Quản lý động vật hoang dã còn nhiều lỏng lẻo
Trong khi cuộc chiến bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD) còn chưa có hồi kết thì mới đây, Bộ NN&PTNT lại có Thông tư 47 cho phép khai thác 160 loài động vật rừng phục vụ thương mại. Đây là động thái hợp pháp hóa hoạt động săn bắn, nuôi nhốt ĐVHD bấy lâu?
Hết cá sấu đến hổ đe dọa
Còn nhớ, ngày 12/10, hàng trăm con cá sấu tại trang trại của Công ty TNHH Kinh doanh – Chế biến thủy sản – Xuất nhập khẩu Quốc Việt bị sổng chuồng do sự cố sụp tường rào. Từ đó đến nay, việc truy lùng cá sấu sổng chuồng vẫn chưa kết thúc, cuộc sống của hàng nghìn hộ dân ở ấp Cây Trâm A (xã Bình Định, TP Cà Mau) bị đe dọa. Cũng từ 12/10 đến nay, công ty này đã cho công nhân phá tan nát rau màu, cây cối của người dân trong ấp để truy bắt cá sấu. Cũng vì sự cố cá sấu sổng chuồng mà Trường tiểu học Kim Đồng phải tạm ngưng việc giảng dạy, cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn cho các em. Hiện, Công ty Quốc Việt vẫn chưa xác định được số lượng cá sấu sổng chuồng chính xác là bao nhiêu con.
Nhiều loại thú rừng bị đe dọa vì quy định “cởi trói” của Bộ NN&PTNT
Sự việc hàng trăm con cá sấu sổng chuồng chưa lắng xuống thì tại Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương cũng như các ngành liên quan đang phải tích cực vào cuộc truy tìm 4 cá thể hổ được cho rằng, người dân đang nuôi nhốt trái phép như nuôi lợn. Thông tin này, không những khiến toàn bộ lãnh đạo huyện Đô Thành, các ngành liên quan như Kiểm lâm, NN&PTNT đều “giật mình” mà còn khiến cho người dân trên địa bàn lo sợ. Vì, nếu là nuôi nhốt trái phép, không đảm bảo quy định về chuồng trại, hổ sổng chuồng thì nguy cơ đe dọa đến tính mạng rất cao.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ NN&PTNT đã có công văn gửi UBND tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh yêu cầu kiểm tra, xác minh thông tin, xử lý. Đại diện Tổng cục Lâm nghiệp cho rằng, hành vi nuôi hổ không có nguồn gốc hợp pháp, không đăng ký trại nuôi là vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), gây nguy hiểm tới cộng đồng, tác động xấu tới môi trường và hình ảnh của Việt Nam đối với những nỗ lực về bảo tồn thiên nhiên trong cộng đồng quốc tế.
Bộ NN&PTNT đề nghị UBND tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương tổ chức kiểm tra đồng bộ các hoạt động mua bán, kinh doanh, nuôi nhốt hổ và các loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh xử lý kịp thời hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước theo đúng pháp luật.
Video đang HOT
Khó hiểu quy định mới
Ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, trong lĩnh vực nuôi nhốt ĐVHD, Nghị định của Chính phủ cũng như nhiều Thông tư, văn bản quy phạm pháp luật khác đã quy định khá chặt chẽ về việc xử lý, chế tài xử lý. Thậm chí, về chuồng trại nuôi nhốt, lồng nuôi nhốt cũng đã có quy định cụ thể, chi tiết. Tuy nhiên, việc thực thi của các cơ sở nuôi nhốt cũng như cá nhân nuôi nhốt còn chưa được đảm bảo.
Vừa qua, Bộ NN&PTNT đã có Thông tư 47 quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường, có hiệu lực từ ngày 9/11 tới đây. Theo ông Tuấn, Thông tư 47 nhằm thiết lập quy định pháp lý để đưa việc khai thác từ tự nhiên vào khuôn khổ, đồng thời lấp “khoảng trống” chế tài xử lý các vi phạm đang diễn ra trong nhiều năm qua.
