Quản lý hoạt động bán hàng đa cấp qua mạng vẫn còn những lỗ hổng
Thương mại điện tử là một lĩnh vực mới song lại có tốc độ phát triển rất nhanh và sôi động. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó một số doanh nghiệp đã lợi dụng hình thức kinh doanh này để thực hiện lừa đảo hết sức tinh vi và trắng trợn. Những hành vi tiêu cực này một phần xuất phát từ tâm lý hám lợi của người dân nhưng cũng có những lỗ hổng về mặt quản lý với những quy định thiếu chặt chẽ.
Chấn động vì những vụ lừa đảo
Trong năm 2012, dư luận cả nước chấn động bởi hàng loạt những vụ lừa đảo lớn qua mạng Internet gây thiệt hại cho hàng trăm nghìn người với số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Mở đầu cho “chuỗi” vụ việc này là vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đặc biệt nghiêm trọng dưới dạng sử dụng mạng Internet giả hình thức kinh doanh đa cấp do Lâm Phúc Hùng – Tổng giám đốc Công ty TNHH Diamond Holiday Đông Nam Á cầm đầu (bị triệt phá tháng 3-2012). Với chiêu trò vừa du lịch, vừa có tiền, “tập đoàn lừa đảo” Diamond Holiday với tên đăng ký kinh doanh là công ty TNHH Diamond Holiday Đông Nam Á (Công ty Holiday), trong thời gian dài đã kiếm được khoảng 30 triệu USD, với con số khoảng 87.000 bị hại ở nhiều tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Bản chất chương trình là huy động vốn đa cấp, lấy tiền của người dưới thưởng cho người trên.
Tiếp theo, vào tháng 8-2012 là trường hợp Công ty Đào tạo mua bán trực tuyến Muaban24 (MB24). Theo tài liệu của cơ quan Công an thì MB24 được thành lập từ 5-2011 do 4 đối tượng cầm đầu. Trong đó Nguyễn Mạnh Hà (32 tuổi, trú ở nhà B3, Mỹ Đình 1, Từ Liêm, Hà Nội) là người lập trình và viết ra sản phẩm điện tử trên website, 3 người còn lại chịu trách nhiệm giới thiệu, lôi kéo người tham gia hệ thống. Cơ quan điều tra đã xác định, các đối tượng cầm đầu đã rút hàng trăm tỷ đồng tiền mặt để hưởng thụ cá nhân rồi sau đó “bơm” tiền ảo vào hệ thống để đánh lừa người chơi.
Trong khi người dân chưa kịp hoàn hồn với hai vụ lừa “siêu khủng” thì cuối tháng 10-2012, tại TP Hồ Chí Minh, Cục CSĐT tội phạm về trật tự xã hội phía Nam (C45 Bộ Công an) phối hợp cùng Cục cảnh sát Công nghệ cao (C50) đã bắt giữ Tổng Giám đốc công ty Tâm mặt trời và một số thành viên để điều tra về hành vi lừa đảo. Theo điều tra ban đầu, lãnh đạo công ty đã kêu gọi mọi người tham gia làm thành viên để sở hữu một gian hàng điện tử và được mua hàng hóa đa chủng loại với giá cực rẻ. Để hưởng quyền lợi này, mỗi người phải nộp 6 triệu đồng. Khi giới thiệu thêm một người tham gia, họ sẽ được “thưởng 1,5 triệu đồng”. Tính đến trước ngày bị cơ quan chức năng điều tra, Công ty Tâm Mặt Trời đã phát triển mạng lưới ra rộng khắp trên 30 tỉnh, thành và có gần 40.000 người sập bẫy mạng lưới này với số tiền ước tính lên tới hàng trăm tỷ đồng. Cùng thời gian này, “tập đoàn” lừa đảo tinh vi mang tên Cộng đồng Việt (TP Hồ Chí Minh) cũng đã bị Bộ Công an đánh sập. Dưới hình thức huy động vốn đa cấp qua mạng Internet, công ty Cộng đồng Việt đã lừa đảo gần 100.000 người, chiếm đoạt số tiền gần 400 tỷ đồng.
