Quán nhậu ngon Hà Nội
Nằm tít sâu trong ngõ, chẳng có lấy một địa chỉ cụ thể hoặc biển hiệu bắt mắt, nhưng những quán nhậu độc đáo dưới đây vẫn tấp nập khách ra vào.
Từ những chú “nhãi nhép”, dân làng Khương Thượng (Q. Đống Đa, Hà Nội) chế biến thành 11 món ăn với những cái tên nghe rất dân dã và làm “thòm thèm” thực khách như nhái mặc “quần đùi”, nhái mặc “quần dài”, nhái “cởi truồng”, đùi nhái xào măng, lẩu nhái, đùi nhái om chuối đậu, nhái xào chua ngọt và canh nhái…
Tuy nhiên, chả nhái hay nhái “rải chiếu” là món ngon nhất và cầu kỳ nhất. Để làm món chả này, sau khi lột sạch da, thịt nhái băm thật nhỏ cho vào cối đá giã nhuyễn, giã càng kỹ thì chả càng ngon. Sau đó trộn với gia vị, sả ớt, lá chanh, thêm vào một chút bột chiên tôm.
Mỡ để sôi thật già rồi mới thả chả vào, miếng chả vừa chín tới phồng to, vàng ươm, điểm màu xanh, đỏ của chanh, ớt, quyện một mùi thơm cực kỳ hấp dẫn.
“Tổ” của món chả nhái chính là Làng Khương Thượng. Chẳng thế mà ngày xa xưa người ngoài gọi làng này là làng “xẻ ruột, lột da” để ám chỉ về cách chế biến món nhái, ếch, chão chuộc của người trong làng. Cùng với sự đô thị hóa, nhà cửa thay ruộng đồng, ao vườn nên nhái biến mất, nghề chả nhái cũng mai một theo.
Hiện nay cả khu Khương Thượng chỉ còn 4, 5 hàng bán các món chế biến từ nhái. Từ đây, các món này tỏa đến cả trăm quán nhậu khắp thành phố. Nhưng với dân nhậu, muốn thưởng thức món chả nhái thứ thiệt thì nhất định phải đến Khương Thượng cho dù đường đi có lắt léo, quán ăn xuề xòa.
Đây là món nhái… mặc quần dài tức tẩm bột rán
Theo một số người làm chả nhái, nguồn hàng của họ bây giờ xa tít tắp ở tận miền Trung, còn lại, lẻ tẻ một vài mối ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và khu vực ngoại thành Hà Nội như Thường Tín, Thanh Oai…Chả nhái có quanh năm nhưng mùa nhiều nhất là tháng 6, tháng 7 khi vụ hè thu hoạch xong. Còn muốn ăn chú nhái béo nhất thì vào đầu tháng 8…
Một số quán chả nhái: Bà Cốm, số 50, ngõ 554 đường Trương Chinh, ĐT 043.5630963; Chả Nhái Hà Khuê, số 152, ngõ 22 Tôn Thất Tùng, ĐT:043.5743552; Chả Nhái Thanh Hằng, số 14, ngõ 191 Khương Thượng, ĐT043.5633286
2. Độc đáo cá nướng 16 tiếng
Muốn ăn món cá này bạn phải gọi…từ ngày hôm trước, thong thả đi chơi, ăn vài bữa khác và đặc biệt chớ có dại giục dã chủ quán nếu không muốn mẻ cá bị hỏng.
Anh Thắng, chủ quán cá nướng chia sẻ: thực ra món này cũng không phải cao siêu gì nhưng thời gian làm rất lâu, vội vàng không được, muộn màng thì rất dở, phải đúng chừng 16 tiếng cho mùa đông, 14 tiếng cho mùa hè.
Bạn có thể gọi tới nhà, chủ quán có riêng một cái khay độc đáo để giữ cá nóng
Cá dùng để nướng là loại cá mè tàu to từ 5 kg trở lên. Cá bé không thể nướng được vì lớp mỡ dưới da mỏng, các loại cá như lóc, chép, trắm cũng không thể nướng kiểu này. Khâu quan trọng nhất để tạo nên hương vị cho món cá nướng chính là việc tẩm ướp bằng các gia vị như tiêu, hành, thì là, rau thơm, ngải cứu, các vị thuốc bắc và một gia vị đặc biệt được chủ quán giữ kín mít.
