Quản lý đất đai cần chặt chẽ và thận trọng
Chiều ngày 5/11 tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, tiếp tục diễn ra phiên chất vấn các thành viên Chính phủ về nhiều vấn đề kinh tế – xã hội quan trọng được cử tri cả nước quan tâm.
Nhiều đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi về vai trò, biện pháp xử lý các khiếu kiện, khiếu nại trong quản lý đất đai; rà soát các bất cập trong quy định để sửa đổi, chấn chỉnh công tác quy hoạch; hoàn thiện hệ thống quản lý, cơ sở dữ liệu, đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai nhằm tăng cường thanh tra, kiểm tra quản lý và xử lý nghiêm minh các vi phạm lĩnh vực này.
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trả lời chất vấn. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Trả lời chất vấn, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, thời gian gần đây, có không ít các vụ việc khiếu kiện cần sự vào cuộc của cơ quan thanh tra, kiểm tra; nhất là lĩnh vực đất đai và sự phiền hà, nhũng nhiễu trong việc thực thi các thủ tục hành chính về đất đai đối với người dân và doanh nghiệp, đúng như phản ánh từ một số đại biểu Quốc Hội.
Theo kết quả rà soát, đánh giá, cơ quan thanh tra nhận định, trong đầu tư xây dựng các dự án có sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, xác định giá đất, cấp quyền sử dụng đất cho người dân là những lĩnh vực có nhiều khiếu kiện nhất; hay như ở lĩnh vực đầu tư công, đấu thầu, chỉ định thầu các dự án đầu tư xây dựng cơ bản và việc quản lý tài chính ngân sách. Ngành thanh tra đã kiểm tra việc cấp giấy phép xây dựng, cấp phép khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng và kinh doanh…
Đây là một số lĩnh vực dễ xảy ra những vấn đề bất cập, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Ngành thanh tra cũng đã đề xuất Chính phủ một số giải pháp để ngăn chặn, xử lý những nhũng nhiễu, phiền hà và tâm lý bức xúc trong người dân và doanh nghiệp khi triển khai dự án; nhất là phục vụ cho Chương trình Chính phủ số với mục tiêu tập trung cho việc cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính; đặc biệt là đảm bảo công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra. Cùng với đó là việc phải tích cực đổi mới công nghệ thông tin, công nghệ số khi triển khai các thủ tục hành chính trong thực tế.
Người đứng đầu ngành thanh tra đánh giá, việc xử lý nhiều sai phạm, phát sinh cũng là điều cần phải được tập trung hơn trong thời gian tới đây. Cơ quan quản lý Nhà nước cũng như ngành thanh tra sẽ cần phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các bộ, ngành liên quan và các địa phương để xây dựng định hướng các chương trình để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trong đó, có nội dung liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất đai cũng như việc xử lý những vấn đề sai phạm, phức tạp kéo dài. Sau ý kiến đánh giá của Thanh tra Chính phủ, chính quyền các cấp và đại diện các bộ, ngành và địa phương cũng có nhiều phương án để cải thiện việc quản lý, sử dụng đất đai, phát huy nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước.
Việc xử lý các đơn vị, tổ chức hay những cá nhân có nhiều sai phạm như phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chưa sát thực tế; điều chỉnh quy hoạch chi tiết không đúng thẩm quyền; xác định giá đất để giao đất thấp hơn nhiều so với thị trường cho thuê; mục đích sử dụng đất không theo quy hoạch, không đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất gây thất thoát lớn cho ngân sách Nhà nước…
Video đang HOT
Qua thanh tra và giải quyết khiếu mại, tố cáo, cơ quan chức năng cũng thống nhất giải pháp cần làm là nghiên cứu, rà soát những bất cập trong quản lý, sử dụng đất đai, để sửa đổi và điều chỉnh khung khổ pháp lý nhằm đảm bảo sự đồng bộ, chặt chẽ và phù hợp với thực tiễn. Thêm nữa, cần chấn chỉnh quy hoạch, quản lý Nhà nước về đất đai, hoàn thiện hệ thống theo dõi, đánh giá công tác quản lý đất đai ở địa phương và cả nước. Cùng với đó là đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai, đặc biệt là đăng ký, cấp giấy chứng nhận, cơ sở dữ liệu về đất đai… để phát hiện nhằm ngăn chặn những hành vi lãng phí, thất thoát tài sản của Nhà nước.
