Quản lý bền vững tài nguyên đất than bùn ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ
Vườn Quốc gia U Minh Hạ ( Cà Mau) hiện có diện tích đất than bùn khoảng 3.000 ha. Đây là hệ sinh thái rất quan trọng, có tính đa dạng sinh học cao và rất có giá trị về bảo tồn.
Một góc Vườn quốc gia U Minh Thượng. Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN
Theo cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau, các hệ sinh thái rừng trên đất than bùn ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ có khả năng điều hòa khí hậu, dự trữ carbon, cung cấp nước và giảm thiểu những tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu. Với tầm quan trọng nêu trên, tỉnh Cà Mau tiếp tục tăng cường công tác quản lý tài nguyên đất than bùn theo hướng bền vững trong thời gian tới.
Tỉnh đang tích cực phối hợp với Cục Kiểm lâm Việt Nam khởi động Dự án Quản lý bền vững hệ sinh thái đất than bùn tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ – gọi tắt là Dự án SUPA. Dự án do Cục Kiểm lâm Việt Nam làm chủ đầu tư và được tổ chức GIZ Indonesia tài trợ vốn không hoàn lại với 847.000 USD. Thời gian thực hiện dự án SUPA từ năm 2021 đến 2023.
Dự án SUPA triển khai tại Vườn quốc gia U Minh Hạ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn được hệ sinh thái đất than bùn trên đất U Minh Hạ theo hướng thích ứng với biển đổi khí hậu để phát triển bền vững trong tương lai. Đồng thời, dự án hoàn toàn phù hợp với các cam kết của Việt Nam về kiểm soát ô nhiễm khói mù và góp phần bảo tồn, quản lý hệ sinh thái đất than bùn bền vững.
Mục tiêu quan trọng của dự án đó là tăng cường công tác bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái rừng trên đất than bùn bị suy thoái ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ; hỗ trợ phát triển sinh kế, nâng cao nhận thức cho các bên liên quan về giá trị, vai trò, chức năng của đất than bùn, hệ sinh thái đất than bùn trong phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo Cục Kiểm lâm Việt Nam, đơn vị thụ hưởng trực tiếp của dự án là Vườn Quốc gia U Minh Hạ. Ngoài ra, cộng đồng dân cư sống trong vùng đệm của Vườn cũng sẽ được hưởng lợi từ hoạt động hỗ trợ phát triển sinh kế, các mô hình quản lý nước thích ứng với biến đổi khí hậu. Do đó, Cục Kiểm lâm Việt Nam và tổ chức tài trợ dự án SUPA mong muốn cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, linh hoạt để phát huy tốt hiệu quả dự án.
Vườn Quốc gia U Minh Hạ, chính quyền địa phương chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân ở vùng rừng U Minh Hạ tích cực tham gia công tác phòng, chống cháy rừng, nhất là bảo vệ, bảo tồn tài nguyên đất than bùn ở U Minh Hạ.
Tận mắt thấy những "kỳ hoa dị thảo" ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ mà trong đời chưa chắc đã thấy
Vườn Quốc gia U Minh Hạ có tổng diện tích tự nhiên 8.527 ha thuộc hệ sinh thái rừng ngập lợ úng phèn, nằm trên địa bàn 2 huyện U Minh và Trần Văn Thời của tỉnh Cà Mau.
"Kỳ hoa dị thảo" ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ
Khu rừng tràm nguyên sinh nơi đây sản sinh ra rất nhiều câu chuyện huyền thoại mà cho đến bây giờ vẫn còn không ít người muốn khám phá và trải nghiệm.
Video đang HOT
Dù khó tìm thấy được dấu vết của rắn hổ mây khổng lồ như lời kể, song với tính đa dạng sinh học của khu rừng huyền thoại này, du khách có thể tận mắt thấy được những loài thực vật, động vật mà trong đời người chưa chắc đã gặp một lần.
Kỹ sư Lâm sinh Nguyễn Tấn Truyền, người có 12 năm gắn bó, khám phá tính đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia U Minh Hạ, cho biết hiện nơi đây có 176 loài thực vật, 32 loài thú, 91 loài chim, 47 loài bò sát và hàng chục loài lưỡng cư, thủy sản; trong đó có nhiều loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới cần được bảo vệ.
Những loài thực vật dưới đây phải len lỏi nhiều ngày giữa rừng tràm nguyên sinh Vườn Quốc gia U Minh Hạ mới có thể tìm thấy:
Bí kỳ nam, tên khác là Kỳ nam kiến, có tên khoa học Hydnophytum formicarum jack, thuộc họ cà phê. Đây là loài cây sống cộng sinh với kiến, có tác dụng trong nghiên cứu điều trị bệnh. Loài thực vật này đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam
Trái mỏ quạ (thực ra là lá) được hình thành từ chính lá cây mỏ quạ, do kiến chui vào lá làm tổ khiến lá phồng lên giống như cái mỏ của con quạ. Đây cũng là loại cây dùng làm thuốc chữa bệnh, phổ biến nhất là dùng để ngâm rượu
Cây nắp ấm hay còn gọi là bình nước kỳ quan, cây bắt mồi... Được miêu tả là có tác dụng chữa rất nhiều bệnh. Hiện nay Vườn Quốc gia U Minh Hạ đang ra sức bảo tồn như nhiều loài thực vật quý hiếm khác trong rừng
Cây ráng U Minh
Cây sung rừng
Không chỉ nhiều "kỳ hoa dị thảo", Vườn Quốc gia U Minh Hạ còn sở hữu rất nhiều động vật quý hiếm:
Cầy hương xuất hiện trong "bẫy camera" của Vườn Quốc gia U Minh Hạ
Chim dù dì hay còn gọi là cú đại bàng, tên khoa học là Bubo xuất hiện ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ
Quần thể dơi ngựa trong Vườn Quốc gia U Minh Hạ. Loài dơi này được ghi nhận là thành viên lớn nhất của họ dơi với sải cánh rất dài
Một con nai đi tìm thức ăn trong rừng U Minh Hạ
Rái cá lông mũi là loài sắp tuyệt chủng trên thế giới nhưng vẫn còn nhiều cá thể được phát hiện ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ
Rùa ba gờ cũng là động vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam
Sóc đỏ
Tê tê Java
Trăn đất (Ảnh và clip: Tư liệu Vườn Quốc gia U Minh Hạ)
Mỹ tăng cường an ninh mạng bảo vệ hệ thống cơ sở hạ tầng Ngày 27/1, một quan chức cao cấp Mỹ cho hay chính phủ nước này đang triển khai một kế hoạch nhằm đảm bảo an toàn cho cơ sở hạ tầng cung cấp nước đề phòng nguy cơ bị tin tặc tấn công. Theo nguồn tin trên, Chính phủ Mỹ sẽ yêu cầu các công ty chia sẻ thông tin về các cuộc tấn...