Quản lý chặt các nhà thầu ngoại
Thảo luận về dự luật Xây dựng sửa đổi tại hội trường sáng 24.5, nhiều ĐBQH tán thành quy định quản lý chặt chẽ các nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam.
Theo ĐB Trịnh Ngọc Phương (Tây Ninh), hiện nhà thầu nước ngoài vào Việt Nam tương đối nhiều, trong đó nhiều nhà thầu hiện nay không có năng lực thực hiện, không đảm bảo chất lượng, kéo dài thời gian, không chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật liên quan. Do đó, việc quản lý nhà thầu nước ngoài là rất cần thiết, nhằm đảm bảo chủ quyền của một quốc gia phù hợp với thông lệ quốc tế, các hiệp định mà Việt Nam đã ký.
“Việc tổ chức đấu thầu theo luật Đấu thầu thì không có nghĩa chấm dứt sự quản lý của nhà nước đối với nhà thầu nước ngoài. Theo đó, việc quản lý nhà thầu nước ngoài cần được quản lý chặt chẽ hơn. Thực tế có tình trạng các nhà thầu thiết kế hay quy hoạch sau khi được chọn, hoặc trúng thầu, hoặc qua thi tuyển đã thuê lại các nhà thầu thiết kế trong nước với giá rất rẻ so với giá được giao. Cuối cùng, sản phẩm là của người trong nước nhưng giá thành lại là giá trả cho người nước ngoài”, ông Phương dẫn chứng.
Ủng hộ quan điểm này, ĐB Lê Quang Hiệp (Thanh Hoá) nhấn mạnh việc quản lý nhà nước đối với hoạt động của nhà thầu nước ngoài là thông lệ quốc tế, thể hiện chủ quyền quốc gia của nước chủ nhà đối với hoạt động kinh doanh của các pháp nhân nước ngoài.
Theo ông Hiệp, pháp luật của một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản… đều có chính sách quản lý nhà thầu nước ngoài. Mặc dù mỗi nước có chính sách khác nhau nhưng đều có quy định chung là khi nhà thầu nước ngoài vào hoạt động trong lĩnh vực xây dựng hoặc tư vấn xây dựng đều phải đăng ký để được cấp phép, thông qua để các cơ quan nhà nước có thể kiểm soát được tình hình hoạt động của các nhà thầu nước ngoài.
ĐB Nguyễn Thanh Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường – Ảnh: Ngọc Thắng
Trong khi đó, ở Việt Nam trong thời gian qua rất nhiều nhà thầu nước ngoài tự do vào Việt Nam hoạt động xây dựng và tư vấn xây dựng, rất lộn xộn, nhà nước không quản lý được, một số nhà thầu nước ngoài thực hiện các công trình không đảm bảo chất lượng, kéo dài thời gian, không chấp hành quy định của pháp luật trong việc đưa người và máy móc thiết bị thi công vào, đăng ký quản lý của cơ quan chức năng còn lỏng lẻo.
“Do vậy tôi hoàn toàn nhất trí với việc phải quy định về cấp phép đối với nhà thầu nước ngoài vào hoạt động xây dựng, tư vấn xây dựng tại Việt Nam và cần bổ sung các quy định cụ thể về xem xét năng lực nhà thầu và quy định các chế tài đủ mạnh để tăng cường kiểm soát các hoạt động của các nhà thầu, kể cả các chủ đầu tư có các nhà thầu nước ngoài thực hiện”, ông Hiệp bày tỏ quan điểm.
Video đang HOT
Ngoài nội dung trên, qua thảo luận, nhiều ĐBQH đề nghị cần phải có quy định hạn chế tối đa việc tùy tiện nâng tổng mức đầu tư dự án của các công trình xây dựng vốn phổ biến hiện nay để ngăn ngừa thất thoát, lãng phí, gây bức xúc dư luận trong thời gian dài. “Nên quy định được phép điều chỉnh tối đa không quá 1,5 lần so với tổng mức đầu tư của dự án được duyệt, nhằm quản lý đầu tư xây dựng được minh bạch và hiệu quả hơn”, ĐB Nguyễn Thanh Thủy (Hậu Giang) đề nghị.
Theo nghị trình, dự luật Xây dựng sửa đổi sẽ được QH biểu quyết thông qua vào ngày 18.6 tới.
Theo TNO
Hàng chục năm mỏi mòn chờ "ánh sáng"
Từ ngày dự án điện được khởi công, hàng trăm hộ dân thuộc hai xóm Bản Mát và Bản Kè khấp khởi vui mừng. Nhưng đã gần 1 năm trôi qua, họ vẫn mỏi mòn chờ đợi "ánh sáng" trong khi dự án vẫn dẫm chân tại chỗ.
Cột điện được dựng lên nhưng đã lâu lắm rồi vẫn chưa thể mắc điện.