Vì sao người dân dễ dàng bị lừa
Một câu hỏi đặt ra là tại sao nhiều người dân lại bị các công ty này dễ dàng lừa đảo như vậy. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết về phía các công ty lừa đảo này, khi mới thành lập, lãnh đạo các công ty đều có chung phương thức tạo uy tín bằng cách tổ chức lễ ra mắt, hội thảo tại những địa điểm rất hoành tráng (khách sạn 4,5 sao, các khu resort…). Thậm chí họ còn mua chuộc, mời những cán bộ có tên tuổi, có uy tín, có chức sắc ở địa phương, cả những người nước ngoài (mà chả ai biết là ở đâu) đến dự và phát biểu. Đây là thủ đoạn của các đối tượng kinh doanh hàng đa cấp, song cũng là sự hám lợi, thiếu trách nhiệm của một số cán bộ địa phương khi tham gia vào các sự kiện của công ty đa cấp và “lờ đi” những hoạt động phi pháp của các công ty kinh doanh đa cấp tại địa phương mình. Đây cũng là một kẽ hở để các công ty kinh doanh đa cấp hoạt động ngày càng sôi động.
Bước tiếp theo các đối tượng này mở chiến dịch quảng cáo và phương thức PR rầm rộ với một ê kíp những người hoạt ngôn, có khả năng thuyết phục được đào tạo để thuyết phục người nghe nhằm gây tác động tới tâm lý và thị hiếu của người dân. Tiếp theo, những công ty này liên tục sử dụng những chiêu trò nhằm đánh vào lòng tham, sự hám lợi của người tham gia. Công ty Cộng đồng Việt, đã hứa hẹn đóng tiền vào nửa năm vốn lẫn lãi tăng lên gấp 3 lần nhưng thực tế là chúng lấy 1/3 số tiền đã đóng của nạn nhân để trả cho chính họ, còn chiếm đoạt 2/3 còn lại. Còn với Công ty MB24 và Công ty Tâm Mặt Trời có cùng thủ đoạn hoạt động giống nhau đó là treo thưởng từng cấp, đồng thời dụ người tham gia theo hình thức hưởng hoa hồng.
Về phía những người tham gia, có không ít người sau khi trở thành hội viên của những tổ chức này, dù biết mình bị lừa nhưng do tiếc tiền đã đóng nên không dám nói thật, mà dụ dỗ bạn bè, người thân tham gia nhằm “gỡ vốn”. Những người còn lại khi sau khi đã bị lôi vào vòng xoáy này buộc phải gỡ gạc lại bằng cách tiếp tục đi lừa những người mà mình quen biết. Mặt khác với chế độ “thưởng” tương đối lớn, đánh vào lòng hám lợi của bị hại nên đã nhanh chóng lôi kéo được rất nhiều người cùng tham gia, vì thế mạng lưới chân rết của những công ty này hoạt động rất tích cực.
Kẽ hở của pháp luật
Hiện nay, ngày càng có nhiều phương thức kinh doanh qua mạng với những biến tướng của kinh doanh đa cấp. Trong khi đó Nghị định 57/CP/2006 về Thương mại điện tử không có quy định về việc bán hàng đa cấp trong Thương mại điện tử nên các doanh nghiệp đã lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo. Đây chính là kẽ hở để những trang mua bán này đã lợi dụng để lừa đảo khách hàng. Mặt khác, theo một cán bộ của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về Trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an Hà Nội, mặc dù Nghị định 110/CP/2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp thừa nhận bán hàng đa cấp là một phương thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp thông qua nhiều cấp khác nhau và người tham gia sẽ đươc hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa của mình. Song, luật pháp cũng quy định doanh nghiệp bán hàng đa cấp không được phép yêu cầu người tham gia đặt cọc hay mua hàng để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp. Tuy nhiên, nhiều người do nhẹ dạ cả tin, không nắm được quy định này nên vẫn thường bị dụ dỗ vào các mạng lưới lợi dụng bán hàng đa cấp để lừa đảo. Trong khi đó, do việc quản lý hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập nên hầu hết các vụ việc chỉ được phát hiện sau khi có đơn tố cáo gửi tới các cơ quan chức năng nên rất khó ngăn chặn ngay từ đầu.
Video đang HOT
Xử lý các công ty có dấu hiệu lừa đảo thế nào?
Theo thống kê của Bộ Công thương, hiện nay đang có khoảng 40 Công ty TNHH không có giấy phép kinh doanh điện tử nhưng lại đang hoạt động theo kiểu mô hình kinh doanh đa cấp. Sau khi các công ty lớn như MB24 hay Tâm Mặt Trời bị các cơ quan chức năng “sờ gáy”, một số công ty đã có dấu hiệu đóng cửa, dừng hoạt động. Tuy nhiên theo PGS-TS Thượng tá Nguyễn Minh Đức – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm (Học viện Cảnh sát nhân dân) nhận định, nếu trong quá trình hoạt động, các công ty này nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì dù có đóng cửa, dừng hoạt động cũng không thể chối bỏ được trách nhiệm của mình. Những người bị lôi kéo tham gia bỏ tiền vào những công ty này nếu thấy có dấu hiệu bị lừa đảo có thể làm đơn, tập hợp tài liệu gửi tới các cơ quan chức năng để có căn cứ xử lý điều tra, xử lý các công ty này theo trình tự thủ tục của pháp luật.
