Quặn lòng nhìn con đang dần hỏng
Vợ chồng tôi có mỗi mình nó thôi, đứa con xinh đẹp của tôi, thằng bé ngay từ lúc mới lọt lòng đã vô cùng khôi ngô, kháu khỉnh. Cả nhà đều thương yêu nó, từ ông bà đến bố mẹ đều dành hết cho nó sự chăm sóc, nuông chiều.
Ảnh minh họa
Nhưng đến năm nó 4 tuổi thì gia đình tôi gặp biến cố lớn. Bố của nó, tức là chồng tôi, phải lòng gái nên về ruồng rẫy vợ. 2 năm tôi gắng gượng níu kéo nhằm giữ bố cho con, giữ người đàn ông cho gia đình là 2 năm đầy tủi nhục và đau đớn. Khi yêu thương chẳng nói làm gì, nhưng khi muốn ruồng rẫy rồi thì càng bị xích chân người ta càng trở nên hung hãn. Anh ta hay đánh tôi, nhiều lần trút giận vô cớ, tôi chăm sóc cho anh ta cũng là lý do anh ta thấy bực mà giơ nắm đấm, tôi nói về bồ của anh ta càng làm anh ta nổi trận lôi đình hơn.
Những lần bố mẹ cãi nhau, bố đánh mẹ, thằng con tôi đều nhìn thấy. Nhà có vài chục mét vuông thôi nên chẳng tránh đi đâu được. Ông bà bất lực, thằng cháu thì la khóc. Tôi nhịn mãi không nổi đành chấp nhận ly hôn. Nhưng ly hôn muộn màng là cái sai của tôi, vì bao nhiêu năm sống trong không khí gia đình nặng nề, dột nát đã nhuốm đen mất tâm hồn đứa con thiên thần của tôi. Vào lớp 1, nó lầm lì, ít nói, thích có hành động chống đối người lớn và hay đánh bạn. Mỗi lần đánh bạn, nó đều rất hung hãn và hay nói “cho mày chết, cho mày chết” – đấy là cách bố nó đã nói với tôi trong những trận đòn thù. Tôi phải đi gặp cô giáo của con rất nhiều lần, giải thích để cô hiểu gia cảnh tôi như thế và mong cô giúp đỡ con tôi. Cô giáo tâm lý nên có cảm hóa nó được đôi chút. Nó bớt hung hãn hơn nhưng không tình cảm với mẹ. Và nó ghét đàn ông, ghét cả những người muốn tìm đến xây đắp tình cảm với tôi.
Cấp hai con tôi học phải một ông thầy khó tính nên những cố gắng của tôi và cô giáo cũ nhằm bù đắp những thiếu hụt tinh thần cho nó đổ xuống sông xuống bể. Ông thầy chỉ nhìn thấy ở con tôi những điểm xấu và rất nghiêm khắc với nó, yêu cầu nó thay đổi, có khi nhục mạ nó. Con tôi không đến trường nữa. Thay vì đi học, nó vào hàng điện tử. Đến khi tôi biết để mà lôi nó về thì nhà trường đã không đồng ý cho nó theo học nữa. Tôi buộc phải chuyển trường cho con.
Cả chuỗi ngày đi học của nó chỉ là chuyển hết trường này đến trường khác. Đâu đâu cũng được nhiều lắm là vài tháng người ta lại đuổi nó ra. Tôi lao đao khốn khổ với xin xỏ, chỉ mong đến ngày nó tốt nghiệp được cấp 3 nhưng ước mơ cũng không thực hiện nổi. Ngày con nhà người ta đi thi tốt nghiệp con tôi lại trốn ra hàng điện tử. Khi về tôi đánh chửi nó, nó bảo “làm gì có chữ trong đầu mà thi”.
Tôi mất không ít tiền xin cho con lên trung tâm giáo dưỡng những trẻ em hư để mong xã hội dạy nó. Nhưng nó đi được một thời gian, nằng nặc đòi về. Nó bảo “mẹ đừng có rót tiền để người ta quản lý con nữa”. Rồi nó bỏ nhà đi suốt, toàn đi theo bạn xấu.
Tôi khóc không biết bao nhiêu mà kể vì con. Đời tôi đã không ra gì, một mình nuôi con chỉ mong nó có ngày lớn khôn cho mẹ được rạng rỡ, nhưng tôi càng xoay thì nó càng lún. Tôi đang dần mất con nhưng không còn biết phải cựa quẫy cách nào. Nhìn nó hư mà người làm mẹ như tôi không thể cứu, lòng tôi rất đau. Nếu ngay từ đầu, tôi biết bảo vệ nó trước xung đột gia đình, biết quan tâm nhiều hơn đến tâm lý của nó, có lẽ tôi đã không mất nó thế này.
Theo VNE
Quặn lòng đọc nhật ký của bà mẹ trẻ chăm con mắc bệnh sởi
Từng dòng viết chia sẻ, tâm sự của người mẹ trẻ khiến người đọc bị xúc động mạnh.