Lò nướng cá khá giống với lò bánh mì, bên dưới là bếp than tổ ong hoặc than hoa đá để duy trì độ cháy đượm.
Cứ khoảng 2 tiếng chủ quán lại lật cá một lần cho chín đều. Vậy là trong 16 tiếng, kể cả ban đêm, chủ quán vẫn đều đặn lật cá. Cá chín là khi từ chiếc xương bên trong mềm tới độ ăn giòn nhưng lại tan ngay trong miệng, vây cá giòn thơm phức hơn cả mực nướng.
Video đang HOT
Phần ngon nhất phải ăn đầu tiên chính là xương sống cá
Thịt cá vẫn giữ được cái vị ngọt tự nhiên cộng thêm hương vị đặc trưng của thuốc bắc và các loại rau thơm ngấm đều trên từng thớ thịt. Ăn cá mè nướng kiểu này vô cùng “lãi”, tất tần tật các bộ phận của con cá đều ăn được. Thế nên chỉ với chú cá 5 kg tươi, nướng lên có hao đi gần một nửa mà 10 người nhậu vẫn cứ thoái mái.
Trước đây, bạn có thể tới quán cá nướng này năm ngay đằng sau sân vận động Hàng Đẫy (mặt đối diện với đường Trịnh Hoài Đức. Tuy nhiên, hiện nay, chủ quán đã chuyển nhà, bạn có thể đến nhậu ngay tại nhà của chủ quán tại khu Trung Hòa, Nhân Chính.
Bạn có thể gọi cho anh Thắng theo số: 0904189850, một con cá nướng từ 5-7 kg tươi sẽ còn khoảng 2-3 kg sau khi chín. Chủ quán sẽ pha nước chấm, rau sống, bún, bánh đa để bạn tự cuốn. Giá trung bình 1 con cá từ 500.000-700.000 đồng cho 10 người ăn.
3. Lòng bò lai rai
Mới nghe tới mấy chữ ” lòng bò lai rai” ai cũng nghĩ đến rằng đây là món ăn dành cho bộ nhai của người có hàm lượng canxi cao, để có thể cắn, xé: nào là gân bò, lòng bò, sách bò, đuôi bò…Tuy nhiên, cũng chẳng cần răng quá khỏe vì các món lòng bò tại đây đều rất giòn và ngon.
Nằm trên con đường nhỏ phía dưới đường Âu Cơ, đi ở phía dưới con dốc sâu rẽ vào ngõ 285 Âu Cơ là vào tới quán. Biển hiệu của quán chỉ là dòng chữ viết tay đơn giản: “Lòng bò lai rai”. Từ đầu ngõ, đi khoảng 4-5 m là bạn có thể ngồi ấm áp trong quán.
Quan sát, quán khá tuềnh toàng và cổ xưa với mái lá cọ, bàn ghế cũ kỹ. Diện tích quán cũng khá nhỏ, chỉ khoảng 40 mét vuông.
Có rất nhiều món được làm từ lòng bò tại đây. Nào là gân bò, lòng bò, sách bò, tiết luộc… Nghe đơn giản, nhưng điểm làm mê dân nhậu chính là sự hào phóng của ông bà chủ khi mang ra những tô to đầy ăm ắm vô cùng thơm ngon.
Gân bò chẳng phải nhai nhiều như ta vẫn thường nghĩ mà sần sần, chỉ cần nhộm nhoạng trong khoang miệng một chút để cảm nhận vị ngọt từ nước dùng quện vào là đã thấm cái sự ngon của nó.
Món sách bò ở đây có lẽ là tuyệt với nhất, sách được làm kỹ lưỡng nhưng không theo kiểu trắng phau phau như mua ở chợ Kim Liên do bị ngâm hóa chất. Sách bò ở đây có độ giòn vừa phải, có lẽ do chủ quán biết canh lửa và có bí quyết gia truyền để làm.
