Quản lý mặt hàng trên mạng phải tung quân, đổ sức gấp nhiều lần ngoài đời thực
Để kiểm soát, kiểm tra các mặt hàng trên mạng phải tung quân, đổ sức gấp nhiều lần so quản lý ngoài đời thực, trong khi về biên chế, sức lực, tài lực còn có hạn.
Quốc hội sáng 2/11 thảo luận tại tổ về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), các ý kiến ĐBQH đều thống nhất việc sửa luật sẽ tạo hành lang pháp lý hoàn thiện, đầy đủ, thuận lợi cho việc chuyển đổi các hoạt động từ môi trường thực sang môi trường số trong tất cả các ngành, lĩnh vực, nhằm chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và công cuộc chuyển đổi số quốc gia…
ĐB Tô Thị Bích Châu (TP.HCM) đánh giá, Luật Giao dịch điện tử có từ năm 2005, đến nay hoạt động giao dịch điện tử đã có nhiều sự phát triển, dự thảo Luật do Bộ TT&TT chủ trì soạn thảo đã tiếp cận được sự thiết thực của nhu cầu người dân.
ĐB TP.HCM đề nghị bổ sung thêm “chữ ký điện tử ở nước ngoài” vì từ đại dịch Covid-19 trong các hợp đồng giao dịch mà không thể thực hiện trực tiếp, qua một số chứng thư thì có thể thực hiện chữ ký điện tử với một bên cung cấp và một bên tiếp cận.
Bà Châu cũng nói về vấn đề bảo mật thông tin cá nhân trong giao dịch điện tử. “Tôi không hiểu vì sao tất cả email của tôi và một số người chỉ gửi những đơn vị, người quen biết nhưng các đơn vị ngân hàng, các nhãn hàng họ tiếp cận thông tin gửi vào mail cá nhân của tôi. Trong khi email cần nhận thì giữa một ‘rừng’ thông tin”, nữ ĐBQH chia sẻ.
Bà cho rằng, bảo mật thông tin cá nhân phải đảm bảo được thông tin cả người cung cấp và trong giao dịch điện tử phải tuân thủ các quy định pháp luật dân sự.
Từ thực tiễn ở TP.HCM, ĐB Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) nêu khó khăn trong quản lý an toàn thực phẩm trên nền tảng giao dịch điện tử và bán hàng online qua mạng. Bà Lan cho rằng, đây là một trong hai khó khăn khi quản lý lĩnh vực này.
“Cửa hàng ảo trên mạng người ta có thể thay đổi, người mua hàng trên mạng khi mua cũng không biết tiền mình đi về đâu, nếu có vấn đề gì thì không biết kêu, bắt đền từ ai. Cho nên rất khó, đặc biệt với thực phẩm”, ĐB Phạm Khánh Phong Lan đặt vấn đề.
Quảng cáo trên mạng với “toàn những lời có cánh” nhưng về chất lượng thì chưa kiểm soát hết được. Trưởng BQL An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM cho biết, để kiểm soát các mặt hàng trên mạng phải tung quân, đổ sức gấp nhiều lần so quản lý ngoài đời thực, trong khi về biên chế, sức lực, tài lực còn có hạn.
Video đang HOT
ĐB Phạm Khánh Phong Lan cũng cho rằng, hiện nay đang thiếu hành lang pháp lý trong kiểm soát các hoạt động giao dịch điện tử, đó là quản lý như thế nào, xử phạt ra sao…
Bà nêu thực tế, “những đơn vị chuyên ngành chỉ có quyền kiểm tra những nơi đã cấp phép và cũng chỉ được kiểm tra trong diện tích, thể tích, khoảng không đã cấp phép, trường hợp giấu trên lầu, giấu trong phòng ngủ thì thua, muốn vào đó chỉ có công an, huống chi là ở trên mạng, cho nên đi kiểm tra, theo dõi rất là khó khăn”. Cho nên, ĐBQH rất mong chờ luật được thông qua sẽ giải quyết được những khó khăn trên.
Cho ý kiến tại tổ Yên Bái, ĐB Đỗ Đức Duy (Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái) đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung quy định tại điều 5 về chính sách phát triển giao dịch điện tử.
Cụ thể, theo Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái, cơ quan soạn thảo cần bổ sung nội dung nhà nước có biện pháp để bảo đảm an ninh, an toàn cho doanh nghiệp, người dân trong thực hiện các giao dịch điện tử. Đặc biệt là các giao dịch điện tử có nguy cơ gây thiệt hại lớn cho người dân hoặc doanh nghiệp tham gia giao dịch như giao dịch qua ngân hàng, mua bán online xuyên biên giới…
“Đặc biệt là các dịch vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, rất cần vai trò của nhà nước trong việc bảo đảm an ninh, an toàn. Từ việc an ninh, an toàn về thông tin của người tiêu dùng, cho đến bảo đảm an ninh, an toàn liên quan đến tài sản, quyền lợi của người dân và doanh nghiệp tham gia giao dịch điện tử”, ông Đỗ Đức Duy nói.
Phát biểu tại đoàn TP.Hải Phòng, ĐB Nguyễn Chu Hồi cho rằng, giao dịch điện tử phản ánh sự phát triển của xã hội số, chuyển đổi số và kinh tế số. Theo ông, giao dịch điện tử cũng có mặt khác nhau và nếu kiểm soát được mặt trái thì có nhiều cơ hội phát triển.
