Quản lý, khai thác thủy điện bền vững
Đảm bảo an ninh năng lượng là tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Việt Nam cũng không nằm ngoài câu chuyện này. Có tầm quan trọng song gần đây, trước tình hình lụt bão, dự án thủy điện đã làm dấy lên không ít quan ngại.
Miền Trung thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng từ lũ lụt. Ảnh: Tô Dương
Hiện nay, trước tình trạng nguồn năng lượng có xu hướng giảm sút, nhiều nước trên thế giới đã đưa ra các giải pháp để đánh giá mức độ đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tổ chức phát triển nhiều nguồn năng lượng như điện gió, điện mặt trời… để “chung tay” cùng năng lượng từ thủy điện truyền thống.
Nguồn điện của Việt Nam đang thiếu. Để duy trì nhịp phát triển, từ năm 2015, Việt Nam trở thành nước nhập khẩu năng lượng, đặc biệt là nhập khẩu than để đảm bảo cho các nhà máy nhiệt điện than. Bên cạnh đó, việc biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn biến mạnh, khiến Việt Nam lại là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nhất. Điều này càng đặt câu chuyện đảm bảo an ninh năng lượng trở nên cấp thiết.
Phải khẳng định, Việt Nam là một trong các nước có tiềm năng lớn về phát triển năng lượng tái tạo như thủy điện, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, năng lượng địa nhiệt… Với tiềm năng này, những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành các chính sách và cơ chế để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo như Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo, cơ chế hỗ trợ giá mua điện sinh khối, mặt trời, gió.
Đồng thời, gia tăng bổ sung vào quy hoạch điện các dự án điện gió, điện mặt trời và chuẩn bị cho cơ chế đấu thầu trong giai đoạn tới. Việc phát triển của nguồn năng lượng tái tạo sẽ góp phần quan trọng trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Năng lượng tái tạo sẽ góp phần trong tăng trưởng kinh tế bền vững, đặc biệt là ở cấp quốc gia, bằng cách khai thác các nguồn lực địa phương và tạo ra ngành công nghiệp mới và tạo việc làm…
Nhiều lợi ích, song có một thực tế cần phải nhìn thẳng là hiện thủy điện vẫn đang có sự đóng góp chủ đạo. Và việc xây dựng thủy điện tập trung vào một số khu vực cũng không tránh khỏi một số ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường. Minh chứng dễ thấy, tình trạng rừng bị khai thác trái phép khi “núp bóng” thủy điện vẫn còn tồn tại, nghiêm trọng hơn khi mùa mưa bão đến, một bộ phận chủ hồ thủy điện nhỏ, vì lợi ích cá nhân, chưa tuân thủ các quy định của nhà nước nên thường xả lũ không đúng quy trình đã gây thiệt hại cho vùng hạ du…
Video đang HOT
Bên cạnh đó, trong công tác quản lý vận hành điều tiết hồ chứa vẫn còn chưa phân định rạch ròi giữa chính quyền Trung ương và địa phương. Điều này vô tình đã hình thành suy nghĩ chưa thấu đáo trong cộng đồng là thủy điện gây thiệt hại cho người dân khi có mưa lũ, bão.
Điều này cũng cho thấy, công tác rà soát về quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác các công trình thủy điện là hết sức bức thiết. Thực tế, trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 62/2013/QH13 của Quốc hội về tăng cường quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, ngành địa phương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều quy định quản lý, khai thác, vận hành an toàn hồ đập thuỷ điện hiệu quả.
Trong đó có việc phân cấp cho các địa phương thực hiện quy định vận hành liên hồ phù hợp với tình hình thực tế. Ngay từ đầu năm 2020, Bộ Công Thương đã ban hành và liên tục chỉ đạo các đơn vị triển khai nhiều biện pháp và giải pháp cấp bách để chủ động ứng phó với thiên tai, đặc biệt là vận hành các nhà máy thủy điện. Bộ Công Thương cũng yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, rà soát kế hoạch sản xuất, chuẩn bị đầy đủ các phương án phòng chống lụt bão để bảo đảm vận hành an toàn nhà máy điện và hệ thống điện…
Sự vào cuộc rốt ráo như trên là rất đáng ghi nhận. Và trong guồng quay của bộ máy, nếu đơn vị nào cũng làm tận lực trách nhiệm, thì các sự cố đi kèm mùa mưa lũ sẽ không nặng nề. Quanh câu chuyện này, phải khẳng định, thủy điện không phải là nguyên nhân gây ra lũ, nhưng nếu xả lũ không đúng quy trình chặt chẽ thì có thể gây ra lũ và nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bởi vậy, quản lý, khai thác thủy điện bền vững, tránh những hệ lụy đáng tiếc thì vấn đề chính lại ở khâu quản lý, điều hành, vận hành.
Cụ thể, trong quá trình xây các công trình thủy điện bắt buộc phải có một quy trình vận hành hồ chứa. Công tác điều hành và quy trình này rất quan trọng, phải được xây dựng khoa học và quản lý chặt chẽ. Ngoài ra, ở đơn vị quản lý cũng cần yêu cầu các tỉnh rà soát, đánh giá lại các dự án thủy điện trên địa bàn xem có vấn đề gì không để từ đó có kế hoạch phát triển về sau. Hơn hết, khi phát triển bất kỳ một dự án thuỷ điện nào cũng cần hết sức thận trọng trong thiết kế thi công, đánh giá tác động môi trường.