Địa chỉ: Số 285 đường Âu Cơ (Nghi Tàm, Hà Nội). Chỉ mất khoảng 100.000-150.000 đồng cho 4 bạn nhậu có thể bạn sẽ “no say” ở đây.
4. Quán “Kiên chim”
Quán chim này nếu bạn hỏi trong làng Khương Thượng mạn đằng Tây Sơn sẽ rất khó có thể tìm thấy. Nhưng nếu đi ra đường Tôn Thất Tùng ngay gần đối diện ĐH Y Hà Nội, đoạn cầu với đặc điểm dễ nhận thấy nhất là hay bán các loại bỏng gạo, bỏng ngô, hỏi đường vào quán… Kiên “chim” chắc chắn người dân quanh đó sẽ chỉ tường tận cho bạn.
Bạn rẽ vào ngõ 167 Phố Tôn Thất Tùng, qua trường tiểu học Khương Thượng, rẽ trái, ngoắt nghéo khoảng 200, vừa đi vừa hỏi hoặc… đi theo mùi thơm của món xôi chim nứt mũi bay khá xa quanh khu dân cư, bạn sẽ tìm thấy quán.
Còn địa chỉ chính xác nhưng… khó tìm: 2 Hèm 354/159/38 Trường Chinh, Quận Đống Đa.
Ở đây có khá nhiều món như sẻ nướng, cu gáy rán hoặc nướng, rẽ giun rán, tiết chim… Đặc biệt, những loài như châu chấu, dế chiên giòn cũng thu hút thực khách.
Với những thực khách nữ, món “chị em” thích nhất có lẽ là xôi chim với thịt chim được băm nhỏ, rang và trộn cùng với gạo nếp đồ lên thơm mùi nếp, quện thêm với hương thơm từ thịt chim.
Theo Eva
Những quán nhậu ngon "giấu mặt" tại Hà Nội
1. Chả nhái Khương Thượng
Từ những chú "nhãi nhép", dân làng Khương Thượng (Q. Đống Đa, Hà Nội) chế biến thành 11 món ăn với những cái tên nghe rất dân dã và làm "thòm thèm" thực khách như nhái mặc "quần đùi", nhái mặc "quần dài", nhái "cởi truồng", đùi nhái xào măng, lẩu nhái, đùi nhái om chuối đậu, nhái xào chua ngọt và canh nhái...
Tuy nhiên, chả nhái hay nhái "rải chiếu" là món ngon nhất và cầu kỳ nhất. Để làm món chả này, sau khi lột sạch da, thịt nhái băm thật nhỏ cho vào cối đá giã nhuyễn, giã càng kỹ thì chả càng ngon. Sau đó trộn với gia vị, sả ớt, lá chanh, thêm vào một chút bột chiên tôm.
Mỡ để sôi thật già rồi mới thả chả vào, miếng chả vừa chín tới phồng to, vàng ươm, điểm màu xanh, đỏ của chanh, ớt, quyện một mùi thơm cực kỳ hấp dẫn.
"Tổ" của món chả nhái chính là Làng Khương Thượng. Chẳng thế mà ngày xa xưa người ngoài gọi làng này là làng "xẻ ruột, lột da" để ám chỉ về cách chế biến món nhái, ếch, chão chuộc của người trong làng. Cùng với sự đô thị hóa, nhà cửa thay ruộng đồng, ao vườn nên nhái biến mất, nghề chả nhái cũng mai một theo.
Hiện nay cả khu Khương Thượng chỉ còn 4, 5 hàng bán các món chế biến từ nhái. Từ đây, các món này tỏa đến cả trăm quán nhậu khắp thành phố. Nhưng với dân nhậu, muốn thưởng thức món chả nhái thứ thiệt thì nhất định phải đến Khương Thượng cho dù đường đi có lắt léo, quán ăn xuề xòa.
