Quản lý sử dụng đất nông – lâm trường: Rà soát quỹ đất trên… sổ sách
Ngày 13.12, Bộ NNPTNT đã họp tổng kết về quản lý, sử dụng đất trong các nông-lâm trường (NLT) quốc doanh. Sau gần 10 năm thực hiện Nghị quyết 28 của Chính phủ về rà soát quản lý đất (2003), thực trạng đáng lo ngại là hàng trăm lâm trường vẫn trong tình thế “bình mới, rượu cũ” khi vẫn còn nhiều vướng mắc về sử dụng đất.
Nhiều NLT vẫn trong tình trạng lãng phí quỹ đất. Ảnh: D.H
“Bình mới, rượu cũ”
Theo chủ trương của Nghị quyết 28, 187 NLT phải sắp xếp, đổi mới trên nhiều lĩnh vực, trong đó tập trung cho vấn đề rà soát quản lý, sử dụng quỹ đất. Theo đó, Bộ NNPTNT cho biết, từ 187 NLT đã liên tục chuyển đổi thành các hình thức DN như các Cty TNHH một thành viên, Cty liên doanh, Cty cổ phần… và giải thể 23 nông trường hoạt động kém hiệu quả. Tương tự, 256 lâm trường quốc doanh trên cả nước sau khi sắp xếp cũng đổi tên thành các Cty cổ phần, ban quản lý rừng hoặc các Cty TNHH (số này chiếm nhiều nhất với 148 Cty).
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, sau khi sắp xếp, diện tích đất các lâm trường quản lý giảm mạnh với trên 50%, chủ yếu giao về cho địa phương quản lý hoặc trực tiếp giao lại cho người dân có nhu cầu sử dụng. Điều này đồng nghĩa với việc diện tích đất thực sử dụng của các NLT đã được cải thiện đáng kể, tỉ lệ tự tổ chức sản xuất của các lâm trường- theo Tổng cục Lâm nghiệp- đạt 90,5%.
Tuy nhiên, qua khảo sát của Bộ NNPTNT, phần lớn các NLT đã tiến hành rà soát quỹ đất, nhưng công việc này chỉ thực hiện theo… số liệu trên sổ sách. Trong 56 NLT được rà soát vào năm 2011, chỉ 16 đơn vị thực hiện rà soát, đo đạc thực tế, số còn lại chỉ rà soát trên giấy tờ.
Video đang HOT
Thậm chí, có GĐ Cty lâm nghiệp còn không nắm được Cty mình có bao nhiêu đất (Cty lâm nghiệp Đăk Song, Đắc Nông). Nguyên nhân được cho là thiếu kinh phí, ngân sách địa phương không đảm bảo, một số đơn vị thì chưa quyết tâm triển khai. Diện tích đất tranh chấp, lấn chiếm thậm chí còn tăng hơn so với trước sắp xếp rà soát (đất tranh chấp tăng từ hơn 282ha lên đến gần 2.400ha, đất lấn chiếm tăng từ hơn 5.400ha lên gần 6.400ha).
Tiếp tục.. rà soát
Về sử dụng quỹ đất các NLT, Phó BCĐ đổi mới và phát triển DN – ông Phạm Quốc Danh- nhìn nhận: “10 năm là khoảng thời gian đủ để khẳng định một quyết sách phù hợp với thực tế hay không. Lời hứa với Chính phủ là hết năm 2012 về cơ bản phải hoàn thành việc rà soát đất NLT, nhưng hôm nay, đã gần hết năm rồi mà thực trạng vẫn quá ngổn ngang. Bộ buộc phải nợ việc này và tiếp tục tiến hành rà soát và lùi báo cáo Chính phủ vào quý I/2013″. Theo ông Danh, hiện nhiều đơn vị không làm theo trình tự của Luật Đất đai (đặc biệt là các Cty cổ phần), theo đó quỹ đất không ai quản lý dẫn đến việc mượn và thuê đất rất bát nháo.
Trước tình trạng quá bộn bề của quản lý, sử dụng quỹ đất các NLT, Bộ TNMT cho hay kiểu gì cũng phải… tiếp tục rà soát, đánh giá lại tình hình sử dụng đất của từng NLT, tiếp tục xem xét giải thể các NLT sử dụng đất thiếu hiệu quả, để hoang hóa quá nhiều hoặc quản lý yếu kém gây lãng phí đất.
Cả nước có 664 NLT. Trong đó, có 235 nông trường, 167 lâm trường và 262 ban quản lý rừng. Tổng diện tích đất các NLT cả nước đang quản lý sử dụng chiến hơn 6,8 triệu hécta. Sau khi sắp xếp, rà soát theo NQ 28, diện tích các NLT trả lại cho địa phương là hơn 735.700ha. D.H
Theo laodong
Đóng phí xe máy như... thuế đất phi nông nghiệp
Trước những băn khoăn của người dân về các khoản thu khi Quỹ bảo trì đường bộ có hiệu lực từ 1/1/2013, Bộ Tài chính vừa có những giải đáp về việc này.
Theo Bộ Tài chính, người dân sẽ đóng phí xe máy bằng việc kê khai tương tự như thuế phi nông nghiệp. Ảnh: Trọng Đảng.
Theo Thông tư 197 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu, nộp phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện có hiệu lực từ ngày 1/1/2013 với mức thu từ 130.000 - 1.040.000 đồng/tháng đối với ô tô và từ 50.000 - 150.000 đồng/năm đối với xe máy.
Trả lời về thu theo đầu phương tiện có đảm bảo công bằng? Bộ Tài chính cho rằng, các phương án thu phí sử dụng đường bộ đều có ưu nhược điểm nhất định và khó có phương án nào đảm bảo công bằng tuyệt đối.
Trước đây đã thực hiện thu lệ phí giao thông qua giá xăng dầu (theo Nghị định số 186/CP ngày 7/12/1994 của Chính phủ về thu phí giao thông qua giá xăng dầu), nhưng do có nhiều bất cập như phải loại trừ xăng dầu dùng cho sản xuất, vận tải đường không, vận tải đường thuỷ,... Năm 2001, đã chuyển đổi sang phương thức thu phí qua trạm, tuy nhiên, theo phương thức này thì chỉ có xe qua trạm thu phí mới phải nộp phí nên cũng chưa đảm bảo công bằng.
Đối với một số trường hợp xe không sử dụng được, Thông tư cũng đã có quy định xe không chịu phí như: xe bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai; bị tịch thu hoặc bị tai nạn phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên, đồng thời, có quy định miễn thu phí đối với xe máy của các hộ nghèo, xe cứu thương, cứu hỏa...
Phường, xã có thể tổ chức cho tổ dân phố, thôn, xóm triển khai hướng dẫn các hộ trên địa bàn thực hiện việc kê khai tương tự như kinh nghiệm đã có trong thực hiện một số khoản thu đã giao tổ dân phố, thôn xóm tổ chức hướng dẫn kê khai, thu nộp (như thuế sử dụng đất phi nông nghiệp).
Về ý kiến sẽ có nhiều khó khăn trong việc triển khai thu phí đối với xe máy và phụ thuộc vào sự tự giác của người dân, Bộ Tài chính thừa nhận, việc triển khai thu phí đối với xe máy năm đầu tuy có khó khăn nhất định do xã, phường chưa có số liệu thống kê về số lượng xe máy trên địa bàn.
Tuy nhiên, phường, xã có thể tổ chức cho tổ dân phố, thôn, xóm triển khai hướng dẫn các hộ trên địa bàn thực hiện việc kê khai tương tự như kinh nghiệm đã có trong thực hiện một số khoản thu đã giao tổ dân phố, thôn xóm tổ chức hướng dẫn kê khai, thu nộp (như thuế sử dụng đất phi nông nghiệp).
Trên cơ sở số liệu kê khai, xã, phường có thể thống kê lượng phương tiện hiện có để làm căn cứ thu phí và làm cơ sở cho việc thực hiện các năm sau mà không cần phải yêu cầu các hộ phải kê khai lại mà chỉ phải khai biến động tăng, giảm phương tiện.
Xóa bỏ trạm thu phí Nhà nước từ 1/1/2013
Về băn khoăn khác của người dân về các trạm thu phí khi Quỹ bảo trì đã đi vào hoạt động, Bộ Tài chính cho biết, theo Đề án của Bộ GTVT khi xây dựng Nghị định 18 thì khi thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện sẽ bãi bỏ thu phí qua các trạm thu phí nộp ngân sách nhà nước; đối với các trạm đã chuyển quyền thu phí, trạm thu phí BOT thì đến khi hoàn vốn đầu tư sẽ xóa bỏ.
Hiện Bộ GTVT đang trình Thủ tướng Chính phủ phương án xoá bỏ các trạm thu phí nộp ngân sách Nhà nước để xóa bỏ ngay khi thu phí theo đầu phương tiện (1/1/2013).
Về việc đóng phí nhưng không được sử dụng đường tốt, Bộ Tài chính có ý kiến: Chất lượng hệ thống giao thông đường bộ nước ta hiện nay còn hạn chế và đòi hỏi nguồn kinh phí cho duy tu, bảo dưỡng rất lớn, trong khi nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu, số còn lại phải bảo đảm từ nguồn thu phí.
Do vậy, nguồn thu phí đóng vai trò quan trọng cho việc duy tu, bảo dưỡng hệ thống đường bộ, kịp thời sửa chữa những đoạn đường bị xuống cấp, đảm bảo an toàn giao thông.
Việc nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ đòi hỏi không chỉ nguồn lực tài chính mà cần có thời gian và việc thu phí, quản lý, sử dụng có hiệu quả tiền phí sử dụng đường bộ cũng sẽ góp phần quan trọng vào việc đẩy nhanh quá trình nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông đường bộ nêu trên.
Theo xahoi
Quảng Nam: Dân bán tháo trâu bò, đồ đạc vì tin đồn ngày tận thế Một tuần lại đây, tại xã Tiên Mỹ, Tiên Phước xuất hiện tin đồn vì sợ ngày tận thế (21/12) nên một số người dân đã bán tháo trâu bò, đồ đạc trong nhà. Người dân lo sợ 21/12 sẽ là ngày cuối cùng của Trái Đất (Ảnh minh họa) Những ngày qua, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền bác bỏ...