Quản lý nhà nước về Sở hữu trí tuệ – Bài 1: Công cụ thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ tại địa phương
Sở hữu trí tuệ đóng vai trò hết sức quan trọng, nhất là trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo ra những khả năng sản xuất hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới.
Để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế, quốc tế, Việt Nam đã ban hành Chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia đến năm 2030 kèm theo Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ, lồng ghép sở hữu trí tuệ trong từng lĩnh vực kinh tế – xã hội nhằm xây dựng và phát triển một số ngành kinh tế sử dụng tài sản trí tuệ. Quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ đóng vai trò dẫn dắt quá trình thực hiện mục tiêu đó. Phóng viên TTXVN giới thiệu 2 bài viết về vấn đề này.
Tỉnh Bắc Giang là địa phương quan tâm thực hiện chiến lược sở hữu trí tuệ, chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn, phấn đấu đến năm 2025 Bắc Giang thuộc nhóm các tỉnh nằm trong tốp 15 của cả nước về bảo hộ, khai thác quyền sở hữu trí tuệ. Ảnh tư liệu: Anh Tuấn/TTXVN
Bài 1 – Công cụ thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ tại địa phương
Hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại địa phương ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà sản xuất, kinh doanh, người dân… nhằm nâng cao giá trị tài sản trí tuệ và sức cạnh tranh sản phẩm, hàng hóa trên thị trường. Tuy nhiên, hoạt động sở hữu trí tuệ nói chung vẫn không đồng đều và tại nhiều địa phương chưa phát huy tác dụng tương xứng với vị trí, vai trò của lĩnh vực này.
Sở hữu trí tuệ tại địa phương vẫn mờ nhạt
Trong những năm qua, sở hữu trí tuệ ở địa phương góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, khuyến khích hoạt động xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, hoạt động sở hữu trí tuệ còn đơn giản, cơ chế, chính sách chưa thực sự phát huy hết tiềm năng, thế mạnh tài sản trí tuệ của địa phương, vai trò quản lý nhà nước mờ nhạt, bị động, vẫn còn tình trạng trông chờ hoặc giẫm chân lên nhau giữa các cơ quan quản lý liên quan. Bên cạnh đó, năng lực, kiến thức chuyên môn về sở hữu trí tuệ của các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở địa phương còn bất cập, lúng túng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, phần lớn trông chờ, lệ thuộc vào ý kiến của cơ quan chuyên môn ở Trung ương.
Công tác kiểm tra, thanh tra, trao đổi thông tin giữa các cơ quan chức năng chưa thường xuyên; các hoạt động hỗ trợ tuyên truyền, đào tạo; cung cấp thông tin và tư vấn về tài sản trí tuệ chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Nhiều sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, thậm chí khu vực nhưng do nhiều nguyên nhân chưa được bảo hộ, dẫn đến tình trạng bị xâm phạm, làm giả, làm nhái, đánh mất thị trường. Nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đúng về quyền và lợi ích khi sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ nên việc vận động, tuyên truyền xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm, nhãn hiệu… của cơ quan chuyên môn gặp khó khăn. Nhiều loại hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn lưu thông công khai trên thị trường trong khi đội ngũ cán bộ quản lý và thực thi còn thiếu nên việc xử lý ngăn chặn bị hạn chế.
Video đang HOT
Theo thống kê của Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đến nay, đã có 42 tỉnh, thành phố ban hành các cơ chế, chính sách phát triển tài sản trí tuệ dưới các hình thức khác nhau. Trong năm 2021, đã có 159 dự án được các địa phương triển khai thực hiện với 15 sáng chế, giải pháp hữu ích được hỗ trợ bảo hộ, khai thác, 205 sản phẩm đặc thù địa phương được hỗ trợ bảo hộ, quản lý quyền sở hữu công nghiệp, 18 tổ chức tập thể được thành lập để quản lý tài sản trí tuệ cộng đồng, 7.131 lượt người được tập huấn, đào tạo về sở hữu trí tuệ, 1178 lượt doanh nghiệp được hỗ trợ về sở hữu trí tuệ, 160 lượt phát sóng truyền hình tuyên truyền về sở hữu trí tuệ.
Báo cáo của các địa phương cho thấy, hiện nhiều địa phương có nhu cầu tiếp tục được Cục sở hữu trí tuệ hướng dẫn, hỗ trợ trong hoạt động đăng ký xác lập quyền trong và ngoài nước, quản lý và khai thác các chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận dùng cho các đặc sản địa phương; hỗ trợ địa phương tham gia thực hiện các dự án trong Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020.
Chuyển biến tích cực
Theo ông Nguyễn Văn Bảy, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), năm 2021 mặc dù chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch COVID-19, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ ở cả trung ương và địa phương đã đạt được kết quả tích cực. Theo đó, việc xây dựng chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ tập trung vào: Hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ ba vào tháng 5/2022.
Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi tập trung vào 7 nhóm chính sách lớn với khoảng 100 điều được sửa đổi, bổ sung, trong đó một số vấn đề nhận được sự quan tâm lớn của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cả xã hội như: Quy định về giao quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí và giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; quy định liên quan đến thủ tục đăng ký và xác lập quyền sở hữu trí tuệ… Xây dựng các Thông tư quy định định mức kinh tế – kỹ thuật cho một số dịch vụ công sử dụng Ngân sách nhà nước như: Dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng về sở hữu trí tuệ, dịch vụ xác nhận hiệu lực đăng ký quốc tế nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Cục Sở hữu trí tuệ đã tham gia góp ý đối với dự thảo của 35 văn bản pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ; công tác hướng dẫn thi hành và giải đáp các vấn đề liên quan đến áp dụng pháp luật về sở hữu trí tuệ cho các tổ chức, cá nhân.
Đặc biệt, năm 2021, Cục Sở hữu trí tuệ đã tham gia Phiên rà soát chính sách thương mại lần thứ 2 trong khuôn khổ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); góp ý kiến về sở hữu trí tuệ để chuẩn bị cho Phiên họp Ủy ban các Hiệp định thương mại khu vực của WTO; thông báo cho Ban Thư ký WTO về các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ mới theo quy định của Hiệp định TRIPS (Các hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ).
Để triển khai Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030, ông Nguyễn Văn Bảy cho biết, năm 2021, Bộ Khoa học và Công nghệ đã triển khai thực hiện Chiến lược sở hữu trí tuệ; thảo luận với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) về Kế hoạch hợp tác triển khai Chiến lược sở hữu trí tuệ; tiếp tục hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai các nhiệm vụ. Đến nay, đã có 26 tỉnh/thành phố ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược sở hữu trí tuệ theo cách riêng hoặc lồng ghép nội dung sở hữu trí tuệ trong quy hoạch, kế hoạch, chương trình, chính sách phát triển các ngành, lĩnh vực ở địa phương.
“Nhằm tạo chuyển biến tích cực, mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ đưa ra định hướng phát triển hoạt động sở hữu trí tuệ cả ở trung ương và địa phương năm 2022 và các năm tiếp theo. Cụ thể, cần có những luận cứ xác thực để giải trình những vấn đề sửa đổi trong Luật Sở hữu trí tuệ, qua đó sẽ hoàn thiện trình Quốc hội ban hành trong thời gian tới, cũng như có những định hướng đúng đắn trong công tác chỉ đạo thực hiện Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 và Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2022-2030″, ông Nguyễn Văn Bảy nhấn mạnh.
Chuyển đổi số là yêu cầu cấp thiết
Chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, là yêu cầu khách quan của sự phát triển.
Xu hướng phát triển hiện nay mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các cấp, ngành, địa phương vì tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội.
Chuyển đổi số còn hạn chế
Giám đốc Sở TT&TT Trần Thanh Trường
Trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trong tỉnh đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo về xây dựng, phát triển chính quyền điện tử và đã đạt được những kết quả quan trọng. Trung tâm dữ liệu dùng chung của tỉnh được đưa vào sử dụng, bảo đảm để vận hành các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh. Cổng dịch vụ công của tỉnh đã cung cấp hơn 880 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Hệ thống quản lý văn bản và điều hành dùng chung thống nhất trong toàn tỉnh đã liên thông 4 cấp và liên thông với các cơ quan đảng cấp huyện trong toàn tỉnh; triển khai hơn 2.300 chữ ký số chuyên dùng trong các cơ quan nhà nước trong tỉnh. Cổng thông tin điện tử của tỉnh và Hệ thống phần mềm một cửa đã triển khai đồng bộ đến cấp xã; công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng được chú trọng; 100% cán bộ, công chức, viên chức được ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyên môn...
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng, phát triển chính quyền điện tử ở Quảng Ngãi còn nhiều hạn chế cần sớm cải thiện. Đó là, chưa có sự quan tâm đúng mức từ các cấp lãnh đạo; công dân số chưa được phát triển dẫn đến tình trạng nhiều dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 không phát sinh hồ sơ trực tuyến; các ứng dụng chuyên ngành còn mang tính cục bộ, chưa hình thành các nền tảng số, dữ liệu số dùng chung; trình độ, năng lực của một số công chức, viên chức tham mưu triển khai thực hiện, phụ trách công tác ứng dụng công nghệ thông tin ở các cơ quan trong tỉnh còn hạn chế và thường xuyên thay đổi; nguồn lực tài chính và nhân lực bố trí cho việc triển khai nhiệm vụ xây dựng chính quyền điện tử còn hạn chế. Cùng với đó, điều kiện, cơ sở vật chất ở nhiều sở, ngành, địa phương chưa đáp ứng yêu cầu triển khai nhiệm vụ; các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên môi trường số, dịch vụ đô thị thông minh chưa phát triển mạnh.
Năm 2021, lần đầu tiên Bộ TT&TT phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức Hội thảo Công bố kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh năm 2020. Theo đó, chỉ số chuyển đổi số (DTI) của Quảng Ngãi xếp thứ 47/63 tỉnh, thành phố (trong đó, chính quyền số xếp thứ 44, kinh tế số xếp thứ 31 và xã hội số xếp thứ 59). Như vậy, so với mặt bằng chung thì Quảng Ngãi đang đứng ở vị trí rất thấp (nhất là chỉ số xã hội số) và có thể nói rằng, chuyển đổi số ở Quảng Ngãi mới chỉ bắt đầu khởi động từ năm 2022.