Đây là món nhái... mặc quần dài tức tẩm bột rán
Theo một số người làm chả nhái, nguồn hàng của họ bây giờ xa tít tắp ở tận miền Trung, còn lại, lẻ tẻ một vài mối ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và khu vực ngoại thành Hà Nội như Thường Tín, Thanh Oai...Chả nhái có quanh năm nhưng mùa nhiều nhất là tháng 6, tháng 7 khi vụ hè thu hoạch xong. Còn muốn ăn chú nhái béo nhất thì vào đầu tháng 8...
Một số quán chả nhái: Bà Cốm, số 50, ngõ 554 đường Trương Chinh, ĐT 043.5630963 Chả Nhái Hà Khuê, số 152, ngõ 22 Tôn Thất Tùng, ĐT:043.5743552 Chả Nhái Thanh Hằng, số 14, ngõ 191 Khương Thượng, ĐT043.5633286
2. Độc đáo cá nướng 16 tiếng
Muốn ăn món cá này bạn phải gọi...từ ngày hôm trước, thong thả đi chơi, ăn vài bữa khác và đặc biệt chớ có dại giục dã chủ quán nếu không muốn mẻ cá bị hỏng.
Anh Thắng, chủ quán cá nướng chia sẻ: thực ra món này cũng không phải cao siêu gì nhưng thời gian làm rất lâu, vội vàng không được, muộn màng thì rất dở, phải đúng chừng 16 tiếng cho mùa đông, 14 tiếng cho mùa hè.
Bạn có thể gọi tới nhà, chủ quán có riêng một cái khay độc đáo để giữ cá nóng
Cá dùng để nướng là loại cá mè tàu to từ 5 kg trở lên. Cá bé không thể nướng được vì lớp mỡ dưới da mỏng, các loại cá như lóc, chép, trắm cũng không thể nướng kiểu này. Khâu quan trọng nhất để tạo nên hương vị cho món cá nướng chính là việc tẩm ướp bằng các gia vị như tiêu, hành, thì là, rau thơm, ngải cứu, các vị thuốc bắc và một gia vị đặc biệt được chủ quán giữ kín mít.
Lò nướng cá khá giống với lò bánh mì, bên dưới là bếp than tổ ong hoặc than hoa đá để duy trì độ cháy đượm.
Cứ khoảng 2 tiếng chủ quán lại lật cá một lần cho chín đều. Vậy là trong 16 tiếng, kể cả ban đêm, chủ quán vẫn đều đặn lật cá. Cá chín là khi từ chiếc xương bên trong mềm tới độ ăn giòn nhưng lại tan ngay trong miệng, vây cá giòn thơm phức hơn cả mực nướng.
Phần ngon nhất phải ăn đầu tiên chính là xương sống cá
Thịt cá vẫn giữ được cái vị ngọt tự nhiên cộng thêm hương vị đặc trưng của thuốc bắc và các loại rau thơm ngấm đều trên từng thớ thịt. Ăn cá mè nướng kiểu này vô cùng "lãi", tất tần tật các bộ phận của con cá đều ăn được. Thế nên chỉ với chú cá 5 kg tươi, nướng lên có hao đi gần một nửa mà 10 người nhậu vẫn cứ thoái mái.
Trước đây, bạn có thể tới quán cá nướng này năm ngay đằng sau sân vận động Hàng Đẫy (mặt đối diện với đường Trịnh Hoài Đức. Tuy nhiên, hiện nay, chủ quán đã chuyển nhà, bạn có thể đến nhậu ngay tại nhà của chủ quán tại khu Trung Hòa, Nhân Chính.
Bạn có thể gọi cho anh Thắng theo số: 0904189850, một con cá nướng từ 5-7 kg tươi sẽ còn khoảng 2-3 kg sau khi chín. Chủ quán sẽ pha nước chấm, rau sống, bún, bánh đa để bạn tự cuốn. Giá trung bình 1 con cá từ 500.000-700.000 đồng cho 10 người ăn.