Video đang HOT
Trong những ngày qua, thông tin về bệnh sởi đang được dư luận dặc biệt quan tâm và chia sẻ trên nhiều trang mạng. Những hình ảnh các bé mắc bệnh sởi, những dòng chia sẻ tâm sự của các bậc làm cha làm mẹ khiến dư luận bị ám ảnh.
Kể về câu chuyện của chính mình, về chính những ngày tháng chăm con bị sởi, bài viết trên trang cá nhân của người mẹ trẻ L.H.T khiến người đọc dù lòng dạ "sắt đá" đến mấy cũng không thể cầm được nước mặt.
"Con ra viện vào chiều 21/2, bác sỹ Th. bảo con đã khỏe và cho đơn thuốc kháng sinh và thuốc ho về uống.
Ngày 22/2 mẹ xin nghỉ ở nhà để chăm con, mẹ thấy biểu hiện của con là xuất tiết mũi, xuất tiết khá nhiều. Ngay ngày hôm sau mẹ cho con đi khám lại ở bác sỹ Th., bác bảo rằng con bị cảm thôi, bác kê cho con thuốc kháng sinh, mekocetin (2 viên/ ngày) và thuốc cảm cúm loại mạnh. Bác khẳng định rằng con uống 5 hôm là khỏi. Trong đơn thuốc của bác bác ghi rõ khám lại sau khi điều trị 5 ngày VPQP/ Sởi.
Nhà bác Th. ở gần hiệu sách. Bố mẹ đã cho 2 chị em con vào hiệu sách chơi. Con rất thích. Mẹ đỡ 2 nách của con và con đi hết nơi này đến nơi khác, đồ chơi nào con cũng sờ tay vào. Mẹ cho 2 chị em con vào trong xe chở đồ, đẩy đi xung quanh hiệu sách. Con rất thích thú. Mẹ dừng lại là con lại đẩy đẩy người về phía trước, nhìn mẹ với ánh mắt: Mẹ ơi! Mẹ đẩy con đi tiếp đi.
Con là một đứa trẻ rất ngoan. Con sốt, con đòi bố hoặc mẹ bế trên tay. Khi hạ sốt là con lại chơi ngoan như 1 con chó con. Mẹ nhớ tối hôm đấy cả nhà mình ngồi chơi bóng. Bố ném bóng cho mẹ, mẹ truyền cho con, con lại ném cho chị Còi và chị Còi lại ném cho Bố.
Khi hạ sốt là con lại cố gắng ti mẹ, cố gắng uống sữa, cố gắng ăn bánh quy Cosy mà con thích.
Hạnh phúc là những điều rất giản dị. Chỉ có vậy thôi mà mẹ thấy hạnh phúc quá!!!!
Ngày 25/2, con bắt đầu sốt nhẹ (37,8 độ).
Ngày 26/2, con sốt cao hơn, bố mẹ cho con đi khám ở bác sỹ T.. Khi nhìn đơn thuốc bác Th. kê, bác T. quát luôn bố con: Tại sao lại cho dùng Mekocetin???? Cả bố và mẹ mắt chữ O, mồm chữ A, không biết trả lời bác làm sao vì bác Th. cũng là bác sỹ, là trưởng khoa, có bằng cấp nước ngoài đàng hoàng. Bác T. chỉ định cho con vào khoa HSCC xét nghiệm máu và chụp X-quang. ...
Bố con hỏi nhỏ bác T.: thuốc Meko không được dùng hả bác? Bác T. trả lời rằng: Sởi nó làm suy giảm miễn dịch, uống Meko nó càng làm suy giảm miễn dịch hơn.
Theo bệnh án thì con đã bị Sởi nên con không thể bị Sởi lần 2!!!!! Đó là khẳng định chắc chắn của bác sỹ.
Ngày 27/2 con bắt đầu sốt cao, không hạ. ...".
Vì quá lo lắng cho bệnh tình của con nhỏ, chị L.H.T đã quyết định cho con nhập viện. Và những ngày sau đó, chị và cả gia đình từng ngày từng giờ theo dõi bệnh tình của con, dành mọi tình thương,sự quan tâm, chăm sóc con. Mỗi khi con sốt, con mệt là chị và người thân tim như thắt lại...
" Ngày 1/3:...
Chiều hôm đấy con cứ sốt cao mãi không hạ, mẹ lại cho ra gặp bác sỹ B.. Bác cho con nằm ở phòng cấp cứu và chỉ định tiêm cho con mũi Gamma (thuốc trợ lực với người mới mắc sởi)
Tối bà lên. Bà cảm ơn bác sỹ. Bác vào phòng khám cho con và có nói một câu rằng: Con tiên lượng xấu đi! Vì thường Sởi khi mọc ban là sẽ không sốt nữa, mà con lại vẫn sốt cao.