Hà Nội siết chặt quy định đấu giá đất: Tránh tạo ra thị trường 'ảo'
Thành phố Hà Nội vừa áp dụng quy định mới về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố.
Dự án HanHomes Giang Biên (quận Long Biên, Hà Nội). Ảnh minh họa: Minh Nghĩa/TTXVN
Theo Quyết định số 24/2022/QĐ-UBNND của UBND thành phố Hà Nội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 27/2020/QĐ-UBND ngày 18/11/2020 của UBND thành phố Hà Nội, người tham gia đấu giá đất phải nộp tiền đặt trước (tiền đặt cọc) bằng 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá.
Cụ thể, kể từ ngày nhận được quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá của UBND cấp có thẩm quyền, trong thời hạn 5 ngày, cơ quan thuế Hà Nội gửi thông báo nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất bằng văn bản cho người trúng đấu giá. Thời hạn nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
Đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức đấu giá chủ động xác định, đề xuất thời hạn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cụ thể tại phương án đấu giá quyền sử dụng đất, nhưng không được quá thời gian quy định tại Điều 18 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.
Trường hợp người trúng đấu giá không nộp tiền hoặc không nộp đủ tiền theo đúng quy định thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, cơ quan thuế của Hà Nội có văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Sau đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội lập hồ sơ trình UBND cấp có thẩm quyền ban hành quyết định hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất trong trường hợp người trúng đấu giá không nộp tiền hoặc không nộp đủ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo thời hạn quy định.
Hồ sơ trình ban hành quyết định hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
Khoản tiền đặt cọc (theo quy định tại khoản 5 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản) của người bị hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 điều này được nộp vào ngân sách nhà nước sau khi trừ các khoản chi phí đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc UBND thành phố Hà Nội điều chỉnh một số quy định trong đấu giá quyền sử dụng đất, đặc biệt ban hành những chế tài mạnh, đủ sức răn đe là rất cần thiết nhằm khai thác hiệu quả nguồn lực từ đất đai. Bởi từ thực tế đấu giá đất thời gian qua, Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác liên tục xuất hiện tình trạng bỏ cọc sau khi giá trúng bị đẩy lên cao bất thường.
Nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại, nếu tình trạng bỏ cọc tiếp diễn, Hà Nội sẽ thất thu ngân sách, ảnh hưởng đến tiến độ phát triển đô thị, ổn định đời sống dân cư và rối loạn thị trường bất động sản Thủ đô.
Đơn cử như đầu năm 2022, Trung tâm quỹ đất Mê Linh đã phải hủy bỏ kết quả đấu giá gần 20 thửa do người trúng đấu giá không hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Theo đó, số tiền nhà đầu tư bỏ cọc khoảng 60 tỷ đồng.
Cụ thể, dự án đấu giá thôn Ngự Tiền (xã Thanh Lâm) 10 thửa; dự án tại điểm X2, thôn Văn Lôi (xã Tam Đồng) 5 thửa; dự án tại điểm X3 (xã Tam Đồng) cũng có trường hợp bỏ cọc. Hay tại quận Cầu Giấy, 4 thửa đất tại Khu X4 (phường Mai Dịch) sau khi được "đẩy" giá trúng lên gần 400 triệu đồng/m2 (gấp 2 - 2,6 lần so với giá khởi điểm), khách hàng lại bỏ cọc. Nếu không xảy ra bỏ cọc thì ngân sách quận sẽ thu về 250 tỷ đồng...
Mới đây, ngày 3/6, Trung tâm quỹ đất Mê Linh huyện Mê Linh tiếp tục đấu giá thành công 17 thửa đất tại điểm X1, thôn Yên Vinh, xã Thanh Lâm. Với giá khởi điểm từ 27,1 triệu đồng đến 35,2 triệu đồng/m2, kết quả trúng giá cao nhất lên đến 85,5 triệu đồng/m2, thấp nhất là 28,6 triệu đồng/m2. Tổng số tiền trúng đấu giá hơn 98 tỷ đồng.
