Quân Mỹ chê robot chiến đấu lúc Nga tăng tốc
Dù Mỹ đi trước Nga về công nghệ robot quân sự nhưng robot chiến đấu trên mặt đất Mỹ đang tỏ ra đuối sức trước Nga.
Mỹ đi trước về sau?
Từ lâu, Quân đội Mỹ đã chiếm ưu thế và giành quyền chủ động trước Nga trong việc nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng các mô hình robot quân sự vào thực tế như robot chiến trường PackBot, Robot cứu thương Bear, “Chiến binh” robot chó, đặc biệt là hệ thống máy bay không người lái (UAV) có sức hủy diệt và độ chính xác cao.
Theo báo cáo mới đây của cơ quan nghiên cứu thuộc quốc hội Mỹ, khoảng 31% số máy bay quân sự của Washington là UAV và những cỗ máy biết bay này thực sự đang làm thay đổi cách tiến hành chiến tranh trên thế giới.
Con số trên cho thấy sự gia tăng đáng kinh ngạc về số lượng UAV trong vòng 10 năm qua khi loại máy bay tự lái này chỉ chiếm 5% tổng số máy bay chiến đấu của Mỹ vào năm 2005.
Trái ngược với thành công trên bầu trời, hiện nay cả Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ đều từng thử nghiệm các mẫu robot trang bị hỏa lực, tuy nhiên, cho tới nay, các robot vũ trang vẫn chưa được sử dụng phổ biến trong lực lượng tấn công mặt đất của Mỹ .
Mỹ thử nghiệm robot chiến đấu Protector.
Hồi đầu năm 2014, bốn công ty của Mỹ đã tiến hành thử nghiệm những robot có khả năng trang bị súng máy trước sự có mặt của các sĩ quan cao cấp của quân đội nước này tại Fort Benning (Georgia). Trong đó, đặc biệt nhất là robot có tên Protector (người bảo vệ), nó mới được thử nghiệm khả năng sử dụng súng máy M-240.
Điều đáng chú ý là trước đây loại robot này cũng chỉ được sử dụng với nhiệm vụ khai thông các tuyến đường, đào công sự với khả năng mang tới 230kg các trang thiết bị cho lính lục quân và tốc độ di chuyển tối đa chỉ đạt 8 km/h.
Trang mạng khoa học Popular Science cho hay với việc gắn một súng máy trên đỉnh, thì “Người bảo vệ” đã thể hiện một sứ mệnh hoàn toàn khác biệt, theo đó các binh lính điều khiển robot có thể sử dụng điều khiển từ xa với khoảng cách lên tới hơn 1km, và nó có thể nhả đạn ở cự ly cách xa 1,8 km.
Trong khi đó, robot vận tải quân sự Big Dog Mỹ từng thử nghiệm thành công và hứa hẹn mang lại cho Lục quân Mỹ một loại phương tiện vận chuyển hoàn toàn mới lại đang bị chính lực lượng vũ trang Mỹ chê tả tơi.
Video đang HOT
Theo trang Defense One, loại robot này không hề hiệu quả như tưởng tượng. Hiện nay, cả 2 mẫu robot Big Dog và Spot, được chế tạo bởi sự hợp tác giữa Cơ quan Nghiên cứu Dự án tiến tiến Mỹ (DAPRA) và Boston Dynamics, đều không thể đáp ứng được những yêu cầu chính nhằm trở thành người bạn đồng hành với lính thuỷ đánh bộ Mỹ.
Big Dog đã trải qua 5 năm phát triển và được giới thiệu hồi 2012. Theo đó, Big Dog có khả năng mang được một khối lượng hàng hoá nặng 180 kg và đi trên được nhiều địa hình khắc nhau.
Tuy nhiên, trong lần thử nghiệm đầu tiên vào năm 2014 ở cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương, Big Dog đã cho thấy nó không thể được sử dụng bởi quân đội trong tương lai gần, do động cơ của nó thường xuyên phát ra tiếng ồn quá lớn.