Do vậy, đại biểu đoàn TP Hải Phòng đề nghị Ban soạn thảo phải dành ‘dung lượng’ nhiều hơn về vấn đề kiểm soát của nhà nước trong Luật Giao dịch điện tử.
“Tôi nghĩ, nếu chế tài không đủ mạnh, không cụ thể, mình có sửa đổi bao nhiêu thì mình chỉ thêm điều, mở rộng phạm vi nhưng không đi vào chiều sâu”, ĐB Nguyễn Chu Hồi nêu.
Dự thảo Luạt Giao dịch điện tử (sửa đôi) có 8 Chương và 57 Điêu, trong đó các nọi dung sửa đôi, bô sung bám theo 9 chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyêt sô 152/NQ-CP như: sửa đổi, bổ sung mở rộng phạm vi điều chỉnh; chính sách về giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu; chính sách về giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, chính sách về dịch vụ tin cạy trong giao dịch điẹn tử; sửa đôi, bô sung quy định vê giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử; sửa đổi quy định về giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước và về dữ liệu và dữ liệu số; sửa đổi quy định về an toàn, an ninh, bảo vệ, bảo mật trong giao dịch điện tử.
Sáng 2/11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)
Sáng 2/11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).
Trước đó, ngày 25/10, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).
Một phiên họp tổ của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011. Trong gần 12 năm thực thi, các quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã góp phần thay đổi mạnh mẽ công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời, kiến tạo các khuôn khổ, nền tảng cơ bản vững chắc để tiếp tục tạo dựng sự phát triển của hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam trong thời gian tới.
Tuy nhiên, quá trình thực thi Luật hiện đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, bao gồm các vấn đề liên quan đến tính thống nhất, hiệu lực, hiệu quả thực thi các quy định của Luật, sự thay đổi của thực tiễn sản xuất, kinh doanh cũng như những yêu cầu, xu thế mới đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Cùng với đó, trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, định hướng sự phát triển của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó, đã chỉ rõ và đặt ra yêu cầu xem xét, sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Vì vậy, việc xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) là hoạt động cần thiết, kịp thời, không chỉ nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập đặt ra trong thực tiễn mà còn nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện thể chế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Theo Bộ Công Thương, việc xây dựng Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về việc hoàn thiện thể chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn gần 12 năm thi hành của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
Để thực hiện mục đích trên, Dự án Luật xác định các nguyên tắc xây dựng cơ bản, gồm: bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của xã hội, có sự kế thừa, phát triển các quy định hiện hành, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện tại Việt Nam; bảo đảm sự cân bằng trong giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh trên cơ sở tăng cường nhận thức và năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) hiện có 7 Chương, 80 Điều. Dự thảo Luật được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở kế thừa các điều khoản cơ bản của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện hành; bảo đảm tính tương thích, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và bám sát 7 Chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 6/5/2021.
Một số nội dung cơ bản của Dự thảo Luật như sau: Thứ nhất, mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng. Thứ hai, bổ sung quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương.
Thứ ba, hoàn thiện quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Thứ tư, bổ sung quy định về một số giao dịch đặc thù.
Thứ năm, hoàn thiện quy định về tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Thứ sáu, hoàn thiện quy định về giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh. Thứ bảy, nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tại báo cáo thẩm tra về dự án Luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy nêu, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cơ bản nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo Tờ trình của Chính phủ.
" Về cơ bản, dự thảo Luật đã thể chế hóa và phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; phù hợp với Hiến pháp, hệ thống pháp luật và tương thích với các điều ước quốc tế; bảo đảm tính khả thi " - ông Lê Quang Huy đánh giá.
Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương bên hàng lang Quốc hội, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa - đoàn Đồng Tháp cho biết, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) của Bộ Công Thương mặc dù mới trình, nhưng đưa ra trong thời điểm này là rất kịp thời và được người tiêu dùng đồng tình ủng hộ.
Có thể nói, ở Việt Nam đã có cả hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà nhà nước đã ban hành. Tuy nhiên, quyền lợi cơ bản của người tiêu dùng vẫn bị xâm hại, khi mua phải hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng.
Nguyên nhân do chính sách còn bất cập, luật bảo vệ người tiêu dùng được ban hành cách đây đã 12 năm, trong khi tình hình kinh tế - xã hội của đất nước cũng như trên thế giới đã có nhiều thay đổi.
" Trước hết là do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Thứ hai, là do đại dịch Covid-19. Với điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi như vậy, nhiều quy định của luật đã không còn phù hợp với thực tế nữa nhưng chưa được điều chỉnh " - đại biểu Phạm Văn Hòa cho hay.
Vị đại biểu đoàn Đồng Tháp chỉ ra, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã đề cập tới việc chú trọng bảo vệ quyền lợi đối với nhóm người tiêu dùng có yếu tố riêng, gặp nhiều bất lợi hơn người tiêu dùng thông thường.
"Dự thảo Luật bổ sung quy định về khái niệm và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương. Cốt lõi của Luật là vừa bảo vệ người tiêu dùng và đồng thời, cũng bảo vệ người sản xuất một cách chính đáng" - đai biểu Phạm Văn Hòa nhấn mạnh.
Bàn giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật về giao dịch điện tử Trong 2 ngày 22 - 23/9, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định), Văn phòng Quốc hội phối hợp với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Tổ chức Hanns Seidel tại Việt Nam tổ chức Hội thảo "Quy định của pháp luật về giao dịch điện tử: Thực trạng và kiến nghị sửa đổi". Quang cảnh buổi...