Sau khi phiên đấu giá kết thúc, nhiều người dân và nhà đầu tư cho rằng, giá trúng trên là quá cao so với mặt bằng chung của khu vực huyện Mê Linh. Mặc dù có lợi thế về hạ tầng, lại thêm thông tin về việc sắp triển khai xây dựng đường Vành đai 4 qua địa bàn huyện, nhưng mức giá trúng trên vẫn cao hơn giá đất xung khoanh khu vực từ 20 - 30 triệu đồng/m2. Câu hỏi đặt ra là liệu đến hạn cuối phải nộp tiền trúng giá, khách hàng có tiếp tục bỏ cọc như một số dự án đã diễn ra trước đây?.
Từ thực trạng này, các chuyên gia đề xuất, trong khi chờ Luật Đất đai năm 2013 sửa đổi thì trước mắt có thể xem xét phương án thuê các tổ chức định giá độc lập để lấy kết quả định giá này là một trong những căn cứ xác định giá khởi điểm đấu giá đất; hoặc có cơ chế để lựa chọn nhà đầu tư tương tự như thủ tục đấu thầu (xem xét đề xuất về tài chính, kỹ thuật để sàng lọc, lựa chọn ra danh sách các nhà đầu tư tiềm năng, có khả năng thực hiện tốt dự án) rồi mới tiến hành bỏ giá...
Theo UBND thành phố Hà Nội, giai đoạn 2011 - 2021, trên địa bàn thành phố đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất tại 1.708 dự án với tổng diện tích 3,177 triệu m2, thu về cho ngân sách hơn 59.423 tỷ đồng. Dự kiến trong giai đoạn 2022 - 2023, Hà Nội sẽ đấu giá 1.084,82 ha đất và số tiền trúng đấu giá khoảng 104.000 tỷ đồng; trong đó, riêng năm 2022, sẽ đấu giá 507 dự án với tổng diện tích đất 422,07 ha.
Đánh giá của UBND thành phố Hà Nội cho thấy, việc tập trung đẩy mạnh đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố thời gian qua đã nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng nguồn thu cho ngân sách thành phố để đầu tư xây dựng hạ tầng, góp phần phát triển kinh tế tại các địa phương.
Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc liên quan tới pháp luật về đất đai, đấu giá quyền sử dụng đất. Trong đó, có những nội dung chưa rõ ràng, chồng chéo, thiếu đồng bộ dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện.
Cụ thể, các phương pháp xác định giá đất (gồm so sánh trực tiếp, chiết trừ, thu nhập, thặng dư và hệ số điều chỉnh giá đất) không hiệu quả. Hiện nay, khi giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất không phản ánh đúng giá giao dịch thực tế thì thông tin đầu vào để áp dụng các phương pháp định giá đất thiếu chính xác, không tin cậy; nhiều loại đất, khu vực không có thông tin chuyển nhượng quyền sử dụng đất, việc điều chỉnh sự khác biệt giữa tài sản so sánh và tài sản thẩm định phụ thuộc vào kinh nghiệm của thẩm định viên về giá, nhiều chỉ tiêu tính toán chi phí phát triển chưa được hướng dẫn chi tiết...
Ngoài ra, đối tượng, điều kiện áp dụng phương pháp định giá chưa được quy định cụ thể, nhiều trường hợp một thửa đất nếu áp dụng hai phương pháp định giá đất khác nhau sẽ cho ra kết quả định giá khác nhau. Hay trong quá trình xác định giá, còn có tình trạng các ý kiến của cơ quan thanh, kiểm tra (Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước) chưa thống nhất về phương pháp tính, các khái niệm, định mức, thông số tính toán dẫn tới phải tạm dừng để xin ý kiến cơ quan Trung ương.
Từ những vướng mắc trên, UBND thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất theo hướng áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất (K).
Đây là phương pháp định giá đất bằng cách sử dụng hệ số điều chỉnh giá đất nhân với giá đất trong bảng giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. Qua đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, rút ngắn thời gian xác định giá đất cụ thể, đảm bảo công khai, minh bạch; nhà đầu tư chủ động trong việc xác định giá đất, phương án kinh doanh của doanh nghiệp.
Kon Tum: Yêu cầu kiểm điểm bí thư, chủ tịch H.Kon Plông vì có nhiều sai phạm Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum yêu cầu Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông, ông Đào Duy Khánh (Bí thư Huyện ủy) và ông Đặng Thanh Nam (Chủ tịch UBND H.Kon Plông) nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm để xử lý theo quy định. Ngày 30.5, theo nguồn tin riêng của PV Thanh Niên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phụ huynh tố trường dạy thêm thu tiền bất chấp Thông tư 29

