Quản lý chất lượng đào tạo sau đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục
Sáng nay (14/11), Học viện Quản lý Giáo dục tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Quản lý chất lượng đào tạo sau đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục Việt Nam”.
Toàn cảnh hội thảo
Phát biểu khai mạc hội thảo, GS Phạm Quang Trung – Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục nhấn mạnh về tầm quan trọng của đào tạo sau đại học, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay.
GS Phạm Quang Trung cho biết, trong hơn 40 năm qua, cùng với các cơ sở giáo dục đại học khác, Học viện đã đồng hành thực hiện các nhiệm vụ do cấp trên giao cho.
Theo đó, Học viện đã có bước tiến rất dài trong đào tạo sau đại học, từ những bước đi chập chững đầu tiên; vừa làm, vừa thiết kế thi công, vừa làm, vừa học hỏi, quan sát, rút kinh nghiệm; cho đến nay, toàn bộ từ quy trình cho đến chất lượng đào của học viện đã được khẳng định và có được vị trí xứng đáng, được xã hội đánh giá cao.
GS Phạm Quang Trung phát biểu khai mạc hội thảo
Theo GS Phạm Quang Trung, sản phẩm mang tính chất là “chân kiềng” của Học viện Quản lý Giáo dục là: Đào tạo, bồi dưỡng, bao gồm: Đào tạo đại học và sau đại học, nghiên cứu khoa học và tư vấn chính sách.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã giao cho Học viện 2 nhiệm vụ trọng tâm nhất là: Phát triển đào tạo sau đại học và bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng nhiều lần nhấn mạnh, công tác đào tạo sau đại học là nhiệm vụ rất quan trọng, phải cố gắng nâng tầm.
Việc nâng tầm này không chỉ nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo, các lớp đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; điều quan trọng là chúng ta tạo ra thế hệ các thầy, cô giáo, các nhà khoa học, cán bộ quản lý giáo dục có năng lực, phẩm chất tốt, đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT theo tinh thần Nghị quyết 29.
TS Nguyễn Quốc Trị phát biểu tham luận tại hội thảo
Cho rằng, đổi mới chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng ứng dụng là công cuộc quan trọng, cấp bách và cần thiết, TS Nguyễn Quốc Trị – Trường ĐH Sư phạm Hà Nội trao đổi: Trong bối cảnh mới của đất nước, việc đổi mới chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng ứng dụng đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với các hoạt động đào tạo trong nhà trường, nhiều đòi hỏi mới đối với hoạt động sư phạm của giảng viên.
Điều đó đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với công tác quản lý của người hiệu trưởng, đòi hỏi người hiệu trưởng phải “Thay đổi sự quản lý” để “Quản lý sự thay đổi”.
Phát biểu tại hội thảo, TS Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh: Hội thảo có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong khung cảnh chúng ta bắt đầu triển khai Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và toàn bộ quy chế tuyển sinh trong ngành phải sửa đổi để thích ứng với yêu cầu mới của quản lý giáo dục.
TS Nguyễn Thị Kim Phụng phát biểu tại hội thảo
Theo TS Nguyễn Thị Kim Phụng, yêu cầu mới trong quản lý giáo dục là: Nhà nước chỉ quản lý tiêu chuẩn chất lượng, kiểm định chất lượng…còn các cơ sở giáo dục đại học tự chủ ở mức độ càng cao càng tốt.
Liên quan đến vấn đề chương trình đào tạo thạc sĩ ứng dụng mà một số đại biểu đề cập tại hội thảo, TS Nguyễn Thị Kim Phụng trao đổi: Chương trình ứng dụng khác với chương trình nghiên cứu chủ yếu về phương pháp học tập và về chương trình tự chọn, cũng như là luận văn, luận án.
Nếu như luận văn có các địa chỉ ứng dụng, có địa chỉ sử dụng vào kết quả nghiên cứu thì mới gọi là chương trình ứng dụng, còn nếu không làm được việc đó thì chưa phải đào tạo thạc sĩ ứng dựng.
Liên quan đến xây dựng chương trình đào tạo, TS Nguyễn Thị Kim Phụng chia sẻ: Các trường phải xây dựng chuẩn đầu ra trước, sau đó chương trình phải ứng với chuẩn đầu ra. Môn học nào là một mảnh ghép trong chuẩn đầu ra thì mới đưa môn học đó vào chương trình, chứ không phải là đưa vào chương trình những gì chúng ta đã có.
Minh Phong
Theo GDTĐ
Hà Giang: Phát triển mạnh khuyến học khuyến tài
Đến nay, sau 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 26 về "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác khuyến học khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) trên địa bàn tỉnh", mạng lưới Hội khuyến học từ tỉnh đến cơ sở ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Nhiều tổ chức, cá nhân đã quyên góp, ủng hộ giúp đỡ vật chất cho ngành GD. (ảnh minh họa)
Toàn tỉnh hiện có 3.875 hội, chi hội, ban khuyến học với 277.388 hội viên; chiếm 32,85% dân số toàn tỉnh. Nội dung KHKT cũng được đa dạng hóa với nhiều lĩnh vực.
Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CB làm công tác giáo dục và khuyến học các cấp nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT cũng được các cấp ủy, chính quyền đặc biệt quan tâm.
Ngành GD&ĐT thường xuyên rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ nhà giáo theo chuẩn nghề nghiệp; trên cơ sở phối hợp mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ CB, GV. Đến nay, toàn tỉnh có 19.976 CB, GV; tỷ lệ GV đạt trên chuẩn cấp MN là 56,8%, cấp TH 68,9%, cấp THCS đạt 65,6%, cấp THPT đạt 14,1%.
KHKT góp phần quan trọng vào đổi mới căn bản toàn diện giáo dục (ảnh minh họa)
Trong 5 năm qua, các cấp Hội khuyến học tỉnh Hà Giang đã tổ chức được 2.732 lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức cho các cán bộ, hội viên. Qua đó khơi dậy truyền thống hiếu học, giúp nhân dân nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của KHKT.
Công tác XHH giáo dục, vận động xây dựng Quỹ khuyến học được thực hiện hiệu quả; các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh đã quyên góp, ủng hộ được 44.228 triệu đồng, bao gồm tiền mặt và hiện vật. Từ nguồn quỹ này, đã khen thưởng, hỗ trợ kịp thời cho HS có hoàn cảnh khó khăn và những tấm gương khuyến học tiêu biểu...
Đức Trí
Theo GDTĐ
Sắp xếp cơ sở giáo dục đại học công lập nên để các trường tự quyết định Trong bối cảnh hiện nay, việc sắp xếp mạng lưới các trường nên theo nguyên tắc sàng lọc điều chỉnh của thị trường có sự định hướng và điều tiết của nhà nước. Như Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã thông tin, theo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về đổi mới...