‘Quan lớn’ Bắc Kinh ngã ngựa, lộ số tiền tham ô ‘đặc biệt lớn’
Trần Cương, cựu quan chức đầu tiên ngã ngựa trong năm 2019, từng là thành viên của Ủy ban Thường vụ thành ủy, Phó thị trưởng Bắc Kinh sẽ bị xét xử tại Nam Kinh.
Ngày 3/9, trang web chính thức của Viện Kiểm sát tối cao Trung Quốc đăng tin, Viện Kiểm sát thành phố Nam Kinh đã chính thức truy tố Trần Cương vì tội nhận hối lộ.
Tân Hoa xã tối cùng ngày 3/9 đưa tin: bản khởi tố của Viện Kiểm sát Nam Kinh cáo buộc Trần Cương đã lợi dụng tiện lợi của bản thân khi giữ các chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch thành phố Bắc Kinh, Phó thị trưởng Bắc Kinh, Ủy viên thường vụ thành ủy và phó thị trưởng Bắc Kinh để mưu cầu lợi ích cho người khác, hoặc lợi dụng các điều kiện thuận tiện được hình thành bởi chức quyền và địa vị của bản thân, thông qua hành vi của các nhân viên nhà nước khác nhằm tìm kiếm lợi ích bất hợp pháp cho người khác rồi nhận bất hợp pháp tài sản của người khác, số tiền đặc biệt lớn. Căn cứ theo pháp luật, Trần Cương phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì nhận hối lộ.
Bị cáo Trần Cương khi đương chức
Theo tư liệu công khai, Trần Cương sinh 1966, quê tỉnh Hồ Bắc, tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa, Thạc sĩ, Kỹ sư cao cấp, vào Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1988, đã phục vụ lâu dài trong hệ thống Xây dựng Đô thị Quy hoạch Bắc Kinh và được coi là “cán bộ có một tương lai đầy hứa hẹn”. Tháng 9/2002, Cương trở thành bí thư và Chủ nhiệm Ủy ban Quy hoạch thành phố Bắc Kinh. Theo cáo buộc của viện kiểm sát, Cương bắt đầu nhận hối lộ từ khi giữ vị trí này.
Trần Cương được giao chủ trì xây dựng các công trình phục vụ Đại hội Olympic Bắc Kinh 2008 và các dự án trung tâm phụ. Tháng 10 năm 2006, khi vừa tròn 40 tuổi, Cương được bổ nhiệm làm Phó thị trưởng Bắc Kinh và được bầu vào Ủy ban Thường vụ Thành ủy Bắc Kinh vào tháng 7 năm 2012. 5 tháng sau, ở tuổi 46, Trần Cương được bầu làm ủy viên dự khuyết của Ủy ban Trung ương khóa 18.
Trần Cương là quan chức thứ hai của thành phố Bắc Kinh bị khởi tố
Tháng 2 năm 2017, quan lộ của Trần Cương đột ngột thay đổi, ông ta được điều động giữ chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng “Nam thủy Bắc điều” (dẫn nước từ miền Nam lên miền Bắc) của Quốc Vụ viện. Một năm sau, vào tháng 3 năm 2018, Cương lại được chuyển đến Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc và sau đó trở thành Bí thư Ban bí thư của Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.
Video đang HOT
Ngày 6 tháng 1 năm 2019, Trần Cương đã bị Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương – Ủy ban Giám sát quốc gia điều tra và trở thành “con Hổ” cấp bộ – tỉnh đầu tiên bị hạ gục trong năm 2019. Được biết, sau khi Trần Cương bị điều tra đã xuất hiện nhiều giả thuyết về nguyên nhân ông ta ngã ngựa. Vào thời điểm đó, có ý kiến cho rằng vấn đề của Cương chủ yếu xảy ra trong thời gian giữ chức tại chính quyền thành phố Bắc Kinh; có thể có sự “quan thương cấu kết”, cũng có thể liên quan đến dự án xây dựng các công trình phục vụ Thế vận hội Bắc Kinh.
Trong một bài viết có liên quan, tạp chí Tài Tân (Caixin.com) được cho là có quan hệ chặt chẽ với Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương, cho biết Trần Cương đã phối hợp với Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Mã Kiến (người hiện đang thụ án tù) hỗ trợ doanh nhân giàu có Quách Văn Quý, ông chủ của Tập đoàn Bác Cổ hiện đang trốn ở Mỹ được vay các khoản tiền lớn và xây dựng bất hợp pháp.