Phải tạo bước đột phá
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh được tổ chức vào đầu năm 2022, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Đặng Văn Minh nhấn mạnh, chuyển đổi số là nhiệm vụ chính trị, trọng tâm, thường xuyên, liên tục của tất cả các cấp, ngành và của cả hệ thống chính trị; sự tham gia của người dân, doanh nghiệp (DN), của cộng đồng xã hội để từ đó xác định ưu tiên nguồn lực để tập trung đầu tư phát triển chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số, chuyển đổi số; gắn trách nhiệm chuyển đổi số với người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương; lấy kết quả thực hiện chuyển đổi số để đánh giá người đứng đầu. Chuyển đổi số của Quảng Ngãi trong thời gian tới phải có sự chuyển biến tích cực, tạo bước đột phá, từ năm 2022 nâng kết quả xếp hạng đạt mức trung bình khá trở lên.
Để tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh trong thời gian đến cần thực hiện 3 trụ cột trọng tâm sau:
Trước hết về chính quyền số, với định hướng trong giai đoạn 2022 - 2025, xây dựng chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số, trong năm 2022 cần tiếp tục quán triệt, tăng cường ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả các phần mềm dùng chung, các cơ sở dữ liệu đã đầu tư; đẩy mạnh xây dựng và cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 cho người dân, DN. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh.
Tập huấn kiến thức về chuyển đổi số cho đoàn viên, thanh niên huyện Mộ Đức. Ảnh: Q.NGHĨA
Với vai trò dẫn dắt, chính quyền số phải tiên phong phát triển để tạo nền tảng cho phát triển kinh tế số và xã hội số. Do đó, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp về phát triển chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số và chuyển đổi số. Thực hiện rà soát, đánh giá lại nhiệm vụ, kinh phí đã bố trí để phát triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số và có đề xuất, kiến nghị những nhiệm vụ cụ thể cần ưu tiên làm trước trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Chủ động, ưu tiên triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu triển khai nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị và kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, đơn vị. Hình thành kho dữ liệu dùng chung để khai thác, phát huy hiệu quả và làm nền tảng để triển khai chuyển đổi số trong thời gian đến.
Về kinh tế số, tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận và hoạt động trong môi trường số, hỗ trợ các DN, hộ gia đình quảng bá sản phẩm trên các sàn giao dịch điện tử có uy tín; hỗ trợ các DN nhỏ và vừa tiếp cận các nền tảng số và chuyển đổi số. Hợp tác với một số DN viễn thông, công nghệ thông tin, DN số có uy tín, năng lực, kinh nghiệm để tham gia xây dựng phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, định hướng chuyển đổi số. Đồng thời, triển khai áp dụng Bộ chỉ số chuyển đổi số DN để đánh giá rộng rãi các DN trên địa bàn tỉnh, qua đó giúp DN có lộ trình, kế hoạch, giải pháp chuyển đổi số phù hợp. Đẩy mạnh triển khai thực hiện các chỉ đạo của UBND tỉnh liên quan đến hỗ trợ DN.
Trong khi đó, xã hội số bắt đầu từ công dân số, nên thời gian đến sẽ đẩy mạnh ứng dụng các nền tảng trí tuệ nhân tạo để truyền thông trên các nền tảng số theo phương châm "dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp cận và dễ lan tỏa", nhằm giúp người dân tiếp cận dịch vụ công trực tuyến, tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử, thanh toán điện tử trên các nền tảng số, từng bước hình thành công dân số. Mở chuyên mục chuyển đổi số trên trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh. Triển khai Chương trình phối hợp giữa Sở TT&TT và Tỉnh đoàn về thực hiện nhiệm vụ phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số và chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.
Qua đó, sẽ tập huấn để đoàn viên, thanh niên nắm các chủ trương, chính sách, kế hoạch của trung ương và của tỉnh về phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số và chuyển đổi số, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc khai thác, sử dụng các nền tảng số và dịch vụ công trực tuyến để hỗ trợ người dân. Thành lập các tổ công nghệ cộng đồng ở các thôn, tổ dân phố để thúc đẩy chuyển đổi số, đưa người dân lên môi trường số, để người dân tiên phong sử dụng nền tảng số, công nghệ số, qua đó trở thành tác nhân thúc đẩy chính quyền chuyển đổi số mạnh mẽ hơn.
Để thực hiện thành công nội dung về chuyển đổi số, cần sự quyết tâm, đồng hành của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị và sự tham gia của người dân, DN, cộng đồng xã hội. Hy vọng rằng, với sự quyết tâm cao của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, cùng với sự đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chuyển đổi số Quảng Ngãi sẽ từng bước phát triển và đạt được vị trí cao trong tương lai không xa.
Phát triển đội tàu container: Tạo động lực thúc đẩy xuất nhập khẩu tăng trưởng Theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), để thực hiện mục tiêu đến năm 2045, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia phát triển với thu nhập cao và khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc như tinh thần đề ra của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, các ngành kinh tế,...