm Văn Đồng hay tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ… cũng trở nên im ắng và đìu hiu khách hơn.
Dù trận đấu bóng đá có U23 Việt Nam thi đấu nhưng khác với mọi lần, từ sau nghị định 100 có hiệu lực, khách đến các quán nhậu giảm dần, thay vào đó đến các quán cà phê để xem bóng đá. Ảnh: Thu Hà
Video đang HOT
Ông Trương Vĩnh Tấn (quận Gò Vấp, TP.HCM), một người dân sống gần quán nhậu cho biết: “Từ khi nghị định 100 có hiệu lực, các quán nhậu gần nhà tôi dường như giảm lượng khác đi một nửa, bình thường 6 giờ chiều khách đã gần kín bàn, nhưng giờ đã 8 giờ tối mà nhân viên vẫn thảnh thời bấm điện thoại hoặc ra vẫy tay mời khách rã cả cánh tay”.
THU HÀ
Theo plo.vn
Nhà hàng tại Kiên Giang đầu tư 1,5 tỷ tậu 3 ô tô chở khách nhậu về nhà
Vắng khách vì Nghị định 100, nhà hàng tại Kiên Giang nghĩ ra biện pháp "tậu" hẳn 3 ô tô để chở khách nhậu về nhà miễn phí sau khi họ sử dụng rượu bia.
Gần đây, câu chuyện về những quán nhậu vắng khách từ sau khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP được áp dụng không còn hiếm. Và để khắc phục tình trạng này, các chủ quán đã nghĩ ra biện pháp ứng phó, ví như một nhà hàng tại Kiên Giang đã đầu tư mua xe hơi để chở khách về, hòng giữ chân khách hàng của mình.
Quán nhậu vắng khách sau khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP được áp dụng. (Ảnh: Dân Trí).
Kiên Giang xử nghiêm trường hợp vi phạm, quán nhậu vắng khách vì dân tình ngại bị đo nồng độ cồn
Theo Báo Giao Thông, Đại tá Huỳnh Trọng Thắng, Trưởng phòng CSGT đường bộ Công an tỉnh Kiên Giang cho biết, kể từ ngày 1/1 đến 7/1, lực lượng CSGT tỉnh Kiên Giang đã phát hiện và lập biên bản 430 trường hợp vi phạm, tiến hành tạm giữ đối với 282 xe và 147 giấy tờ sau khi kiểm tra qua 2822 phương tiện gồm 1995 xe máy, 474 xe tải, 253 xe khách và 100 xe ô tô con.
Các trường hợp vi phạm luật an toàn giao thông sẽ bị xử lý nghiêm. (Ảnh: Thanh Niên).
Được biết trong các trường hợp vi phạm có tới 66 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn. Đáng chú ý có 2 người điều khiển ô tô bị phát hiện có nồng độ cồn từ 0,25miligam đến dưới 0,4miligam/1 lít khí thở, bị phạt tiền từ 16 đến 18 triệu đồng. Thêm vào đó là 16 trường hợp điều khiển xe máy có nồng độ cồn trên 0,4miligam/1 lít khí thở, bị phạt với mức tiền từ 6 đến 8 triệu đồng.
Bên cạnh việc xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi vi phạm sử dụng rượu bia khi lái xe, lực lượng của Phòng CSGT cùng các Đội CSGT huyện, thành phố trong tỉnh đã tiến hành tuyên truyền các quy định về luật an toàn giao thông, đặc biệt là về Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Hành động này sau đó đã được mọi người hưởng ứng nhiệt tình, quyết thực hiện tốt các quy định về luật an toàn giao thông.
Không chỉ xử phạt, lực lượng CSGT còn tuyên truyền về quy định mới giúp mọi người hiểu rõ hơn. (Ảnh: Báo Giao Thông).
Cũng theo Báo Giao Thông, sau 7 ngày Nghị định 100/2019/NĐ-CP được áp dụng, thì lượng khách đến với các quán nhậu, nhà hàng ở thành phố Rạch Giá, Kiên Giang đã giảm rất nhiều, lên mức từ 40 - 60% khiến không khí tại các hàng quán trở nên vắng vẻ hơn bao giờ hết.
Không chỉ ở Kiên Giang mà nhiều quán nhậu ở các địa bàn khác cũng vắng vẻ không kém. (Ảnh: Vietnamnet).