Tối đó, mắt con sưng húp, chỉ nhìn thấy 1 chút lòng đen nháy. Hạ sốt một chút là con lại ngồi ngoan trên giường, con ăn được nửa cái bánh Cosy và uống sữa. Mẹ còn để phần bánh thừa của con lại và khoe với bố. Niềm vui nhỏ nhoi. Con hết nhìn xung quanh, con lại nhìn mẹ. Thằng cu chó con của mẹ ngoan thế đấy. Cả đêm con sốt cao, điều dưỡng liên tục nói chườm mát cho con.
Ngày 2/3:
Hôm đó là chủ nhật, bác sỹ B. không làm nữa mà 1 bác sỹ nữ, mẹ không nhớ tên trực và khám cho con. Mẹ lại kể cho bác nghe 5 ngày con nằm viện, mẹ lại thắc mắc con bị Sởi rồi sao con lại bị lại. Bác ấy khuyên mẹ: Em đừng để ý đến chuyện trước nữa. Hãy tập trung vào chữa phổi cho con. Con bị viêm phổi rất nặng. Con em là Sởi điển hình.
Ôi, tim mẹ như nghẹn lại. Được 5 tiếng đồng hồ con không sốt, mẹ rất mừng.
Khuôn mặt mệt mỏi, lo âu của cha mẹ khi chăm các bé bị sởi.
Sau đó con liên tục sốt cao. Điều dưỡng liên tục giục chườm mát.
Trưa bà mua cơm về, con thì sốt làm sao mẹ có thể ăn được. Bà giận, bà quát ầm lên, mẹ cũng không kiềm chế được. Mẹ đã thốt ra rằng: cháu nó sắp suy hô hấp rồi bà có biết không?...Bữa cơm hôm đó chan đầy nước mắt.
Trưa bố về lấy quần áo cho con. Nước mắt của một người cha đã rơi, rơi suốt dọc đường về nhà. Bố về, bố nói với các bác: Cu nhà e thích nhất bác Hà (kể cả mẹ đang bế con mà bác đi qua, con cũng đều với theo bác. Bác bế con nhẹ nhàng, thủ thỉ, thủ thỉ) chiều bác ra với cháu, biết đâu khi nhìn thấy bác, cháu nó sẽ cố gắng hơn"
Con liên tục sốt cao, uống hạ sốt không hạ. Nhịp tim và ô xy của con bắt đầu hạ. Các bác ra đúng lúc đó, tất cả các bác, cả bà nội. Điều dưỡng dùng khăn tẩm cồn dấp lên lưng, lên người và chân của con.
...Tay chân mẹ bắt đầu co lại, bác sỹ vào, bác H. cũng vào cõng mẹ ra. Người ấn ngực, các bác bảo mẹ thở dài ra, đừng thở ngắn. Mẹ cố gắng, cố gắng, rồi đến lúc không cố được nữa, mẹ bảo: các bác cho em vào cấp cứu, em không cố được nữa. Cả tay và chân mẹ co rúm. Khi y tá đẩy mẹ qua phòng con mẹ đã gọi: Con ơi!!! Mẹ sợ, mẹ sợ phải xa con....
Mẹ cấp cứu ở khoa ngoại, các bác hỏi sự tình, đo huyết áp, nghe tim, phổi rồi tiêm mũi can xi cho mẹ, truyền chai đường.
Bác sỹ trực hỏi mẹ sao lại bị như vậy, ăn uống tốt không? Mẹ đã gào lên, tiếng gào ai oán, đau đớn. Lúc bình tĩnh hơn mẹ đã nói: Tôi căm hận bác sỹ, tại sao không tin vào linh tính của một người mẹ, tại sao không cho con tôi tiêm đủ 7 ngày mà cứ tiêm dở dang.
Truyền xong mẹ ra ngồi thì bác dâu trách mẹ: phải biết chăm lo cho bản thân mình trước. Tao á, tao lúc nào cũng phải tao trên hết, tao phải lo cho tao trước rồi mới lo cho người khác. Sao không cho con vào Nhi ngay mà sang đây?
Mẹ đã không cần biết gì, mẹ lao ra xe bắt taxi, vâng, tất cả là tại tôi đấy, tôi đã hại con tôi rồi đấy.
Trong túi không có tiền, không điện thoại (bố con cầm hết) bác thứ 2 và bà đi cùng với mẹ, mẹ rất lo lắng cho con."...
Theo VNE
Ấm ức vì chồng giấu kín chuyện có bồ Chồng nghĩ chỉ cần cắt đứt và quay về là chứng tỏ đã tốt rồi, vì thế mỗi khi tôi nhắc đến chuyện đó là anh ấy cáu và vặc lại. Tôi 30 tuổi, lấy chồng 11 năm, có hai con một trai một gái rất ngoan, kháu khỉnh. Tuổi thơ của tôi không được may mắn khi mẹ mất sớm, bố đi...