Quản lý khu cách ly lỏng lẻo gây ra đợt dịch Covid-19 thứ 2 tại Australia
Việc chấp hành không triệt để quy định kiểm dịch và sự quản lý lỏng lẻo ở các khu cách ly khiến đợt Covid-19 thứ 2 bùng phát tại Victoria, Australia.
Đây sẽ là bài học đối với cơ quan y tế Australia và các quốc gia khác trong cuộc chiến với đại dịch toàn cầu. Theo thông tin mới được cơ quan y tế bang Victoria công bố, hơn 99% số ca mắc Covid-19 trong đợt dịch thứ 2 tại bang này là do lây nhiễm từ những công dân trở về từ nước ngoài.
Kết quả phân tích dữ liệu bộ gen virus được Viện Doherty tiến hành cho thấy, khoảng 15.000 ca nhiễm tại bang Victoria có virus mang đặc điểm gen trùng khớp những ca nhiễm trở về nước vào giữa tháng 5.
Nơi lỏng quản lý cách ly bệnh nhân Covid-19 tại các khách sạn là nguồn lây đợt dịch thứ 2 tại Australia. Ảnh: SMH
Video đang HOT
Với những thông tin này thì có thể đi đến kết luận rằng việc vi phạm các quy định kiểm dịch tại các khu cách ly chính là nguyên nhân khiến dịch Covid-19 bùng phát lần 2 tại bang Victoria và sau đó lây lan sang một địa phương khác tại Australia.
Dữ liệu điều tra của cơ quan y tế bang Victoria cũng xác nhận, 3 nhóm khách du lịch bị mắc Covid-19 trở về nước vào tháng 5 và tháng 6 vừa qua là nguồn gốc của 99% ca nhiễm mới hiện nay tại bang này. Thông tin do Tiến sĩ Charles Alpren, chuyên gia dịch tễ học của cơ quan y tế bang Victoria cung cấp đã khẳng định, việc vi phạm quy định kiểm dịch tại 2 khách sạn của bang này là nguyên nhân gây ra đợt dịch thứ 2 tại Australia.
Bang Victoria hiện có gần 17.500 ca mắc Covid-19 và 363 nạn nhân tử vong, trong đó khoảng 15.000 ca mắc và hầu hết các trường hợp tử vong đã được ghi nhận trong đợt dịch thứ 2 tại bang này. Ngày hôm nay, bang Victoria ghi nhận thêm 216 ca mắc mới và 12 trường hợp tử vong. Tuy số ca mắc đã liên tục giảm trong những ngày gần đây nhưng số ca tử vong do dịch bệnh tại bang Victoria hiện rất đáng quan ngại.
Tính đến sáng nay (19/8), Australia có gần 24.000 ca mắc Covid-19, 682 bệnh nhân phải điều trị trong bệnh viện, gần 15.000 người đã bình phục và 450 nạn nhân tử vong.
Sydney ngăn biểu tình vì lo ngại nCoV
Giới chức bang NSW sẽ tìm biện pháp pháp lý ngăn cuộc biểu tình "Mạng sống người da màu quan trọng" sắp diễn ra do lo ngại Covid-19 bùng phát.
"Chính quyền bang New South Wales (NSW) sẽ không bao giờ bật đèn xanh cho hàng nghìn người rõ ràng coi thường các quy định về y tế", Thủ hiến bang NSW Gladys Berejiklian phát biểu trước báo giới tại thành phố Sydney, Australia, hôm nay.
Cảnh sát bang NSW ban đầu cho phép tổ chức cuộc biểu tình "Mạng sống người da màu quan trọng" dự kiến diễn ra vào ngày mai, do được thông báo rằng sẽ có dưới 500 người tham gia. Tuy nhiên, các nhà tổ chức giờ đây dự tính hàng nghìn người sẽ tập trung tại sự kiện.
Nỗ lực vào phút chót của chính quyền bang NSW nhằm ngăn cuộc biểu tình được đưa ra sau khi Thủ tướng Australia Scott Morrison đề nghị mọi người không tham gia các cuộc tụ tập, tuần hành tương tự ở Melbourne và nhiều thành phố khác do lo ngại nguy cơ lây lan nCoV. Tòa án Tối cao bang NSW sẽ tổ chức phiên điều trần về quyết định của chính quyền bang vào hôm nay.
Thủ hiến bang NSW Gladys Berejiklian phát biểu trong cuộc họp báo tại thành phố Sydney, Australia hôm nay. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Morrison trước đó cũng khuyên người dân nên tìm cách khác để bày tỏ sự tức giận đối với cái chết của George Floyd, người đàn ông da màu sống tại thành phố Minneapolis, Mỹ, bị cảnh sát ghì đầu gối lên gáy dẫn đến tử vong.
"Những khuyến cáo về sức khỏe rất rõ ràng. Việc đi biểu tình không phải ý tưởng hay. Hãy tìm cách khác tốt hơn để bộc lộ cảm xúc và thực hiện các quyền tự do của chúng ta một cách có trách nhiệm", Morrison phát biểu tại thủ đô Canberra.
Cuộc biểu tình tại Melbourne dự kiến vẫn diễn ra do được cảnh sát địa phương chấp thuận, mặc dù Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrews đã kêu gọi người dân không tham gia. Gần đây, Australia duy trì được số ca nhiễm nCoV mới hàng ngày ở mức một con số, với tổng cộng hơn 7.200 ca nhiễm, gần 6.900 người bình phục và hơn 100 người chết.
Các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc và hành vi bạo lực của cảnh sát bùng phát tại Minneapolis, bang Minnesota, sau đó lan ra toàn bộ 50 bang của Mỹ và nhiều nước trên thế giới. Tại Australia, người dân còn biểu tình để phản đối tình trạng phân biệt đối xử của cảnh sát với người bản địa, cùng những cái chết của thổ dân trong tù.
Trump bị kiện vì cảnh sát giải tán người biểu tình Các nhóm dân quyền kiện Trump sau khi lực lượng an ninh dùng đạn hơi cay và lựu đạn khói để giải tán người biểu tình bên ngoài Nhà Trắng. Liên minh Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) và các nhóm nhân quyền khác đệ đơn kiện hôm 4/6, cáo buộc Tổng thống Donald Trump và các quan chức chính quyền vi phạm...