3. Lòng bò lai rai
Mới nghe tới mấy chữ " lòng bò lai rai" ai cũng nghĩ đến rằng đây là món ăn dành cho bộ nhai của người có hàm lượng canxi cao, để có thể cắn, xé: nào là gân bò, lòng bò, sách bò, đuôi bò...Tuy nhiên, cũng chẳng cần răng quá khỏe vì các món lòng bò tại đây đều rất giòn và ngon.
Nằm trên con đường nhỏ phía dưới đường Âu Cơ, đi ở phía dưới con dốc sâu rẽ vào ngõ 285 Âu Cơ là vào tới quán. Biển hiệu của quán chỉ là dòng chữ viết tay đơn giản: "Lòng bò lai rai". Từ đầu ngõ, đi khoảng 4-5 m là bạn có thể ngồi ấm áp trong quán.
Quan sát, quán khá tuềnh toàng và cổ xưa với mái lá cọ, bàn ghế cũ kỹ. Diện tích quán cũng khá nhỏ, chỉ khoảng 40 mét vuông.
Có rất nhiều món được làm từ lòng bò tại đây. Nào là gân bò, lòng bò, sách bò, tiết luộc... Nghe đơn giản, nhưng điểm làm mê dân nhậu chính là sự hào phóng của ông bà chủ khi mang ra những tô to đầy ăm ắm vô cùng thơm ngon.
Gân bò chẳng phải nhai nhiều như ta vẫn thường nghĩ mà sần sần, chỉ cần nhộm nhoạng trong khoang miệng một chút để cảm nhận vị ngọt từ nước dùng quện vào là đã thấm cái sự ngon của nó.
Món sách bò ở đây có lẽ là tuyệt với nhất, sách được làm kỹ lưỡng nhưng không theo kiểu trắng phau phau như mua ở chợ Kim Liên do bị ngâm hóa chất. Sách bò ở đây có độ giòn vừa phải, có lẽ do chủ quán biết canh lửa và có bí quyết gia truyền để làm.
Địa chỉ: Số 285 đường Âu Cơ (Nghi Tàm, Hà Nội). Chỉ mất khoảng 100.000-150.000 đồng cho 4 bạn nhậu có thể bạn sẽ "no say" ở đây.
4. Quán "Kiên chim"
Quán chim này nếu bạn hỏi trong làng Khương Thượng mạn đằng Tây Sơn sẽ rất khó có thể tìm thấy. Nhưng nếu đi ra đường Tôn Thất Tùng ngay gần đối diện ĐH Y Hà Nội, đoạn cầu với đặc điểm dễ nhận thấy nhất là hay bán các loại bỏng gạo, bỏng ngô, hỏi đường vào quán... Kiên "chim" chắc chắn người dân quanh đó sẽ chỉ tường tận cho bạn.
Bạn rẽ vào ngõ 167 Phố Tôn Thất Tùng, qua trường tiểu học Khương Thượng, rẽ trái, ngoắt nghéo khoảng 200, vừa đi vừa hỏi hoặc... đi theo mùi thơm của món xôi chim nứt mũi bay khá xa quanh khu dân cư, bạn sẽ tìm thấy quán.
Còn địa chỉ chính xác nhưng... khó tìm: 2 Hèm 354/159/38 Trường Chinh, Quận Đống Đa.
Ở đây có khá nhiều món như sẻ nướng, cu gáy rán hoặc nướng, rẽ giun rán, tiết chim... Đặc biệt, những loài như châu chấu, dế chiên giòn cũng thu hút thực khách.
Với những thực khách nữ, món "chị em" thích nhất có lẽ là xôi chim với thịt chim được băm nhỏ, rang và trộn cùng với gạo nếp đồ lên thơm mùi nếp, quện thêm với hương thơm từ thịt chim.
Theo afamily
[Chế biến] - Lẩu đuôi bò Ngoài ra, với món lẩu đuôi bò, nếu chị em thích có thể bổ sung thêm gân, sách bò... ăn sẽ rất hấp dẫn. Nguyên liệu: - 1/2 kg đuôi bò - 4 tép tỏi - 2 củ cải trắng - 2 quả ớt - 300g xương heo - 1 quả chanh - 4 mớ rau mùng tơi - 3 củ sả -...