Quản lý sử dụng vỉa hè đảm bảo quyền ưu tiên cho người đi bộ
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình – Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và triển khai nhiệm vụ công tác quý II năm 2017.
Theo đó, nhằm mục tiêu kéo giảm số vụ tai nạn giao thông, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông từ 5-10%; giảm số vụ ùn tắc giao thông, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục đổi mới phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, xây dựng văn hoá giao thông; hoàn thiện chương trình đào tạo gắn liền giữa lý thuyết với thực hành về văn hoá giao thông và đưa vào chương trình chính khoá trong trường phổ thông.
Cần trả lại vỉa hè cho người đi bộ. Ảnh: Giadinh.net.
Đây mạnh truyền thông về văn hoá giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội và những môi trường thông tin phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của giới trẻ; phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị-xã hội, tổ chức tôn giáo, hiệp hội nghề nghiệp đồng thời xây dựng các tác phẩm văn hoá, nghệ thuật dân tộc để tuyên truyền về văn hoá giao thông.
Bên cạnh đó, khẩn trương nghiên cứu, lập và triển khai đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm quốc gia như tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam, Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, sớm trình xin chủ trương để lập và đầu tư Dự án tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, các tuyến Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai; Biên Hoà – Vũng Tàu; TP.HCM – Lộc Ninh… gắn với điều chỉnh lại quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và sử dụng đất của các trung tâm kinh tế – chính trị – xã hội nhằm nâng cao năng lực kết nối quốc gia và vùng, tạo sức hấp dẫn đầu tư, gia tăng cơ hôi việc làm cho các đô thị trung bình (loại 1, loại 2) nhằm làm giảm mức độ di dân cơ học về Hà Nội, TP.HCM, giảm áp lực về giao thông, môi trường và an sinh xã hội.
Video đang HOT
Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống dịch vụ vận tải trong đó chú trọng nâng cao năng lực, chất lượng và giảm giá thành vận tải hành khách bằng đường hàng không; nâng cao năng lực và giảm giá thành vận tải hàng hoá của các phương thức vận tải đường sắt, đường thuỷ nội địa, hàng hải, đường sắt; tăng cường phát triển dịch vụ logistics và kết nối đa phương thức nhằm thu hút nhu cầu vận tải hàng hoá và hành khách, giảm sự phụ thuộc vào vận tải đường bộ, giúp giảm tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng các tuyến đường sắt đô thị và vận tải công cộng khối lượng lớn theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hà Nội và TP.HCM, đảm bảo kết nối thuận tiện và gắn với tiến độ đầu tư phát triển các khu đô thị, các trung tâm thương mại và dân cư lớn; đồng thời nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ xe buýt trong các đô thị; tổ chức các tuyến xe khách liên tỉnh hoạt động theo mô hình xe buýt với lộ trình, tần suất ổn định để thu hút hành khách đi lại bằng dịch vụ công cộng, giảm mức độ sử dụng phương tiện cá nhân.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, phát triển giao thông thông minh, khẩn trương nghiên cứu, lập dự án đầu tư trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị thông minh với năng lực giám sát, điều hành trực tuyến hoạt động giao thông, vận tải công cộng, hướng dẫn người dân đi lại đồng thời có khả năng giám sát và hỗ trợ xử lý vi phạm tại các thành phố trực thuộc trung ương, sau đó nghiên cứu áp dụng đối với các địa phương khác.
Theo Danviet
Vì sao khởi tố vụ cầm bút bi chống đối dẹp lấn chiếm vỉa hè?
"Về phương diện pháp lý có thể khởi tố vụ án chống người công vụ với hành vi ngăn cản việc dẹp lấn chiếm vỉa hè, nhưng khi nào áp dụng là vấn đề cần cân nhắc", luật sư Vinh nêu quan điểm.
Một cán bộ đô thị phường bị đâm bị thương khi dẹp vỉa hè (ảnh minh họa).