Thiếu tướng Tô Cao Lanh nói về lùm xùm từ thiện của Phạm Thoại, mẹ bé Bắp

Phát hiện thi thể nam giới dưới chân tòa chung cư cao cấp

Công ty trồng rau theo chuẩn VietGAP "núp bóng" nuôi gà

6 trận động đất liên tiếp xảy ra ở Kon Tum

Phát hiện người đàn ông tử vong trong tư thế ngồi gục mặt xuống đường ở TPHCM

40 mỏ vàng mới được phát hiện ở Tây Bắc có dễ khai thác?

Thực hư thông tin về "virus lạ" khiến bệnh nhân ho ra máu ở Nga

Bé trai 9 tuổi ngủ quên trên cây xoài, cả làng đổ xô đi tìm

Ô tô bán tải bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Hôm nay, lực lượng diễu binh, diễu hành Bộ Quốc phòng vào Nam bằng tàu hỏa

Ninh Thuận thông tin về vụ ngộ độc của đoàn du khách đến từ Tiền Giang
Có thể bạn quan tâm

Thùy Tiên báo hại phim điện ảnh vì scandal kẹo rau, rùng mình chi tiết trùng hợp
Sao việt
13:54:41 05/04/2025
"Team qua đường" gặp Văn Hậu và Hải My hẹn hò gần biệt thự bạc tỷ mới xây, mỹ nhân khoe chân dài cực phẩm
Sao thể thao
13:41:52 05/04/2025
Loài vật quý hiếm bậc nhất thế giới, suốt 150 năm mới thấy 7 mẫu vật
Lạ vui
13:36:39 05/04/2025
9 "nữ hoàng bikini" gây bão màn ảnh 2 thập kỷ: Những khoảnh khắc đỉnh cao không thể bỏ lỡ!
Hậu trường phim
13:33:53 05/04/2025
Tàu vũ trụ trang bị hỏa lực: Liệu điện ảnh có trở thành hiện thực?
Thế giới
13:33:31 05/04/2025
Danh sách lãnh đạo Bộ Y tế có trách nhiệm ở dự án Bạch Mai, Việt Đức
Pháp luật
13:30:05 05/04/2025
Cuộc đời thay đổi của "công chúa băng giá": Bị ngầm cấm sóng suốt 10 năm, phải "bỏ xứ" để được cầm mic trở lại
Nhạc quốc tế
13:27:42 05/04/2025
1 Hoa hậu hàng đầu thông báo ly hôn chồng đại gia hơn 10 tuổi
Sao châu á
13:22:52 05/04/2025
2 con giáp sắp tạm biệt vận xui, bước vào thời kỳ huy hoàng, 1 con giáp đã giàu lại càng giàu hơn
Trắc nghiệm
12:44:42 05/04/2025
Công thức làm ức gà sốt chanh dây chua ngọt hấp dẫn, cực đơn giản
Ẩm thực
12:39:21 05/04/2025