Song, theo bà Vũ Thị Quyên, Giám đốc sáng lập Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), trên thực tế, các cơ quan chức năng địa phương rất hạn chế trong việc định dạng chính xác các loài những người khai thác, buôn bán, nhân nuôi vì mục đích thương mại lại càng thiếu kiến thức này. Vì vậy, việc khai thác và nhân nuôi vì mục đích thương mại chỉ nên hạn chế ở một số nhóm loài dễ dàng phân biệt, kể cả khi sống và chết. Còn một số loài có đặc điểm gần hay tương tự nhau như chim, cầy, chồn, rắn, thằn lằn… rất khó phân biệt thì chỉ nên cho khai thác vì mục đích nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra, dù Thông tư 47 quy định không được khai thác thú rừng vì mục đích thương mại trong các vườn quốc gia khu bảo tồn thiên nhiên, nhưng một thực tế, đến nay, ý thức người dân trong việc bảo vệ ĐVHD chưa cao, nếu cho phép người dân vào rừng khai thác các loại động vật, do ý thức tự giác chưa cao nên gặp loài nào cũng bắt, dẫn đến nhiều loài động vật nằm trong danh mục cấm sẽ bị ảnh hưởng.
Theo 24h
Cảnh săn bắt và thuần dưỡng voi rừng của người Tây Nguyên xưa
Xưa kia tại Bản Đôn hay tên gọi khác là Buôn Đôn được biết đến là nơi săn bắt và thuần dưỡng voi rừng có một không hai ở Đông Nam Á. Một chuyến vào rừng sâu săn bắt voi của các Gru khi xưa là một "trận chiến" đầy mưu trí và dữ dội.
Người Tây Nguyên xưa săn voi rừng như thế nào?
Hiện nay, tại Bản Đôn (Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) hiện vẫn còn lưu giữ lại một số mẫu chuyện hiếm hoi từ những cuộc vào rừng săn voi khi xưa của các Gru như là "truyền thuyết" về một trận chiến đấu ác liệt đáng nhớ.
Trước khi vào rừng săn voi con, người ta chuẩn bị khoảng 15 con voi nhà, chủ yếu là giống voi đực sung sức, thiện chiến nhất tuổi khoảng 40 hoặc ngoài 40. Yếu tố quan trọng không kém là số voi này không bị động đực, trường hợp không đủ voi đực có thể chọn voi cái nhưng phải đảm bảo sung mãn sức khỏe, không nhút nhát. Số voi này được chia thành 3 tốp, mỗi tốp 5 con gồm: tốp tấn công, tốp kiềm chế và tốp đuổi bắt.
Vật dụng chính trong các chuyến săn voi xưa có trên 20 loại dụng cụ, trong đó chủ yếu là các sợi dây da trâu, dùi sắt, sào tre nhọn, áo quần bảo vệ... Một chuyến đi săn voi có khoảng 20 - 30 thợ săn, đứng đầu tốp thợ săn này gọi là Gru - một thủ lĩnh có nhiều bản lĩnh, kinh nghiệm săn bắt voi rừng, khả năng phán đoán tình huống chính xác từ các dấu chân voi, biết được đàn voi bao nhiêu đực hay cái. Độ tuổi voi rừng mà đoàn săn bắt hướng đến thông thường từ 2 - 4 tuổi, nếu vượt quá 4 tuổi voi rừng rất khó thuần dưỡng vì bản tính hoang dã ăn sâu vào máu thịt.
Sợi dây thòng lọng da trâu của vua voi Ama Kông - một trong những vật dụng dùng để săn bắt voi rừng khi xưa.
Ngay khi phát hiện đàn voi rừng, Gru ra dấu hiệu bằng cách thổi tù và được làm bằng sừng trâu để dàn đội hình chu đáo, kỹ lưỡng trước khi săn bắt. Khi tín hiệu tù và được nổi lên, 5 con voi nhà tốp tấn công chạy lên dùng vòi và ngà húc vào những con voi rừng đực đầu đàn nhằm chia tách đàn riêng lẻ. 5 người thợ săn ngồi trên voi nhà dùng mũi nhọn greo đâm vào đầu, vào vòi, vào chân voi rừng để hỗ trợ voi nhà. Những người khác hò reo, đánh chiêng trống và thổi tù và thật to làm náo loạn cả khu rừng. Khi voi rừng đầu đầu đàn có dấu hiệu thua trận, chúng gầm rú dữ dội ra hiệu cho cả đàn tháo chạy vào rừng sâu. Khi đàn voi rừng đã tán loạn, những con voi mẹ cái dẫn con nó chạy lon ton - mục tiêu xem như lọt vào tầm ngắm của người Gru.
