Quản lý thị trường Đà Nẵng cố tình để quá hạn tạm giữ, trả hàng vi phạm?
Sau hết 60 ngày tạm giữ tang vật (khoảng 7 tấn mì chính), Chi cục Quản lý thị trường Đà Nẵng trả toàn bộ số hàng này cho Cty Hà Trung Hậu.
Đà Nẵng đang giữ 7 tấn mì chính nghi là xâm phạm quyền nhãn hiệu hàng hóa
Như Báo Giáo dục Việt Nam đã đưa tin, vừa qua, Chi cục Quản lý thị trường TP Đà Nẵng tạm giữ một số lượng mì chính (bột ngọt) lớn (khoảng 7 tấn) vì bị nghi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa theo Luật Sở hữu trí tuệ.
Số mì chính bị tạm giữ là của Công ty TNHH sản xuất – thương mại Hà Trung Hậu (địa chỉ số 28, đường số 3, Cư xá Chu Văn An, phường 26, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) phân phối cho chi nhánh ở Đà Nẵng.
Thông tin ghi trên bao bì, mì chính Ajino-Takara được sản xuất bởi Công ty Hà Trung Hậu, nguyên liệu nhập khẩu từ Thái Lan.
Số mì chính này bị nghi ngờ là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Ba chữ tượng hình” được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 169 của Công ty Ajinomoto Co.,INC (Tokyo, Nhật Bản).
Gói mì chính (bột ngọt) gắn dấu hiệu “Ajino-Takara” bị nghi ngờ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Ba chữ tượng hình” của Ajinomoto.
Phía Công ty Ajinomoto cũng đã gửi mẫu vật là hai gói mì chính có gắn dấu hiệu “Ajino-Takara và hình” đề nghị Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học & Công nghệ) giám định để phục vụ việc xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Kết luận của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ đã nêu rõ, dấu hiệu “Ba chữ tượng hình” gắn trên sản phẩm mì chính như thể hiện tại mẫu vật giám định là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Ba chữ tượng hình” được bảo hộ của Công ty Ajinomoto Co.,INC (Tokyo, Nhật Bản).
Video đang HOT
Tuy nhiên, Chi cục Quản lý thị trường Đà Nẵng cho rằng, chỉ dựa vào kết luận của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ thì chưa xử phạt được Công ty Hà Trung Hậu.
Để đầy đủ cơ sở pháp lý để xử lý thì Chi cục Quản lý thị trường, Sở Khoa học & Công nghệ TP Đà Nẵng đã gửi văn bản ra Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học & Công nghệ) để trưng cầu giám định, làm căn cứ xử lý.
“Ba chữ tượng hình” bị coi là tương tự với nhãn hiệu “Ba chữ tượng hình” của Công ty Ajinomoto.
Nhưng khi nào Cục Sở hữu trí tuệ có văn bản trả lời thì theo như lời của ông Lữ Bằng, Phó GĐ Sở Công thương kiêm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TP Đà Nẵng thì…chưa biết.
“Có thể một vài tháng hoặc…hơn 1 năm”, ông Bằng nói.
Trong lúc đang chờ, thì ngày 21/8, Chi cục Quản lý thị trường Đà Nẵng có Văn bản số 508/QLTT-TTPC về việc xử lý hàng hóa vượt quá thời hạn tạm giữ, chính ông Lữ Bằng ký, gửi Đội Quản lý thị trường số 8 (thuộc Chi cục Quản lý thị trường Đà Nẵng).
Văn bản nêu rõ: “Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Chi cục QLTT có ý kiến chỉ đạo cụ thể như sau: Đối với việc tạm giữ hàng hóa của chi nhánh Cty TNHH SX-TM Hà Trung Hậu đến nay đã hết thời hạn 60 ngày tạm giữ tang vật.