Điều này khiến Big Dog khó lòng thực hiện được các nhiệm vụ đơn giản nhất như tuần tra những khu vực trọng điểm. Nhà sản xuất Boston Dynamics đã tìm cách khắc phục điều này bằng việc phát triển ra một mẫu robot mới, có tên Spot, tuy nhiên, những thay đổi mới không quá hiệu quả thì nhiều vấn đề khác lại nảy sinh.
Theo đánh giá của binh sĩ Mỹ, do sử dụng động cơ điện thay vì khí đốt như Big Dog, Spot hoạt động rất êm ái nhưng điều này khiến nó trở nên quá yếu ớt và chỉ mang được 18 kg thiết bị.
Để so sánh, thực tế, hiện nay mỗi lính thuỷ đánh bộ Mỹ thường mang theo khối vũ trang và thiết bị đính kèm nặng khoảng 45kg. Ngoài ra, cả Big Dog và Spot đều được cho là quá phức tạp về máy móc nên rất khó để sửa chữa ngay trên chiến trường.
Theo_Báo Đất Việt
5 vũ khí chiến đấu nguy hiểm nhất của NATO
Dưới đây là một số vũ khí chiến đấu nguy hiểm nhất của liên minh NATO, từng được sử dụng bởi ít nhất hai hoặc nhiều quốc gia thành viên.
Các nước liên minh trong khối NATO đã tìm cách tiêu chuẩn hóa một loạt các thiết bị quân sự. Tàu chiến, máy bay và xe bọc thép thường được mua bởi nhiều quốc gia thành viên NATO. Thiết kế các loại súng trường được chuẩn hóa cho mục đích tăng khả năng tương tác, để mà một khẩu súng trường Anh SA-80 có thể bắn đạn của Heckler và Koch 416 của Na Uy. Đạn của pháo xe tăng, đạn súng máy, pháo và đạn cối đều được chuẩn hóa. Dưới đây là một số vũ khí chiến đấu nguy hiểm nhất của liên minh, từng được sử dụng bởi ít nhất hai hoặc nhiều quốc gia thành viên.
1. F-16 Fighting Falcon:
Nếu như có một máy bay chiến đấu chung của NATO thì đó là F-16. Bỉ, Đan Mạch, Hy Lạp, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ đều sử dụng một biến thể nào đó của F-16. Trong ba thập kỷ kể từ khi việc bàn giao loại máy bay này bắt đầu, mỗi quốc gia nâng cấp chiến đấu cơ của họ theo một cách, kết quả là phi đội NATO rất đa dạng về các năng lực chiến đấu.
F-16 Fighting Falcon
Khái niệm thiết kế ban đầu là một máy bay không chiến hạng nhẹ với tiềm năng xuất khẩu mạnh mẽ, chiếc F-16 đã dần dần phát triển thành một chiến đấu đa nhiệm đích thực. Trong sự nghiệp phục vụ lâu dài cho NATO, một máy bay F-16 của Hà Lan đã bắn hạ một chiếc MiG-29 tại khu vực Balkan, và các máy bay F-16 của Hà Lan, Bỉ, Đan Mạch và Na Uy đã ném bom các mục tiêu ở Balkans, Afghanistan và Libya. Hầu hết các phi đội F-16 của NATO sẽ được dần dần thay thế bằng F-35.
2. Pháo tự hành Panzerhaubitze 2000:
Pháo tự hành PzH2000 được sản xuất bởi Krauss Maffei Wegmann của Đức, được biết đến là một trong những hệ thống pháo hiện đại nhất sử dụng bởi NATO. Nó thay thế M109 do Mỹ chế tạo biên chế trong quân đội Đức và hiện đang được các nước Đức, Hy Lạp, Ý và Hà Lan sử dụng.
Pháo tự hành Panzerhaubitze 2000
Các PzH2000 sử dụng pháo chính cỡ nòng 155 mm/ L52. Như vậy, chiều dài nòng pháo gấp 52 lần đường kính nòng, tức là nòng pháo dài 8.06 mét. Kíp xe có thể bắn với tốc độ ba viên đạn trong chín giây, nhưng như vậy không bền vững cho nòng súng về lâu dài do nhiệt lớn. Tuy nhiên, tốc độ bắn khoảng mười viên đạn một phút là bền vững và hiệu quả, so với hỏa lực của M109 cũđạt gấp ba lần .