Tuy hiện nay văn bản khởi tố của Viện Kiểm sát Nam Kinh chưa nêu cụ thể số lượng của cải đặc biệt lớn mà Trần Cương nhận hối lộ là bao nhiêu, nhưng trước đó, hôm 29/1/2019 trên mạng xã hội đã xuất hiện thông tin nói, qua điều tra đã phát hiện thấy Trần Cương có 164,8 tỷ NDT, hơn 60 nhà, 20 tấn vàng; ngoài ra, con trai ông ta sở hữu 207 căn hộ, nhiều siêu xe, 1 trực thăng và 1.923 món đồ cổ, thư họa đắt tiền.
Theo Ngô Tuyết (Vietnamnet)
"Người trời" dấy binh khởi nghĩa, lập vương quốc trong lòng Trung Hoa, khiến 20 triệu người chết
Trong giai đoạn cuối thời nhà Thanh, Trung Hoa rơi vào bất ổn với sự xuất hiện của người phương Tây, một phong trào nông dân nổ ra lập nên vương quốc riêng với quy mô đến hàng triệu người.
Thái Bình Thiên Quốc là cuộc khởi nghĩa có số người chết lên tới 20-30 triệu người.
Năm 1843, Hồng Tú Toàn, một nho sĩ bất mãn với xã hội phong kiến, lấy quan điểm của Thiên chúa giáo, tập hợp những người ủng hộ để chống lại nhà Thanh. Hồng Tú Toàn tự nhận mình là người được Thượng đế phong Vương cử xuống trần thế thiên hành đạo, giúp người dân chống lại nhà Thanh.
Thế lực của quân Hồng Tú Toàn rất mạnh, chỉ trong vòng chưa đầy nửa năm họ đã chiếm được hết hơn 16 tỉnh, 600 thị trấn..., làm triều đình nhà Thanh lung lay.
Lịch sử Trung Quốc coi đây là một trong những cuộc khởi nghĩa nông dân đẫm máu nhất, làm suy yếu nhà Thanh, tạo cơ hội để các nước phương Tây tùy ý kiểm soát các vùng duyên hải và áp đặt các đặc quyền thương mại trên đất Trung Hoa.
Thành lập vương quốc trong lòng Trung Hoa
Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc bắt đầu năm 1850 ở Quảng Tây. Ngày 11.1.1851, Hồng Tú Toàn tự phong mình là Thiên Vương của Thái Bình Thiên Quốc, lập ra vương quốc riêng. Cuộc khởi nghĩa được mở rộng khi 10.000 người đánh bại quân Mãn Thanh Kim Điền, một thị trấn ở Quảng Tây, Trung Quốc.
Năm 1853, quân nổi dậy chiếm được thành phố lớn là Nam Kinh, đổi tên thành Thiên Kinh, coi đây là kinh đô. Hồng Tú Toàn đã thay đổi căn phòng của đại thần Lương Giang thành Cung điện của Thiên vương.
Hồng Tú Toàn coi sứ mệnh của mình là tiêu diệt những "con quỷ", nên quân nổi dậy thừa cơ điên cuồng thiêu rụi, giết hại những người Mãn sống trong thành phố. Sử sách chép rằng có 40.000 người bị giết hại. Đàn ông bị giết trước, phụ nữ bị đưa ra ngoài thiêu sống.
Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc chỉ kéo dài 15 năm.
Ở thời điểm cao trào, Thái Bình Thiên Quốc kiểm soát khu vực miền trung và nam Trung Quốc, kiểm soát con sông Trường Giang rộng lớn, dễ dàng vận chuyển lương thực đến Nam Kinh. Từ đây, quân nổi dậy muốn vượt lên đầu nguồn, chiếm thành phố Bắc Kinh, kinh đô của nhà Thanh, nhưng thất bại.
Năm 1853, cuộc nổi dậy chững lại bởi bên trong nội bộ Thái Bình Thiên Quốc có những mâu thuẫn, các thành viên thanh trừng lẫn nhau. Xuất thân là cuộc khởi nghĩa nông dân, Thái Bình Thiên Quốc muốn tìm kiếm sự ủng hộ của tầng lớp trung lưu Trung Quốc và các thế lực phương Tây, nhưng đều thất bại.