Ngay sau đó, thủ lĩnh Gru chỉ tay về hướng voi con nổi tiếp một hồi tù và sừng trâu thứ hai ra hiệu 5 con voi nhà tốp kiềm chế lao vào con voi rừng mẹ, 3 con voi nhà vây con voi rừng mẹ lại, 2 con còn lại tách con voi con về một bên để xa mẹ, xa đàn. Lúc này người thủ lĩnh Gru nổi tiếp một hồi tù và thứ 3, cùng lúc 5 con voi nhà thuộc tốp đuổi bắt dí đầu về hướng con voi con, làm con voi rừng con sợ sệt, hoảng loạn. Người thợ chính khi thấy nó đã mệt, quan sát thấy cái chân trái đã yếu không thể trụ được liền quăng sợi dây thòng lọng vào chân đó. Khi đã buộc được vào chân trái voi rừng con, người thợ phụ như sóc nhảy xuống đất thật nhanh tìm gốc cây lớn gần đó buộc sợi dây thành một vòng tròn. Con voi con sợ sệt chạy ra xa thì càng bị buộc chặt vào chân, khi thấy voi con đã mệt không thể kháng cự liền dùng những con voi nhà to khỏe áp giải con voi con trở về.
Trống kèn, tù và lại được nổi lên rền vang núi rừng báo hiệu sự thành công của chuyến săn. Nếu đoàn săn không thành công hoặc có người thiệt mạng người ta đánh vào trống da trâu dày, âm thanh phát ra chát tai báo hiệu chuyến săn bất thành.
Theo luật tục trong một chuyến săn, phải bắt được 3 con voi con rừng, nếu bắt được 2 con thì phải thả lại một con vì đó là dấu hiệu không may mắn. Khi trong gia đình có người săn voi, người nhà cắm 2 nhành cây tươi trước cửa nhà, không tiếp khách vì sợ luồng gió lạ không đem đến may mắn.
Thuần dưỡng voi rừng
Khi đã săn bắt được voi con rừng người ta đem về cho các thợ thuần dưỡng nhiều kinh nghiệm thu phục chúng. Thời gian thần dưỡng voi kéo dài 5 - 7 tháng, con nào khó tính có thể kéo dài vài năm. Ban đầu người ta dùng một cái cùm hình chữ V được làm bằng 2 cành cây gai nhọn buộc vào cổ voi con, dùng dây thừng kéo lên cao 2, 3 mét so với mặt đất để phạt chúng. Dùng 2 cái cùm số 8 bằng dây gai nhọn sắc, một cái cùm vào 2 chân trước, cái còn lại cùm hai chân sau nhằm tập cho nó bước đi chậm chạp, giảm tính hung hăng, hoang dã.
Voi nhà tại Bản Đôn hiện nay.
Khi voi con đã đau đớn, gầm rú dữ dội người thợ thuần dưỡng lại cho nó nghỉ 2, 3 ngày, cho ăn thức ăn bồi bổ, đồng thời xoa dịu nó. Hết quãng thời gian trên, người thợ lại dùng gậy greo nhọn sắc đánh vào mông voi rừng con, phía trước 2 người khác dùng sào đâm vào đầu, voi con con chống trả quyết liệt. Càng chống cự thì cùm chữ V treo đầu voi con lên cao lại siết chặt nó đau đớn nhờ hai hàng gai nhọn sắc. Khi người thợ quan sát voi con chảy nước mắt cho thấy đã bị thuần phục thì cho ăn mía, cây rừng, dùng thuốc đắp vết thương đưa vào bãi thuần dưỡng.
Dũng sỹ Ama Kông, tên khai sinh của ông là Y Prông Êban nổi tiếng khắp Tây Nguyên khi săn bắt được gần 300 con voi rừng. Ama Kông còn có ông bác là Y Thu, người từng săn được gần 500 con voi rừng.
Theo Dantri
Tận mắt xem "tát hổ, nhổ râu hùm" Chiếc cửa sắt mở ra, C. đi vào trong trước, 4 con hổ như nhận ra người chủ của chúng vội chạy đến bên. C vuốt ve vào đầu chúng. Có lúc cao hứng, C. vỗ mấy phát liên tục vào mặt con hổ lớn nhất khiến chúng tôi ớn lạnh... Tát hổ! Quả thật, đối với tâm lý những người nuôi hổ...