Về mặt quản lý Nhà nước, ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công thương cho biết, hiện Bộ Công thương đang phối hợp với các cơ quan pháp luật xây dựng Nghị định mới về thương mại điện tử thay cho nghị định về thương mại điện tử năm 2006 để trình Chính phủ xem xét. Trong đó, quy định rõ phạm vi, yêu cầu của hình thức thương mại điện tử đa cấp, bán gian hàng ảo, chiết khấu hoa hồng cho việc lôi kéo thành viên tham gia… nhằm bảo vệ quyền lợi của thành viên tham gia, tránh việc doanh nghiệp lợi dụng để thu tiền không minh bạch từ người tiêu dùng. Trong tình trạng hiện nay, ông Trần Hữu Linh đưa ra lời khuyên trước khi có ý định tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử, người dân cần cảnh giác, tìm hiểu kỹ thông tin, điều khoản ràng buộc trước khi đặt bút ký.
Theo ANTD
Đá cuội "tẩm nước bọt" giá... bạc tỷ
Sau khi được "tẩm nước bọt" của các siêu lừa, thỏi chì cũ kỹ hay viên đá cuội xấu xí bỗng chốc biến thành... thiên thạch thần diệu và chào bán với giá bạc tỷ!
Thỏi chì giá triệu đô
TAND TP. HCM vừa xử sơ thẩm vụ " Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" đã tuyên phạt bị cáo Chau Sốc (36 tuổi, quê An Giang) 14 năm tù; Thạch Rên (34 tuổi, quê Trà Vinh) 12 năm tù; Trần Văn Um (44 tuổi, quê Kiên Giang) 3 năm tù và Nguyễn Văn Cảnh (38 tuổi, quê Thái Bình) 2 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Các bị cáo trên đã dùng "nước bọt" để khua môi múa mép, lừa bán thiên thạch giả cho các bị hại với giá gần 10 tỷ đồng.
Chau Sốc và đồng bọn trước tòa
Trước Tòa, các bị cáo khai nhận: Tháng 12-2008, Sốc và Rên mua một cục chì kích cỡ bằng hột điều, sau đó "mông má" thỏi chì đó thành thiên thạch. Trần Văn Se (đã bỏ trốn) đóng vai nhân viên của Công ty NASA chuyên thu mua thiên thạch, còn Trần Kiên Cường (Kiên cận) rủ rê, lôi kéo người hùn vốn mua thiên thạch để bán lại kiếm lời.
Giữa tháng 12-2008, Cường chào hàng với bà Huỳnh Thị Ánh Hồng có người cần bán thiên thạch, bà Hồng xem ai mua thì giới thiệu sẽ được hoa hồng. Hôm sau, Se giả vờ đến hỏi mua nhà bà Hồng rồi tự giới thiệu mình là nhân viên Công ty NASA chuyên mua bán đá thiên thạch và nói nếu biết ai bán thì chỉ giùm sẽ được tiền "boa".
Se chỉ cho bà Hồng cách thử thiên thạch thật. Đến ngày 25-12-2008, Cường điện thoại cho bà Hồng đến xem thiên thạch. Sau khi thử hàng, Sốc nói bán cục thiên thạch với giá 15 tỷ đồng, nếu ai muốn mượn đi bán cho người khác thì phải đặt cọc 5 tỷ đồng.
Để tạo lòng tin cho người mua, Se nói Công ty NASA sẽ mua thiên thạch với giá 60 triệu USD/kg rồi rủ bà Hồng cùng hùn tiền mua để bán lại kiếm lời. Hám lời, bà Hồng đồng ý hùn 500 triệu đồng, riêng Se lấy cớ chỉ có 150 triệu đồng nên nói chỉ hùn bấy nhiêu, Cường góp 50 triệu. Sau khi làm hợp đồng, NASA sẽ cử nhân viên đem 5 tỷ đồng đến. Chiều hôm sau, Cường, Se hẹn gặp bà Hồng tại quán cà phê bờ sông ở quận 2.
Tại đây, bà Hồng giao cho Se 300 triệu đồng. Sau đó Se điện thoại cho Rên và Sốc, đóng giả nhân viên NASA đem thiên thạch tới. Theo kế hoạch, lấy lý do kẹt xe, Sốc không đem thiên thạch tới. Vì không có thiên thạch cho Công ty NASA xem nên bà Hồng mất 300 triệu đồng. Bà Hồng còn bị băng nhóm này lừa thêm hai lần nữa với tổng số tiền lên tới 800 triệu đồng.
Cũng với thủ đoạn trên, ngày 29-4-2009, tại một quán cà phê trên đường Tên Lửa, quận Bình Tân, khi bọn chúng đang lừa bán thiên thạch cho anh Lê Trương Toàn (ngụ Tây Ninh) với giá 10 tỷ đồng thì bị Công an ập vào bắt quả tang.
Viên đá cuội giá bạc tỷ
Thủ đoạn lừa bán thiên thạch dởm như vụ án trên không mới, vào tháng 7-2006 TAND tỉnh Nam Định đã xét xử băng nhóm lừa đảo liên tỉnh cũng với hình thức tương tự.
Cầm đầu nhóm "siêu lừa" là vợ chồng Nguyễn Thị Hạnh - Lê Trần Đoàn (ở Kim Bảng, Hà Nam). Tham gia nhóm này có Nguyễn Như Khiêm, Nguyễn Như Kiểm, Nguyễn Như Tỵ (đều ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) và Nguyễn Mạnh Hà (ở Xuân Trường, Nam Định). Trả giá cho hành vi của mình, băng nhóm này đã phải chia nhau mức án tổng cộng gần 40 năm tù.
Hồ sơ vụ án thể hiện: Hạnh tình cờ nhặt được một hòn đá cuội có hình dáng cổ quái, bèn nghĩ ra trò lừa đảo nên bàn với đối tượng Khiêm cùng tung tin rằng, mình tìm được mảnh thiên thạch quý hiếm, có khả năng chữa bệnh, có thể bán được tiền tỷ.
Biết anh Thắng (ở Bạch Mai, Hà Nội) là người chuyên môi giới mua bán các loại đồ quý hiếm, nên Hạnh đã nhờ anh Thắng tìm người mua. Sau đó, anh Thắng đã tìm đến anh Lý Văn Tư để giới thiệu mua bán cục thiên thạch này của thị Hạnh.
Hạnh và đồng bọn đã thuê nhà một người quen ở tập thể Trần Đăng Ninh, Nam Định để giao dịch với anh Tư. Bọn chúng chuẩn bị kịch bản lừa đảo rất kỹ càng: Bốn người đóng giả một gia đình gia giáo, người bố do Tỵ đóng vai, Hạnh và Kiểm đóng vai vợ chồng, còn Khiêm giả làm anh trai thống nhất bán "bảo bối" nhiều đời của gia đình.
Nơi chúng cho anh Tư xem hàng là căn buồng tranh tối tranh sáng. Giống như giới mua bán cổ vật, chúng đã thử cho anh Tư đến 3/6 cách. Tin tưởng, anh Tư đã đặt cọc 90 triệu đồng, sau đó nộp tiếp cho chúng 450 triệu đồng để nhận về viên đá cuội có hình thù kỳ dị được quét sơn đen bóng và trở thành người bị hại trong vụ án lừa đảo.
Tại phiên tòa sơ thẩm của TAND tỉnh Nam Định hôm ấy, bị hại và người dự khán té ngửa khi được biết, trước khi xảy ra vụ lừa bán thiên thạch giả trên, Kiểm và Khiêm còn có thành tích lừa đảo bán cổ vật giả đồng đen vào năm 2001. Năm đó, chúng đã tìm mua những đồ dùng bằng đồng cũ kỹ, đen đúa tại các các gánh đồng nát rồi dùng sơn bóng tân trang lên cho giống vật liệu đồng đen.
Chúng chuẩn bị kịch bản lừa đảo hết sức chu đáo là những người trong một dòng họ vì bất đắc dĩ nên đành phải đứng ra bán đồ cổ của nhà thờ họ. Với thủ đoạn tinh vi trên, chúng không chỉ lừa được người Việt mà còn lừa được bốn nạn nhân buôn đồ cổ người Lào.
Kẻ phạm tội đã phải trả giá cho hành vi lừa đảo nhưng còn các bị hại, chỉ vì hám lợi trước mắt, lóa mắt trước món hoa hồng béo bở mà nhiều thương nhân giàu có đã tự biến mình thành nạn nhân của những siêu lừa.
Theo Pháp luật Việt Nam
Sập bẫy 7,3 triệu đôla "đen" Ngày 2.12 Cơ quan CSĐT CA TPHCM cho biết, đang điều tra vụ án đối tượng người nước ngoài lừa đảo, chiếm đoạt hàng chục ngàn USD của người phụ nữ bằng chiêu "tẩy rửa" USD đen. Theo hồ sơ, bà N.T.C (ngụ Q.2) đến Phòng CSĐT (PC45) CATP tố cáo, giữa tháng 9, có người xưng tên là Brown - quốc tịch...