Quân Mỹ dỡ bỏ hạn chế đi lại ở Hàn, siết chặt ở Nhật do Covid-19
Bộ Quốc phòng Mỹ vừa công bố dỡ bỏ lệnh hạn chế di chuyển tại 90 trên 231 căn cứ quân sự của Mỹ trên toàn thế giới (chiếm 39%), trong đó có Hàn Quốc.
Quân đội Mỹ đồn trú tại các căn cứ được dỡ bỏ lệnh hạn chế sẽ có thể đi lại, tiếp xúc tự do với người dân bản địa.
Quân đội Mỹ và Hàn Quốc. Ảnh: SCMP.
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết toàn bộ 6 căn cứ của Mỹ tại Hàn Quốc đều được dỡ bỏ lệnh hạn chế di chuyển, gồm căn cứ Yongsan (Seoul), căn cứ Casey ở thành phố Dongducheon, căn cứ Humphreys ở thành phố Pyeongtaek, căn cứ không quân Osan (tỉnh Gyeonggi), căn cứ Henry (thành phố Daegu) và căn cứ Gunsan (tỉnh Bắc Jeolla).
Video đang HOT
Bộ Quốc phòng Mỹ giải thích những nơi được dỡ bỏ lệnh hạn chế di chuyển nhất định phải thỏa mãn điều kiện số ca nhiễm Covid-19 trong khu vực có chiều hướng giảm trong vòng hai tuần qua, hoặc chính quyền sở tại không ban lệnh cưỡng chế người dân ở trong nhà. Sau đó, Tư lệnh phụ trách căn cứ sẽ ra quyết định cuối cùng. Điều này cho thấy tình hình dịch Covid-19 tại Hàn Quốc thỏa mãn tiêu chuẩn của quân đội Mỹ.
Quân đội Mỹ vẫn duy trì lệnh hạn chế di chuyển với 8 trên 9 căn cứ đồn trú ở Nhật Bản. Chỉ có duy nhất căn cứ không quân Iwakuni, tỉnh Yamaguchi được dỡ bỏ lệnh hạn chế. Trong các căn cứ còn lại, căn cứ Okinawa, nơi lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ đang đồn trú, đã phát sinh hàng trăm ca nhiễm Covid-19 trong những ngày qua.
Tại Hàn Quốc, có 11 binh lính Mỹ nhập cảnh gần đây bị kết luận dương tính với virus Covid-19./.
Ca nhiễm tăng liên tục, Hong Kong đón cơn ác mộng kinh khủng hơn SARS
Số ca nhiễm Covid-19 tại Hong Kong đã vượt qua cột mốc 1.755 trường hợp được thành phố ghi nhận khi dịch SARS bùng phát vào năm 2003, trong đó 60 ca bệnh mới là lây nhiễm nội địa.
Với 64 ca nhiễm mới, được thông báo vào ngày 18/7, tổng số bệnh nhân Covid-19 tại Hong Kong đã lên đến 1.777 trường hợp.
Số bệnh nhân Covid-19 của Hong Kong đã vượt qua cột mốc 1.755 bệnh nhân mắc hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) hồi năm 2003, theo South China Morning Post. Hong Kong là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch SARS năm đó với gần 300 ca tử vong.
Trong 64 ca bệnh mới được Hong Kong ghi nhận, có đến 60 trường hợp là lây nhiễm nội địa. Số người tử vong vì Covid-19 tại đặc khu của Trung Quốc là 12.
Theo Chuang Suk-kwan, lãnh đạo phòng bệnh truyền nhiễm thuộc Trung tâm Y tế Dự phòng Hong Kong, có đến 35 ca bệnh mới không rõ nguồn gốc lây bệnh. Bên cạnh đó, thành phố đã ghi nhận hơn 60 người có kết quả chẩn đoán sơ bộ dương tính với virus corona chủng mới.
Nhân viên vệ sinh tại Sham Shui Po, một trong những khu phố lâu đời nhất của Hong Kong, phải mặc trang phục bảo hộ vì Covid-19 tái bùng phát. Ảnh: Reuters.
Lãnh đạo Cục quản lý Bệnh viện Hong Kong, Tony Ko Pat-sing, ngày 18/7 cho biết trung tâm triển lãm Asia World-Expo gần sân bay quốc tế của thành phố có thể được trưng dụng làm nơi chăm sóc bệnh nhân Covid-19 đã có sức khỏe ổn định. Tòa nhà từng được dùng làm trung tâm xét nghiệm cho thành phố từ tháng 3-4/2020.
Trước tình trạng các ca nhiễm mới có xu hướng tăng, Hong Kong bắt đầu từ ngày 25/7 bắt buộc người đến từ những nước có rủi ro lây nhiễm cao như Ấn Độ và Pakistan phải cung cấp giấy chứng nhận âm tính Covid-19.
Đặc khu hành chính của Trung Quốc đang đối diện làn sóng Covid-19 thứ ba. Trong vòng 7 ngày qua, tổng số ca nhiễm đã tăng gần 300 người. các chuyên gia y tế công yêu cầu người dân ở nhà và hạn chế đến nơi làm việc.
Chính quyền Hong Kong cho biết sẽ cân nhắc thêm các biện pháp thắt chặt cách ly xã hội. Ông Chuang Shuk-kwan đã cảnh báo làn sóng thứ ba là nghiêm trọng nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu, thậm chí còn tồi tệ hơn hồi tháng 3.
WHO ghi nhận ngày ca nhiễm Covid-19 tăng cao kỷ lục Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ghi nhận được 106 nghìn ca nhiễm Covid-19 mới trong vòng 24 giờ qua, mức tăng cao nhất kể từ khi dịch này xuất hiện. "Chúng ta vẫn còn một quãng đường dài phải đi tiếp trong đại dịch này", kênh truyền hình Mỹ CNN dẫn lời Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát...