Quản lý rủi ro thiên tai để mở cánh cửa phát triển bền vững
Các hiện tượng thời tiết cực đoan đã gia tăng gấp đôi trong vòng 20 năm, những thảm họa liên quan đến khí hậu cũng tăng đột biến, từ hơn 4.000 vụ trong giai đoạn 1980-1999 lên 7.348 vụ trong giai đoạn 2000-2019.
Một hồ nước khô cạn do nắng nóng kéo dài tại Ajmer, Ấn Độ ngày 2/6/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo cáo của Văn phòng Liên hợp quốc về giảm thiểu rủi ro thiên tai (UNDRR), công bố nhân Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai 13/10, một lần nữa nhấn mạnh tính cấp bách của vấn đề này, khi những tác động của thiên tai đang trở nên tàn khốc hơn do cuộc khủng hoảng COVID-19. Báo cáo cũng chỉ rõ biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính làm gia tăng hiện tượng thời tiết cực đoan gây thảm họa thiên tai, và nắng nóng sẽ là mối nguy hiểm lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt trong thập niên tới. Thực tế này khiến vấn đề quản lý rủi ro thiên tai và tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu ngày càng quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới.
Những năm gần đây, thiên tai trên thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, cực đoan, bất thường, gây thiệt hại nặng nề về vật chất và sinh mạng con người. Theo UNDRR, tần suất các hiện tượng thời tiết cực đoan liên quan tới biến đổi khí hậu, trong đó có lũ lụt, mưa bão, hạn hán… gia tăng đáng kể trong 20 năm qua đã khiến 1,23 triệu người thiệt mạng, ảnh hưởng đến cuộc sống của 4,2 tỷ người và gây thiệt hại kinh tế 2.970 tỷ USD. So sánh giai đoạn 2000-2019 với giai đoạn 20 năm trước đó, số đợt lũ lụt lớn tăng hơn gấp đôi lên 3.254 đợt. Số lượng các cơn bão lớn tăng từ con số 1.457 lên 2.034. Riêng năm ngoái, thế giới đối mặt với 820 thảm họa tự nhiên, gây tổng thiệt hại 150 tỷ USD và cướp đi sinh mạng của khoảng 9.000 người.
Đặc biệt, từ đầu năm 2020 đến nay, khi đại dịch COVID-19 bùng phát, khiến 40 triệu người nhiễm, hơn 1 triệu người tử vong và tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội toàn thế giới, thiên tai vẫn hoành hành và làm trầm trọng thêm những thiệt hại mà virus SARS-CoV-2 gây ra. Tại châu Á, khu vực hứng chịu nhiều thiên tai nhất trong 20 năm qua, cũng được dự báo là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất do thiên tai trong thập niên tới, lũ lụt nghiêm trọng ở Trung Quốc hết đợt này tới đợt khác kéo dài từ tháng 7 tới tháng 8 vừa qua khiến nhiều địa phương phải nâng mức phản ứng khẩn cấp lên cao nhất. Giới chuyên gia cảnh báo lũ lụt năm nay ở Trung Quốc không phải một thảm họa thiên nhiên đơn lẻ, mà gồm hàng loạt đợt lũ nhỏ hơn diễn ra dàn trải, khiến số thương vong tăng mạnh.
Chỉ trong hơn 1 tháng qua, gần 50% diện tích đất nước Bangladesh chìm trong đợt lũ lụt kéo dài nhất trong hơn hai thập niên qua, khiến trên 5 triệu người bị mất nhà cửa; hầu hết các bang của Ấn Độ chịu cảnh ngập lụt, buộc hơn 8 triệu người phải sơ tán, càng làm tăng thêm những khó khăn của người dân đang bị mất kế sinh nhai vì COVID-19. Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… cũng ứng phó với các trận thiên tai gây thiệt hại nặng nề.
Tại Việt Nam, tuy không diễn ra dồn dập và khốc liệt, nhưng thiên tai ngày càng mang nhiều yếu tố cực đoan. Từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 16 loại hình thiên tai. Đặc biệt, trong những ngày qua, hoàn lưu bão số 6 gây mưa lớn, ngập lụt tại miền Trung và Tây Nguyên đã khiến ít nhất 18 người thiệt mạng, 14 người mất tích và nhiều người bị thương, hơn 150 nghìn ngôi nhà sập đổ, bị ngập, hư hỏng nặng. Hàng nghìn ha hoa màu bị nhấn chìm trong biển nước, hàng trăm hồ thủy lợi lớn nhỏ bị đe dọa, nhiều tuyến giao thông huyết mạch bị chia cắt. Nhiều tỉnh miền Trung đối mặt với nguy cơ “lũ chồng lũ”…
Nhà cửa bị nước lũ nhấn chìm tại tỉnh Kumamoto, Nhật Bản ngày 4/7/2020. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Những thảm họa khí hậu như vậy đang tạo thêm áp lực đối với các nước, trong bối cảnh cả thế giới phải gồng mình đối phó với cuộc khủng hoảng đại dịch COVID-19 “một trăm năm mới xảy ra một lần”, đẩy nền kinh tế toàn cầu tới bên bờ vực suy thoái. Trước đó, LHQ cũng thống kê thiệt hại kinh tế trực tiếp do các thảm họa liên quan tới khí hậu đã tăng tới 250% trong 20 năm qua.
Chuyên gia Debarati Guha-Sapir ở Trung tâm Nghiên cứu về dịch tễ học do thiên tai tại Đại học Louvain, Bỉ, cảnh báo nhân loại sẽ đối mặt với một tương lai “rất mờ mịt” nếu các hiện tượng thời tiết cực đoan tiếp tục gia tăng theo cấp độ này trong 20 năm tới. Khi đó, thêm nhiều người sẽ trở thành nạn nhân của tình trạng khẩn cấp về khí hậu.
Trước thực tế đáng báo động này, chủ đề của Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai năm nay là “Quản lý rủi ro thiên tai”, bởi quản trị tốt chính là con đường giảm thiểu rủi ro hiệu quả, trong khi quản trị yếu kém được coi như một yếu tố làm gia tăng mức độ rủi ro thiên tai. Chủ đề này còn nhằm truyền tải thông điệp rằng, rất nhiều thảm họa có thể phòng tránh nếu các nước có một chiến lược giảm thiểu rủi ro thiên tai để quản lý và giảm mức độ của các rủi ro đang hiện hữu, cũng như tránh tạo gây ra những rủi ro mới.
Đặc phái viên Tổng Thư ký LHQ về giảm thiểu rủi ro thiên tai, người đứng đầu UNDRR Mami Mizutori khẳng định: “bài học từ thảm họa tồi tệ nhất cho tới nay của thế kỷ 21 là nếu không tăng cường quản lý rủi ro thiên tai để đối mặt với thách thức của các mối đe dọa hiện hữu, chúng ta sẽ lặp lại sai lầm đã mắc phải trong 8 tháng qua, vốn phải trả giá bằng rất nhiều sinh mạng và gây thiệt hại sức khỏe, kinh tế, phúc lợi xã hội của hàng triệu người. Nếu muốn để lại một hành tinh kiên cường hơn cho các thế hệ tương lai, đã đến lúc để nâng tầm kế hoạch.”
Chính cuộc khủng hoảng COVID-19 càng cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của quản lý rủi ro trong kiểm soát đại dịch, nhất là khi hệ thống giảm thiểu rủi ro có khả năng phân tích rủi ro, nhận diện điểm yếu và điểm mạnh trong các lĩnh vực khác, điều mà riêng lĩnh vực y tế không làm được. Cuộc khủng hoảng đại dịch COVID-19 và tình trạng khẩn cấp về khí hậu đã chứng tỏ rằng cần có tầm nhìn, kế hoạch rõ ràng. Điều này đòi hỏi cần có các chiến lược quốc gia và địa phương để giảm thiểu rủi ro thiên tai, thực hiện Khung hành động Sendai được Đại hội đồng LHQ ban hành năm 2015. Thế giới cần những chiến lược giải quyết không chỉ các nguy cơ đơn lẻ như bão tố hay lũ lụt, mà cần ứng phó với các rủi ro có tính hệ thống do các bệnh truyền nhiễm từ động vật, các cú sốc khí hậu và đổ vỡ môi trường.
Bên cạnh đó, quản lý rủi ro thiên tai đang bước vào giai đoạn quan trọng, không chỉ vì đại dịch COVID-19 đã tạo ra “bài sát hạch bất ngờ” mà năm nay cũng là năm kết thúc Mục tiêu E của Khung hành động Sendai về giảm thiểu rủi ro thiên tai (2015-2030), trong đó kêu gọi “tăng đáng kể số lượng các nước có chiến lược quốc gia và địa phương để giảm thiểu rủi ro vào năm 2020″.
Video đang HOT
Quản lý rủi ro thiên tai tốt có thể được đo lường bằng những sinh mạng được cứu sống, giảm bớt số nạn nhân của thiên tai và giảm thiệt hại kinh tế. Đã có nhiều bằng chứng cho thấy, quản trị rủi ro thiên tai tốt bắt nguồn từ sự hợp tác và liên minh giữa các cơ chế và thể chế nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai và mở đường hướng tới phát triển bền vững. Khoa học và công nghệ cũng trở thành đồng minh quan trọng của quản trị rủi ro tốt. Việc thu thập dữ liệu và thông tin cho phép xây dựng các dự báo về các mối đe dọa và các kịch bản rủi ro, nhằm giảm tác động của thiên tai.
Nhiều phương tiện bị ngập trong bùn đất sau những trận mưa lớn do ảnh hưởng của bão Alex tại Breil-sur-Roya, đông nam nước Pháp, ngày 4/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông điệp nhân Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai năm nay, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres cho rằng, đại dịch COVID-19 đã tăng thêm sự chú ý đối với tầm quan trọng của việc tăng cường giảm thiểu rủi ro thiên tai, đồng thời cũng cho thấy, rủi ro hệ thống đòi hỏi sự hợp tác quốc tế, đòi hỏi cam kết chính trị ở cấp cao nhất để thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững và Khung hành động Sendai về giảm thiểu rủi ro thiên tai.
LHQ nhấn mạnh cần phòng ngừa thiên tai, chứ không chỉ phản ứng. Con người không thể ngăn chặn thiên tai, nhưng có thể ngăn nó biến thành một thảm họa, bằng cách giảm thiểu tác động, nghiên cứu về nguy cơ, hợp tác với nhau, xem xét các chính sách và giúp cộng đồng có khả năng chống chọi tốt hơn. Tăng cường đầu tư, quy hoạch đô thị tốt hơn, nâng cao nhận thức, cập nhật kiến thức khoa học, giáo dục, sự tham gia của cộng đồng… sẽ giúp cứu sống nhiều sinh mạng và tiết kiệm tiền bạc. Mỗi lựa chọn của con người đều sẽ quyết định thế giới sẽ trở nên kiên cường hơn hay dễ bị tổn thương hơn trước thiên tai, như người đứng đầu Văn phòng UNDRR tại khu vực châu Mỹ – Caribe, ông Raúl Salazar đã khẳng định: “Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm giảm thiểu rủi ro thiên tai, đây là chìa khóa cho sự thành công của các Mục tiêu Phát triển bền vững”. Nói cách khác, xây dựng hệ thống quản lý tốt rủi ro thiên tai sẽ góp phần đảm bảo một tương lai thịnh vượng và an toàn.
Hơn 38 triệu người đã nhiễm nCoV toàn cầu
Toàn cầu ghi nhận hơn 38 triệu người đã nhiễm nCoV, trong đó hơn 1,08 triệu người chết, tình hình dịch bệnh nghiêm trọng trở lại ở châu Âu.
214 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 38.022.975 ca nhiễm và 1.085.029 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 294.034 và 3.919 ca sau 24 giờ, trong khi 28.574.389 người đã bình phục, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực Worldometers.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 8.035.385 ca nhiễm và 220.005 người chết, tăng lần lượt 45.748 và 319 ca so với một ngày trước đó.
Giới chức y tế Mỹ cảnh báo đại dịch có thể tồi tệ hơn khi mùa đông tới và tồn tại song song với cúm mùa. Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho rằng những ca nhiễm ở độ tuổi thanh niên có thể là nguyên nhân dẫn tới các điểm nóng Covid-19 mới.
Bác sĩ Nhà Trắng Sean Conley hôm 12/10 thông báo Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần âm tính với nCoV và ông cũng đã trở lại các sự kiện vận động tranh cử. Trump trước đó cho rằng ông có thể đã miễn dịch với nCoV sau khi nhiễm virus và đang có phong độ tốt. Ông chủ Nhà Trắng tuyên bố Mỹ sẽ đánh bại Covid-19 và khẳng định "nó sẽ biến mất, nó đang biến mất".
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 54.045 ca nhiễm và 710 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 7.173.345 và 109.894.
Covid-19 ban đầu ảnh hưởng nghiêm trọng tới các thành phố lớn bao gồm trung tâm tài chính Mumbai và thủ đô New Delhi, nhưng sau đó đã lây lan đến các vùng nông thôn, nơi hệ thống chăm sóc sức khỏe còn nhiều yếu kém. Thủ tướng Narendra Modi tiếp tục kêu gọi mọi người tiếp tục đeo khẩu trang khi rời khỏi nhà.
Các chuyên gia y tế dự đoán Ấn Độ có thể vượt Mỹ về mức độ nghiêm trọng của đại dịch.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho một người đàn ông ở Sân bay Quốc tế Tocumen, Panama City, thủ đô của Panama hôm 12/10. Ảnh: AFP.
Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 183 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 150.689. Số người nhiễm nCoV tăng 8.429 trong 24 giờ qua, lên 5.103.408.
Tại Sao Paolo, thành phố lớn nhất nước, các rạp chiếu phim đã mở cửa lại từ cuối tuần. Một số trường học cũng dự kiến mở lại vào cuối tháng.
Giới chuyên gia Brazil nhận định các mô hình cho thấy nước này đã qua đỉnh dịch, nhưng vẫn cảnh báo tình hình có thể đột ngột xấu đi nếu chính quyền địa phương cho phép tái mở cửa kinh tế quá sớm, không siết chặt các biện pháp cách biệt cộng đồng.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro vẫn hạ thấp mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Ông bác bỏ tác dụng của các biện pháp cách biệt cộng đồng, chỉ trích những biện pháp phong tỏa cùng hàng loạt biện pháp mạnh tay khác mà các thống đốc bang và thị trưởng thành phố ban hành nhằm chống Covid-19, cho rằng chúng khiến kinh tế Brazil rơi vào hỗn loạn.
Nga báo cáo thêm 125 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 22.722. Số ca nhiễm tăng 13.592, lên 1.312.310. Moskva chứng kiến số ca nhiễm tăng 53% trong tuần qua.
Thị trưởng Moskva Sergei Sobyanin cho biết tình hình dịch bệnh tại thủ đô đang "trở nên thách thức và khó khăn hơn sau mỗi ngày". "Chúng tôi đang tiến gần đến con số cao điểm của mùa xuân trong việc phát hiện các ca nhiễm Covid-19", ông viết trên trang blog cá nhân.
Sobyanin đã ra lệnh cho người già và những người có nguy cơ cao không ra khỏi nhà. Đeo khẩu trang vẫn là yêu cầu bắt buộc khi tham gia giao thông công cộng và bên trong các cửa hàng.
Nam Phi, vùng dịch lớn thứ 11 thế giới và là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch tại châu Phi, ghi nhận 693,359 ca nhiễm và 17,863 ca tử vong, tăng lần lượt 888 và 83 ca.
Chính phủ Nam Phi mở biên với tất cả quốc gia châu Phi từ ngày 1/10, trong khi vẫn cấm du khách từ 50 quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm cao, bao gồm Anh, Mỹ, Ấn Độ, Nga, Pháp. Những người đi lại vì mục đích công việc, nhà ngoại giao, nhà đầu tư và người thi đấu thể thao từ các quốc gia rủi ro cao được phép nhập cảnh.
Pháp ghi nhận thêm 8.505 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số lên 743.479 ca, trong đó 32.779 người chết, tăng 96 trường hợp.
Thủ đô Paris được đặt trong trạng thái báo động Covid-19 tối đa, đồng nghĩa mọi quán bar phải đóng cửa trong vòng hai tuần kể từ ngày 6/10 và các nhà hàng phải áp dụng những biện pháp bảo đảm vệ sinh nghiêm ngặt để duy trì hoạt động.
Văn phòng Thủ tướng Pháp Jean Castex cho biết tình hình chưa cải thiện kể từ khi Paris ghi nhận cả ba tiêu chí kích hoạt trạng thái báo động tối đa hồi giữa tuần trước, kêu gọi các doanh nghiệp ưu tiên làm việc tại nhà và giảng đường đại học không đầy quá một nửa. Thủ tướng Castex cảnh báo giới chức có thể áp dụng các biện pháp phong tỏa địa phương mới nhằm ngăn chặn "làn sóng thứ hai mạnh mẽ" các ca Covid-19.
Anh ghi nhận 617.688 ca nhiễm và 42.875 ca tử vong, tăng lần lượt 13.972 và 65 trường hợp. Chính phủ Anh đã thông báo thắt chặt hơn các biện pháp giãn cách xã hội ở khu vực đông bắc đất nước, nhằm ứng phó với tỷ lệ nhiễm nCoV cao và ngày càng tăng tại đây.
Thủ tướng Anh Boris Johnson đã ra lệnh đóng cửa các quán rượu ở thành phố Liverpool. Một hệ thống cảnh báo ba tầng mới cũng đang được đưa ra để thiệt lập lại trật tự cho hệ thống hạn chế địa phương đang rối ren, trong khi nhân viên tại ba bệnh viện dã chiến được yêu cầu chuẩn bị cho một làn sóng lây nhiễm.
Iran, vùng dịch lớn nhất Trung Đông, báo cáo 28.816 người chết, tăng 272, trong khi tổng số ca nhiễm là 504.281, tăng 4.206. Số ca nhiễm nCoV đã gia tăng ở gần như toàn bộ 31 tỉnh của Iran.
Các trường học, thư viện, nhà thờ Hồi giáo và các cơ sở công cộng khác ở thủ đô Tehran bắt đầu đóng cửa trong một tuần từ ngày 3/10 để ngăn các ca nhiễm ngày càng tăng cao.
Trung Quốc báo cáo thêm 21 ca nhiễm mới, nâng ca nhiễm tại nước này lên 85.578, trong đó 4.634 người đã chết.
Ủy ban Y tế thành phố Thanh Đảo hôm 12/10 cho biết đã ghi nhận 6 ca nhiễm mới hôm 11/10, bắt nguồn từ một bệnh viện, sau nhiều ngày chỉ ghi nhận ca ca ngoại nhập. Giới chức y tế đặt mục tiêu xét nghiệm nCoV cho 9,4 triệu dân ở Thanh Đảo trong vòng 5 ngày.
Trung Quốc, nơi phát hiện những ca nhiễm nCoV đầu tiên, đã nhanh chóng kiểm soát được Covid-19.
Tại Đông Nam Á, Philippines là vùng dịch lớn nhất khu vực với 342,816 ca nhiễm và 6,332 ca tử vong, tăng lần lượt 3,564 và 11 ca.
Philippines áp các biện pháp hạn chế tại thủ đô Manila và khu vực xung quanh đến ngày 31/10. Các thành viên nhóm chuyên trách Covid-19 của chính phủ cho biết họ không thể lơ là, dù muốn thúc đẩy nền kinh tế.
Indonesia, vùng dịch lớn thứ hai khu vực, ghi nhận 336.716 ca nhiễm, tăng 3.267 so với hôm trước, trong đó 11.935 người chết, tăng 91 ca.
Chính quyền Tổng thống Joko Widodo đang bị phê phán vì ưu tiên kinh tế hơn sức khỏe cộng đồng. Nhiều chuyên gia y tế cho rằng nước này chưa đầu tư đủ nguồn lực cho ứng phó đại dịch cũng như bảo vệ sức khỏe cho nhân viên y tế, trong khi giá xét nghiệm nCoV cho cá nhân quá cao.
Tổng thống Widodo bác bỏ những chỉ trích, cho rằng tình hình Covid-19 tại Indonesia hiện nay "khá tốt".
Singapore là vùng dịch lớn thứ ba khu vực với 27 người chết và 57.880 người nhiễm, tăng 10 ca. Nước này đang đưa ra các chương trình thí điểm đi lại và kích cầu kinh tế sau khi đã kiềm chế được dịch.
Cơ quan khoa học quốc gia Australia mới đây tiết lộ nCoV có thể tồn tại trên các vật dụng như tiền giấy và điện thoại di động tới 28 ngày, "lâu hơn đáng kể" so với báo cáo trong các nghiên cứu trước đây. Các nhà khoa học phát hiện ở nhiệt độ 20 độ C, virus hoạt động cực kỳ mạnh trên các bề mặt nhẵn.
Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo việc cho phép Covid-19 lây lan với hy vọng đạt được cái gọi là miễn dịch cộng đồng là "phi đạo đức". "Chưa bao giờ trong lịch sử y tế công cộng, miễn dịch cộng đồng được sử dụng như chiến lược để ứng phó với một đợt bùng phát, chưa nói đến một đại dịch", ông cho hay.
WB: Nam Á có thể thiệt hại tới 880 tỷ USD do các trường học phải đóng cửa Hãng thông tấn PTI ngày 12/10 dẫn báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) đưa tin việc các trường học đóng cửa kéo dài do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể khiến khu vực Nam Á mất 622 tỷ USD trong kịch bản hiện tại và con số này có thể lên tới 880 tỷ USD trong kịch...