Nằm cách trung tâm xã Đồng Hợp (Qùy Hợp, Nghệ An) và mặt đường quốc lộ 48 chỉ chừng 4 km, hàng chục năm qua, hàng trăm hộ dân thuộc hai xóm Bản Mát và Bản Kè vẫn sống trong "bóng đêm". Việc được sử dụng điện lưới tại các nơi khác đã có từ hàng chục năm nay nhưng đối với bà con ở đây đó như một điều quá xa xỉ.
Không có điện lưới, mọi sinh hoạt của người dân chủ yếu bằng thủ công. Một gia đình muốn xay lúa, cần dùng đến điện đều phải chở hàng hóa vượt qua con đường gập ghềnh để ra tận trung tâm xã. Mỗi khi màn đêm xuống cả xóm như chìm trong bóng tối, thi thoảng mới có những ánh đèn đèn dầu héo hắt ảm đảm, hoặc để có nguồn sáng người dân phải chấp nhận nguy hiểm sử dụng điện cù, ắc quy.
Dự án kéo điện cho xã Đồng Hợp được triển khai từ tháng 10/2012 với tổng kinh phí trên 10 tỷ đồng. Nhưng sau khi xây dựng xong hệ thống cọc cho 2 đường dây và đã chậm tiến độ gần 1 năm nay nhưng tới bây giờ dự án vẫn dậm chân tại chỗ.
Anh Lò Văn Thanh cho biết: "Ở đây người dân chủ yếu thắp sáng bằng đèn dầu, ắc quy, hoặc dùng điện cù. Nhưng dùng điện cù từ suối nguy hiểm lắm mỗi lần sửa không cận thận là bị điện giật ngay. Buổi tối trẻ con không có đủ ánh sáng để học bài. Có khi 2 đứa phải dùng chung một cái đèn dầu tối om".
Thấy được những điều bức thiết của người dân, tháng 10/2012 dự án xây dựng hệ thống điện cho xã Đồng Hợp được UBND huyện Qùy Hợp chính thức khởi công, với tổng vốn đầu tư hơn 10.144.000.000 đồng và dự kiến đến tháng 6/2013 sẽ đi vào hoạt động. Chủ đầu tư dự án là UBND huyện Qùy hợp.
Máy biến thế được đưa về bỏ chỏng chơ trong bản, trong khi người dân mòn mỏi chờ ánh sáng.
Ngày khởi công dự án người dân vui mừng chờ đợi giây phút điện lưới về với thôn bản. Anh Lò Văn Biêu một người dân ở xóm Bản Mát tâm sự: "Khi đó họ nói sắp có điện rồi! Bà con ở đây ai cũng vui mừng vì không phải mang thóc lúa ra tận trung tâm xã để xay nữa. Chúng tôi cũng được xem ti vi ở nhà mà không phải đi xa. Rồi không phải dùng đèn dầu, điện cù nữa. Nhưng lâu quá rồi điện vẫn chưa thấy đến, chúng tôi lo lắm".
Tuy nhiên, sau khi khởi công và tiến hành xây dựng xong hai hệ thống cọc cho đường dây 35KV và 0,4KV cùng hai trạm điện áp tại hai xóm thì bỗng dưng dừng lại. Hàng trăm hộ dân lại phải chờ đợi "ánh sáng" trong mòn mỏi.
Một người dân sửa mô tơ điện cù để tìm nguồn chiếu sáng dù rất nguy hiểm và bất tiện.
Người dân bản Mát phải dùng ắc quy để tìm nguồn sáng.
Trao đổi về việc chậm tiến độ tại dự án điện cho xã Đồng Hợp, ông Trương Hải Nam - Phó phòng Công thương huyện Qùy Hợp cho biết: "Dự án chậm tiến độ là do công tác giải phóng mặt bằng hành lang lưới điện chưa được bàn giao. Hiện tại chúng tôi đang phối hợp cùng chính quyền xã tiến hành vận động sớm bàn giao mặt bằng cho nhà thầu hoàn thành dự án trong thời gian sớm nhất".
Mặc dù chỉ cách quốc lộ 48 chừng 4 km, nhưng hàng chục năm nay hàng trăm hộ dân ở hai Bản Mát và Bản Ke thuộc xã Đồng Hợp (Qùy Hợp, Nghệ An) vẫn phải dùng đèn dầu để sinh hoạt. 2 em học sinh phải dùng chung 1 chiếc đèn dầu để học bài.
Trước những vấn đề bức thiết của người dân kính mong UBND huyện Qùy Hợp sớm có phương án giải quyết. Nhanh chóng tiếp tục triển khai dự án để ánh sáng sớm về với bà con dân bản, không để những công trình đã được xây dựng bị hư hỏng lãng phí.
Nguyễn Phê - Nguyễn Tình
Theo Dantri
Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông: Đội vốn 339 triệu USD ! Chậm giải phóng mặt bằng, tổng thầu EPC Trung Quốc thiếu kinh nghiệm... là lý do khiến dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chậm 2 năm so với dự kiến và đội vốn 339 triệu USD. Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đội vốn gần gấp đôi do chậm tiến độ - Ảnh:...