Không nhận được sự ủng hộ sâu rộng là một trong những nguyên nhân chính khiến cuộc khởi nghĩa rơi vào bế tắc. Năm 1859, Hồng Nhân Can - một người họ hàng của Hồng Tú Toàn, được trao quyền lực, với tham vọng mở rộng vương quốc. Năm 1860, quân nổi dậy chiếm được Hàng Châu và Tô Châu, nhưng không đến được Thượng Hải. Đây là thời điểm Thái Bình Thiên Quốc bắt đầu sụp đổ.
Thế lực phương Tây bắt đầu trực tiếp can thiệp, đánh bại quân Thái Bình Thiên Quốc ở Thượng Hải. Quân Thanh sau nhiều năm tăng cường lực lượng, củng cố hàng ngũ, bắt đầu phản công mạnh mẽ, đến năm 1864 thì chiếm lại được phần lớn lãnh thổ bị mất.
Thất thủ vì sự hoang tưởng của người đứng đầu
Từ năm 1862, 10 vạn quân Thanh đã bao vây thủ phủ Thiên Kinh của Thái Bình Thiên Quốc. Đến cuối năm 1863, quân Thanh đã chiếm được hầu hết những vị trí chiến lược bên ngoài, việc Thiên Kinh thất thủ chỉ còn là vấn đề thời gian.
Nhưng Hồng Tú Toàn đến cuối cùng không chấp nhận sự thật, còn cho rằng sẽ có thiên binh từ trên trời xuống cứu mình.
Phác họa chân dung Hồng Tú Toàn.
Trong bối cảnh cạn kiệt lương thảo, Trung Vương Lý Tú Thành đưa ra đề nghị trao lại thành cho quân Thanh tìm đến một vùng đất hẻo lánh để xây dựng lại lực lượng.
Hồng Tú Toàn nghe xong nổi trận lôi đình, để lại câu nói huyền thoại trong lịch sử Trung Quốc. "Trẫm phụng chỉ của Thượng đế cùng Thiên huynh Gia Tô xuống trần, là chân chúa độc nhất của thiên hạ vạn quốc, thì có sợ gì ai? Không cần ngươi phải tấu, việc chính sự cũng không cần ngươi để ý. Ngươi muốn ra khỏi thành hay ở lại kinh sư là tùy ngươi", theo Best China News.
Nửa năm sau, chờ mãi không thấy có thiên binh xuống giúp, Hồng Tú Toàn rơi vào tình trạng ốm nặng, lựa chọn con đường tự vẫn. Đến lúc chết, Hồng Tú Toàn nói: "Dân chúng an tâm, trẫm lên thiên đường ngay, xin thiên phụ, thiên huynh sai thiên binh bảo vệ Thiên Kinh", theo Best China News.
Đương nhiên sau khi Hồng Tú Toàn quy tiên, không có thiên binh thiên tướng nào xuống cứu Thiên Kinh. Quân Thanh nhanh chóng đánh hạ thành.
Các nhà sử học, triết học Trung Quốc sau này đánh giá, Thái Bình Thiên Quốc nếu có thành công cũng kéo Trung Hoa rơi vào giai đoạn tăm tối như thời kỳ Trung Cổ. Người lãnh đạo phong trào, Hồng Tú Toàn lại là người thích an phận, hưởng lạc, không phải nhân vật có chí tiến thủ để làm nên nghiệp lớn.
Hậu quả của năm 15 năm loạn lạc gây ảnh hưởng sâu rộng. Nhiều tỉnh Trung Hoa không thể khôi phục sự phát triển cho đến đầu thế kỷ 20. Ước tính 20-30 triệu người thiệt mạng trong 15 năm nổ ra khởi nghĩa.
Theo Danviet
Ông Trump khuyên Trung Quốc tự đối phó với biểu tình ở Hồng Kông Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã gọi các cuộc biểu tình ở Hồng Kông là những cuộc bạo loạn mà Trung Quốc sẽ phải tự giải quyết. Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: Reuters "Hồng Kông là một phần của Trung Quốc, và Bắc Kinh sẽ phải tự mình đối phó với điều này", ông Trump trả lời các phóng...