Nhìn hậu quả mưa lũ miền Trung, thấm thía cái giá của mất rừng
"Nhìn vào mưa lũ và hậu quả miền Trung vừa qua càng thấm thía và thấy cái giá phải trả cho việc mất rừng lớn như thế nào", đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) phản ánh.
ĐBQH Hoàng Đức Thắng, Quảng Trị
Xem lại việc trồng rừng có chức năng phòng hộ không?
Thảo luận tại Quốc hội về tình hình kinh tế, xã hội, sáng 3/10, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Nam, ông Phan Thái Bình bày tỏ lòng cảm ơn đối với Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và nhân dân đã quan tâm, kịp thời cứu hộ, cứu nạn giúp người dân các tỉnh miền Trung vượt qua khó khăn do thiên tai, lũ lụt.
Song từ thực tế thiên tai xảy ra ở khu vực miền Trung, ông Bình đề xuất nên có cơ chế cấp thóc gạo miễn phí cho đồng bào dân tộc thiểu số, để người dân giữ rẫy làm rừng. "Chúng ta có số lượng gạo rất lớn nên hoàn toàn có thể cấp để người dân an tâm giữ rừng, phát triển kinh tế", ông Bình nói.
Bên cạnh đó, ông Bình cũng đề nghị xem lại việc trồng rừng thay thế ở các dự án thủy điện, thủy lợi, nhất là vị trí trồng, loại cây trồng, cách trồng. Có như thế mới tránh được tình trạng thay thế cây lớn, lâu năm có chức năng phòng hộ bằng các loại cây không có chức năng phòng hộ hoặc ở vị trí không có khả năng phòng hộ.
"Tôi đề nghị rà soát lại toàn bộ thủy điện vừa và nhỏ xem tác động thế nào đến môi trường. Chứ như vừa qua nhân dân ở vùng hạ du rất bất an mỗi khi thủy điện xả lũ", ông Bình nhấn mạnh.
Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường cho biết, diện tích rừng của đất nước ta hiện nay là 14,6 triệu ha, cao hơn rất nhiều so với 30 năm trước. Trong đó, riêng diện tích rừng tự nhiên có đến 10 triệu ha. "Chỉ trong vòng 30 năm, chúng ta đã tăng trên 5 triệu ha rừng. Đây là sự cố gắng vượt bậc và khẳng định tầm nhìn của nước ta về sự phát triển bền vững", ông Cường nói.
Tuy nhiên theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, rừng tự nhiên trước đây bị ảnh hưởng rất nhiều, nhất là trong giai đoạn chiến tranh. Thế nên việc phục hồi rừng tự diên phải dần dần từng bước.
"Cái giá phải trả cho việc mất rừng lớn như thế nào"
Phát biểu ngay sau đó, ĐBQH Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) cho rằng, khi lý giải về những ảnh hưởng thiên tai vừa qua, có ý kiến giải thích là do ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, đất khô bị mưa lớn kéo dài dẫn đến sạt lở. Tuy nhiên, lý giải đó chưa đủ, khi trong thời gian qua, chúng ta đã mất diện tích rừng tự nhiên quá nhiều, khiến cho hậu quả thiên tai dữ dội hơn, nặng nề hơn.
"Nhìn vào mưa lũ và hậu quả miền Trung vừa qua càng thấm thía và thấy cái giá phải trả cho việc mất rừng lớn như thế nào", ông Thắng phản ánh.
ĐBQH Đoàn Quảng Trị Phan Đức Thắng
Theo ông Thắng, trong 20 năm qua, các dự án thủy điện nhỏ được xây dựng ồ ạt, cùng với việc phát triển phục vụ sinh kế khiến cho diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp. Đặc biệt, theo ĐBQH tỉnh Quảng Trị, độ che phủ rừng hàng năm tuy tăng song không nói lên được nhiều điều về độ che phủ, sức chống chọi thiên tai.
"Lũ lụt, sạt lở đất xảy ra ngoài lý do địa chất còn có do nằm ở khu vực đồi núi trọc. Mất rừng, mất khả năng điều tiết nước thì đương nhiên khiến lũ lụt đi nhanh hơn, mạnh hơn, tai họa lớn hơn", ông Thắng nói.
Phân tích kỹ hơn, ông Thắng cho rằng, thủy điện nhỏ có thể không làm tăng lũ nhưng có thể làm tăng mất rừng, khiến lũ lớn hơn và sạt lở nặng hơn. Từ đó, ông kiến nghị Chính phủ cần có chỉ đạo rà soát, đánh giá thực trạng chất lượng rừng, nhất là xây dựng thủy điện nhỏ để có giải pháp căn cơ, lâu dài.
Ông cũng đề nghị Quốc hội tiến hành giám sát tối cao để có giải pháp mạnh mẽ, loại bỏ các dự án không bảo đảm an toàn, ảnh hưởng mạnh mẽ đến rừng đầu nguồn, rừng tự nhiên, rừng có chức năng phòng hộ.
Bảo đảm an toàn hệ thống điện truyền tải mùa mưa bão Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 9079/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng về đảm bảo an toàn hệ thống điện truyền tải. Công nhân Công ty Điện lực Quảng Nam tập trung khắc phục lưới điện sau bão số 9. Ảnh minh họa: Trần Tĩnh/TTXVN Trước diễn biến phức tạp...