Chủ nhà hàng tại Kiên Giang chi tiền mua ô tô chở khách về
Do lượng khách hàng giảm hẳn kể từ sau khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP được áp dụng, một số hàng quán đã áp dụng "chiêu thức" mới hòng giữ chân khách hàng. Ví như một chủ nhà hàng tại Kiên Giang đã nghĩ ra cách khá hay, đó là mua ô tô về để chở khách về tận nhà nếu họ đã sử dụng rượu bia.
Để tránh việc "thượng đế" bị xử phạt, các nhà hàng nghĩ ra dịch vụ chở khách về tận nhà. (Ảnh: Lao động Thủ đô).
Cụ thể, chủ nhà hàng này đã chi ra khoảng 1,5 tỷ đồng để "tậu" 3 xe ô tô loại 5 đến 7 chỗ ngồi dùng để đưa khách về nhà sau khi họ tới nhà hàng và sử dụng đồ uống có cồn. Dịch vụ này của nhà hàng là miễn phí, các xe sẽ hoạt động trong vòng bán kính 5km và chạy từ 9 giờ sáng đến 23 giờ đêm.
Không chỉ đầu tư mua ô tô, chủ nhà hàng cho biết sẽ lập thêm đội xe ôm chuyên nghiệp nhằm phục vụ các "thượng đế" có nhu cầu muốn được chở về tận nhà. Được biết, dịch vụ này sẽ bị thu phí, song để đảm bảo an toàn và không bị phạt vì nồng độ cồn thì việc đi xe ôm vẫn là điều nên làm.
Nhà hàng tại Kiên Giang đầu tư mua hẳn 3 ô tô để chở khách về nhà miễn phí. (Ảnh: Báo Giao Thông).
Cư dân mạng ủng hộ hết lời
Trước biện pháp mới của một nhà hàng ở Kiên Giang, cư dân mạng đã để lại nhiều bình luận ủng hộ, cho rằng việc chở khách về sau khi họ đã uống rượu bia là một hành động đúng đắn, các hàng quán cũng nên mở thêm dịch vụ như vậy. Ngoài ra, một số khác lại tranh cãi về việc nhà hàng miễn phí chở khách, cho rằng dịch vụ này sau cùng cũng sẽ tính vào hóa đơn ăn uống tại nhà hàng mà thôi. Cùng xem qua một vài bình luận cua cư dân mạng nhé:
Một số bình luận của cư dân mạng. (Ảnh: Chụp màn hình).
- "Chủ quán cũng phải giàu chút mới làm vậy được, quán nhỏ nên đầu tư xe ôm ".
- "Như vậy thì khách an tâm đến nhậu rồi, chứ nhậu xong mà cứ lo bị phạt thì ai còn tâm trạng đâu mà uống"
- "Mấy quán nhậu vắng quá nên buộc phải nghĩ ra cách giữ chân khách thôi".
- "Nhà hàng này chơi lớn ghê, mấy quán khác chắc cũng nên học hỏi, không thôi mất hết khách".
- "Miễn phí gì, cũng cộng hết vào hóa đơn rồi".
Việc các hàng quán áp dụng dịch vụ chở khách về tận nhà miễn phí sẽ thu hút nhiều người tới quán hơn. (Ảnh: PLO).
Lo ngại mức phạt tăng cao sẽ khiến thực khách không dám tới quán nhậu, nhiều nhà hàng đã bắt đầu triển khai các dịch vụ đáp ứng nhu cầu đưa khách hàng về tận nhà sau khi họ đã sử dụng rượu bia. Đây có lẽ là biện pháp tốt, có lợi cho cả nhà hàng lẫn thực khách, đồng thời cũng tránh việc vi phạm luật an toàn giao thông về việc sử dụng rượu bia khi lái xe. Còn bạn, bạn thấy sao về biện pháp mới của nhà hàng tại Kiên Giang?
Theo Yan
Cổ phiếu SAB tăng mạnh dù chịu sức ép từ luật phòng, chống tác hại của rư ợu bia Cổ phiếu của Tổng Công ty cổ phần Bia - Rư-ợu - Nước giải khát Sài Gòn (SAB) bất ngờ tăng mạnh trong 2 phiên giao dịch gần đây. Cổ phiếu SAB bất ngờ tăng mạnh trong 2 phiên giao dịch gần đây - Ảnh minh hoạ Tuy Luật Phòng, chống tác hại của r-ượu bia và Nghị định 100 đã bắt đầu...