Vì vậy, Đội Quản lý thị trường số 8 phải ban hành Quyết định trao trả toàn bộ số tang vật đang được tạm giữ của chi nhánh Cty TNHH SX-TM Hà Trung Hậu”.
Có nghĩa là ngày 24/8 tới đây (tạm giữ hàng từ ngày 24/6), số tang vật (khoảng 7 tấn mì chính) sẽ được phía Chi cục Quản lý thị trường trao trả lại cho chi nhánh Công ty TNHH SX-TM Hà Trung Hậu.
Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi liệu có phải Chi cục Quản lý thị trường Đà Nẵng có cố tình tạo tình huống để quá hạn tạm giữ để trả hàng không phạt?
Trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam chiều 22/8, ông Lữ Bằng thừa nhận có việc chủ trương trả lại số tang vật này cho chi nhánh Cty TNHH SX-TM Hà Trung Hậu.
“Tạm thời chúng tôi giao trách nhiệm cho phía Cty Hà Trung Hậu người ta tự quản số hàng đó, đồng thời Chi cục QLTT niêm phong, giữ số hàng như cũ, chờ ý kiến cơ quan cấp trên. Số hàng này Cty Hà Trung Hậu không được tự bán, tiêu thụ đi bất kỳ nơi đâu hết”, ông Bằng nói thêm.
Văn bản về việc xử lý hàng hóa vượt quá thời hạn tạm giữ.
Ông Bằng cũng cho biết đã làm văn bản gửi cho Cục Sở hữu trí tuệ hai lần rồi, nhưng chưa có câu trả lời, nên phải chờ thôi.
Như vậy, nghi vấn về việc Quản lý thị trường Đà Nẵng kéo dài thời gian xử lý để trả hàng có dấu hiệu vi phạm là có cơ sở.
Chúng tôi sẽ tiếp tục trở lại vấn đề này sau khi có được ý kiến từ Cục sở hữu trí tuệ cũng như các chuyên gia pháp lý.
THÙY LINH
Theo giaoduc
Bị kiểm tra, bỏ 4 thùng hàng lậu để tháo chạy
Công an tỉnh Lạng Sơn vừa cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Văn Lãng đang xác minh, làm rõ chủ nhân của lô hàng gồm tổng cộng 65.000 vỏ bao bì mì chính nhãn hiệu AJINOMOTO nghi giả.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 16h ngày 27/5, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại khu vực biên giới thuộc thôn Cốc Nam, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, Lạng Sơn, Đội CSĐT tội phạm về kinh tế và chức vụ, Công an huyện Văn Lãng đã phát hiện một đối tượng nghi vấn đang vận chuyển hàng lậu từ biên giới vào nội địa.
Khi lực lượng chức năng yêu cầu dừng xe để kiểm tra, đối tượng đã không chấp hành mà tăng tốc bỏ chạy.
Tang vật cơ quan chức năng thu giữ tại hiện trường.
Bị lực lượng chức năng truy đuổi, đối tượng nhanh chóng dùng dao cắt dây bỏ lại hàng và chạy thoát.
Tại hiện trường, lực lượng chức năng thu giữ toàn bộ số hàng gồm vỏ bao bì mì chính AJINOMOTO nghi giả với tổng cộng 65.000 vỏ bao loại 500gam và 1kg.
Toàn bộ số hàng trên đều không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, được xác định có xuất xứ từ Trung Quốc.
Cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh làm rõ.
Q. Đô
Theo Dantri
Hai 2 người làm giả hàng nghìn lõi lọc nước Để thu lợi nhuận cao, thanh niên 26 tuổi nghĩ cách in hình, khắc nhãn hiệu để làm giả hàng nghìn lõi lọc nước của một hãng nổi tiếng. Theo cáo buộc, năm 2010, Trần Văn Phương (26 tuổi, ở huyện Thanh Trì, Hà Nội) mở cửa hàng bán thiết bị lọc nước. 4 năm sau, anh ta tiếp tục mở cửa hàng...