3. Tàu ngầm Type 212:
Type 212 là loại tàu ngầm động cơ diesel tiên tiến nhất trong NATO. Type 212 là tàu ngầm điện diesel siêu êm được thiết kế để tuần tra các vùng biển Baltic và Địa Trung Hải. Một hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP) cho phép Type 212 lặn liên tục trong thời gian đến ba tuần không cần nổi lên lấy không khí.
Tàu ngầm Type 212
Có lượng giãn nước 1.450 tấn, Type 212 là tàu ngầm nhỏ với thủy thủ đoàn dưới 30 người. Mặc dù kích thước nhỏ, 212 có một phạm vi tuần tra rất dài lên đến 15.000 km khi nổi hoặc từ 780 đến 3.000 km khi lặn sâu dưới mặt nước, tùy thuộc vào tốc độ. Type 212 của quân đội Đức được trang bị các ngư lôi dẫn đường DM2A4, trong khi 212 của Ý được trang bị ngư lôi hạng nặng "Cá mập đen".
4. Súng trường tấn công Colt Canada C7A1:
Colt Canada - một chi nhánh của Công ty Sản xuất Colt - chuyên sản xuất vũ khí loại nhỏ dựa trên mô hình M-16 cho Canada. Không giống như công ty mẹ, Colt Canada đã sản xuất được loại súng có thể phục vụ các nước NATO. Canada, Anh, Hà Lan và Đan Mạch tất cả đều trang bị cho lực lượng vũ trang của mình súng trường Colt Canada.
Loại súng trường chính, C7A1, là một biến thể của M16A3. Nó có cùng nòng súng hai mươi inch như M16A3, hoạt động bán tự động và tự động hoàn toàn. (Colt M16A2, mặt khác, chỉ có thể bắn bán tự động) Một khẩu súng trường thứ hai, C8, thay thế nòng súng ngắn hơn 14,5 inch và rất giống với khẩu M4 carbine của quân đội Hoa Kỳ và Thủy quân lục chiến. Tốc độ bắn của cả hai khẩu súng là giống nhau: 750-950 viên đạn mỗi phút và đều có thể nạp băng đạn tiêu chuẩn 30 viên của NATO.
Súng trường tấn công Colt Canada C7A1
5. Súng máy FN MAG:
Súng máy FN MAG do Fabrique Nationale của Bỉ sản xuất trong những năm đầu thập niên 1950, khi quân đội các nước trên thế giới cùng chung mục đích, khái niệm về súng máy. Các súng máy MAG đã được sử dụng bởi hầu như tất cả các nước NATO, bao gồm Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Hy Lạp, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và cả Hoa Kỳ. Tốc độ bắn là 650-950 viên đạn mỗi phút, và MAG có một hệ thống thay đổi nhanh chóng để thay thế nòng súng quá nóng. Súng có thể được bắn từ các tư thế nằm bò, để bên hông, trên giá ba chân, hoặc gắn trên máy bay trực thăng và xe bọc thép.
Súng máy FN MAG
Mặc dù đã tồn tại gần 70 năm nhưng MAG vẫn được sản xuất và không cho thấy dấu hiệu của sự lỗi thời, chỉ có cải tiến nhỏ để giảm trọng lượng súng mà thôi.
Theolaodong.com.vn
Sức mạnh tàu sân bay Mỹ đang chiến đấu chống IS ở Syria Vào hôm thứ 3 (29/12), tàu sân bay Harry S. Truman của Hải quân Mỹ đã phát động cuộc tấn công đầu tiên trên Vịnh Ba Tư. Tàu sân bay Mỹ Harry S.Truman. Hải quân Mỹ cho biết, lần đầu tiên tàu sân bay Harry S.Truman của quân đội Mỹ đã phát động các sứ mệnh tấn công lực lượng khủng bố IS...