Trong thời gian qua, các cấp chính quyền địa phương trên cả nước quyết tâm ra quân thực hiện chiến dịch lấy lại vỉa hè cho người đi bộ, siết chặt kỷ cương, văn minh đô thị đã được nhiều người dân ủng hộ. Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, cũng còn không ít trường hợp để lại những băn khoăn trong dư luận xã hội về cách tiếp cận và giải quyết vụ việc. Bất luận trong trường hợp nào, người dân cũng luôn mong muốn có cách xử lý hợp tình hợp lý để người vi phạm tâm phục, khẩu phục, tự nguyện khắc phục và không tái phạm.
Sự việc gần đây, công an khởi tố vụ án để điều tra tội Chống người thi hành công vụ khi một chủ tiệm tạp hoá đã vò biên bản vi phạm, dùng bút bi đâm cán bộ phường khi anh này đang làm nhiệm vụ xử lý lấn chiếm vỉa hè, đã đặt ra câu hỏi liệu xử lý hình sự trong trường hợp này có nghiêm khắc quá không?
Xét trên phương diện pháp lý, hành vi nói trên được xác định là chống người thi hành công vụ. Tuy nhiên, đã đến mức phải xử lý bằng hình sự hay chưa là vấn đề cần cân nhắc.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Bộ luật Hình sự năm 1999, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân...
Theo khoản 4 điều này, những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
Để xác định đã thuộc trường hợp "đáng kể" hay chưa đối với Tội chống người thi hành công vụ cần phải căn cứ các quy định cụ thể của tội danh này.
Theo quy định tại Điều 257 về tội Chống người thi hành công vụ, người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Điều luật không quy định chi tiết dùng vũ lực đến mức nào bị coi là phạm tội Chống người thi hành công vụ cũng như "thủ đoạn khác" là những hành vi như thế nào. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử về tội này thì thủ đoạn khác thông thường là lăng mạ, bôi nhọ hoặc vu khống người thi hành công vụ.
Bên cạnh việc chống người thi hành công vụ bị xử lý hình sự thì hành vi này cũng có thể chỉ bị xử phạt hành chính. Theo khoản 3 Điều 20 Nghị định số 167/2013, hành vi "dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ" bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.
Như vậy có thể thấy Bộ luật Hình sự cũng như Nghị định 167/2013/NĐ-CP chưa quy định rõ ranh giới phân biệt trường hợp vi phạm đến mức độ nào thì được xem là chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và bị xử phạt vi phạm hành chính, trường hợp nào sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi chống người thi hành công vụ. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
Thực tiễn một vụ việc chống người thi hành công vụ được giải quyết theo hướng nào phụ thuộc rất nhiều vào đánh giá chủ quan của các cơ quan chức năng chứ chưa hẳn phụ thuộc vào tính chất, mức độ hành vi của người vi phạm. Tuy nhiên, việc giải quyết có tình, có lý luôn được xã hội hoan nghênh.
Một minh chứng điển hình là vừa qua Phó chủ tịch quận 1, TP.HCM Đoàn Ngọc Hải đã quyết định để lại cầu thang lấn chiếm vỉa hè của một nhà trên đường Trần Hưng Đạo do đây là lối đi của gia đình bà cụ 80 tuổi. Người dân nói chung cũng như bản thân người vi phạm nói riêng đều cảm thấy hài lòng, cảm nhận được tính nhân văn của chính quyền khi xử lý vi phạm.
Theo Luật sư Vũ Tiến Vinh (VNE)
Giải cứu em gái của bạn, bị đồng bọn đâm nhầm tử vong Trong lúc hỗn loạn Đức dùng cây phơi đồ đâm nhầm đồng bọn khiến nạn nhân tử vong. Đức đâm chết đồng bọn trong lúc hỗn chiến rồi bỏ trốn hơn 10 năm Ngày 28/3, TAND câp cao tai TP.HCM mở phiên xét xử đôi vơi bi cáo Nguyễn Minh Đức (SN 1982, ngụ quận Tân Bình, TPHCM) về tội Giết người. Theo...